Chiếc tàu bệnh viện Helgoland đã hoạt động dưới lá cờ của hội Hồng thập tự Đức ở Việt Nam từ 1966 cho tới 1972. Hình của hội Hồng thập tự Đức |
Phan Ba (theo Der Spiegel)
Thủ
tướng Đức Ludwig Erhard đã "kinh hoàng" trước lời yêu cầu của người đối
thoại. Hort Osterheld, cố vấn cho Ludwig Erhard, đã nhớ lại cái đêm 20
tháng 12 năm 1965 đó trong Tòa Nhà Trắng ở Washington, D. C.: Lính Đức,
theo ý muốn của tổng thống Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson, cần phải giúp đỡ
người Mỹ trên chiến trường Việt Nam.
Johnson biết ông
đã đưa người khách của ông vào trong tình trạng nào: Một sự tham chiến
của quân đội Đức ở Đông Dương không chỉ hết sức đáng ngờ do những quy
định của Hiến pháp Đức và Hiệp định NATO – mới hai mươi năm sau Đệ nhị
Thế chiến và một thập niên sau lần tái vũ trang, người thủ tướng hầu như
không thể nào mà đưa ra được một lệnh hành quân cho quân đội Đức.
Việc
Johnson yêu cầu thủ tướng Đức tham gia gánh vác với các tiểu đoàn quân y
và công binh có lý do riêng của tổng thống: nghị sĩ Hoa Kỳ chỉ tăng
ngân sách quốc phòng khi các đồng minh tích cực giúp đỡ lính Mỹ ở Việt
Nam. Để "thuyết phục" người Đức đồng ý với lời yêu cầu của mình, viên
tổng thống đe dọa sẽ rút một phần lớn quân đội Hoa Kỳ đang đóng ở Tây
Đức về nước nếu như Erhard từ chối.
Tàu của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đang hộ tống chiếc tàu bệnh viện trên sông Sài Gòn trong tháng 9 năm 1966. Hình của Hội Hồng thập tự Đức |
Các nhà chiến
lược của Erhard gấp rút tìm kiếm một lựa chọn khác: cần phải làm cho
người Mỹ hài lòng và đồng thời tránh được một cuộc khủng hoảng chính trị
ở trong nước. Ý tưởng cứu thoát đến từ Bộ Ngoại giao: cần phải gửi đi
một con tàu bệnh viện, để tham gia chăm sóc y tế cho người dân thường ở
Nam Việt Nam. Chính phủ Đức có thể biểu lộ lòng tốt và đồng thời không
bị nghi ngờ là muốn tham chiến bằng quân đội trong Chiến tranh Việt
Nam.
Chỉ trong vòng sáu tháng, chiếc
"Helgoland" từ một con tàu du ngoạn được cải tạo thành một bệnh viện nổi
với 150 giường bệnh, ba phòng mổ và bốn khu chuyên khoa (phẫu thuật,
nội khoa, phụ khoa và khoa chiếu tia X). Tổng cộng có 54 bác sĩ và 160 y
tá đã chăm sóc cho trên 11.000 ca bệnh nằm lại và thêm vào đó là đã
chữa trị không nằm lại cho 200.000 bệnh nhân trong phòng khám.
Chiếc tàu bệnh
viện "Helgoland" từ 1966 cho tới 1972 đã trở thành biểu tượng cho niềm
hy vọng và tình nhân đạo trong cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Được
sự đồng ý của người bác sĩ trưởng đầu tiên trên con tàu bệnh viện viện
Helgoland, Giáo sư Tiến sĩ Y khoa Heimfried-Christoph Nonnemann, Phan Ba
đã dịch quyển hồi ký của ông về thời gian hoạt động nhân đạo ở miền Nam
Việt Nam (1966/1967) với rất nhiều chi tiết thú vị cũng như đau lòng về
con người và đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian đó.
Sách đã được phát hành trên Amazon: http://www.amazon.com/dp/B00EPBTGZA
Phan Ba (theo Der Spiegel)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét