Quán nước bày bán trong sân chùa Cót. (Hình: Nguyên Lê/Người Việt) |
Nguyên Lê
Từ
lâu, người dân Hà Nội đã có thói quen chỉ đi lễ vào những ngày Mùng Một
và ngày Rằm Âm Lịch. Vì thế, hầu như các đình, chùa, đền chỉ mở cửa đón
khách hành lễ vào hai ngày này, những ngày còn lại trong tháng, nhiều
nơi mở cửa cho các quán ăn, quán nước thuê diện tích bán hàng.
Ðể hưởng ké lộc của cửa đình, cửa chùa, những quán ăn, quán nước này cũng chỉ chọn các đình, chùa để mở hàng. Nếu không mở ở đình này họ sẽ mở ở đình khác chứ nhất quyết không chịu chọn bán hàng ở những khu vực khác vì quan niệm “sợ mất lộc.”
Ðể hưởng ké lộc của cửa đình, cửa chùa, những quán ăn, quán nước này cũng chỉ chọn các đình, chùa để mở hàng. Nếu không mở ở đình này họ sẽ mở ở đình khác chứ nhất quyết không chịu chọn bán hàng ở những khu vực khác vì quan niệm “sợ mất lộc.”
Ngày nay, những quán ăn, quán nước mở cửa để bán hàng tại Hà Nội đều phải đi thuê mặt bằng với diện tích khá nhỏ.
Không
phải quán nào cũng có đủ chỗ cho khách ngồi và cả chỗ để xe. Với diện
tích rộng rãi, thoáng mát, sân đình, chùa trở thành nơi bán hàng lý
tưởng cho chủ quán. Họ vừa có một diện tích lớn để bán hàng, vừa không
mất tiền thuê đắt nên nhiều quán xá nhất quyết tìm một góc của đình,
chùa để bày bán.
Ở chùa Cót, địa chỉ 188 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà
Nội có đến ba quán nước mọc lên san sát nhau ở hai cổng chính vào chùa.
Do sân chùa khá rộng nên những quán nước này bày hàng ngay tại đây, vừa
có chỗ cho khách ngồi thoáng mát rộng rãi, vừa có chỗ để xe. Một ngày,
mỗi quán nước này kiếm được hàng chục lượt khách từ chiều đến tối.
Chủ
quán café, trà chanh Hihi cho biết: “Tôi bán hàng ở đây được một thời
gian rồi, cũng nhiều khách quen. Vì chùa có không gian trong lành,
thoáng mát lại kín đáo nên khách khá thích ngồi đây.” Khi được hỏi mỗi
tháng chủ quán có mất tiền thuê chỗ ngồi không thì anh này trả lời là có
nhưng không tiết lộ số tiền cụ thể vì “cũng chỉ mất ít thôi, vài trăm
nghìn.”
Một chủ quán nước ngay bên cạnh chia sẻ: “Chùa đóng cửa
im ỉm quanh năm, suốt tháng trừ những ngày lễ mà không mở cửa cho chúng
tôi thuê thì quá phí phạm. Chúng tôi thuê ở đây là lợi cả đôi đường rồi,
chùa vừa có tiền thuê mặt bằng mà chúng tôi cũng có chỗ để kiếm tiền
mưu sinh. Tôi đã từng mở ở ngoài vỉa hè nhưng tranh giành nhau từng mét
đất, chật chội lại thường bị công an đuổi nên ít khách. Vào đây tôi đắt
hàng hơn nên chả tội gì phải đi đâu.”
Những chủ quán này
sau một thời gian bán hàng ở cửa đình, chùa thì đều quan niệm mở hàng ở
đây là được ăn ké lộc của các quan trên nên “không dại gì phải chuyển đi
chỗ khác.” Và họ cũng chấp nhận đóng cửa ngày Mùng Một và Rằm, ngày các
đình, chùa mở cửa phục vụ khách hành hương. “Ðóng cửa hai ngày chẳng
thấm thía vào đâu, những ngày khác chúng tôi kiếm cũng đủ rồi.”
Quán bánh rán Võng Thị nổi tiếng ở Hà Nội chuyển địa điểm bán hàng từ đình đầu đường Bưởi cắt Thụy Khuê (trái) đến miếu thờ chúa Phan Thị Ngọc Ðô (phải). (Hình: Nguyên Lê/Người Việt) |
Quán
bánh rán Võng Thị nổi tiếng ở Hà Nội ngày trước mở cửa ở trước đình đầu
đường Bưởi cắt với đường Thụy Khuê, Quận Cầu Giấy, nhưng sau đó chuyển
đi chỗ khác cũng phải chọn địa điểm là miếu thờ chúa Phan Thị Ngọc Ðô
nằm ở ngõ 242 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ.
Chủ quán bánh này vừa cười vừa nói: “Ở đây, ngày Mùng Một và Rằm nhịn. Chúng tôi bán quen dưới chân quan rồi nên khi chuyển đi cũng phải chọn những nơi thờ cúng mới lấy được hên. Chúng tôi không thiếu tiền để thuê cửa hàng lớn có mặt tiền rộng nhưng bán ở đây chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn. Dù địa chỉ mới trong ngõ nhỏ khó tìm hơn trước nhưng chúng tôi vẫn đông khách, nhiều người đến muộn còn không có bánh mà ăn.”
Không biết quan niệm ăn ké lộc này của các chủ quán đúng hay không nhưng hầu như các quán dùng diện tích những nơi thờ cúng như đình, chùa vào mục đích kinh doanh đều khá đắt hàng. Quán lẩu vịt trên đường Kim Mã-Cầu Giấy cũng là một quán ăn nổi tiếng đông khách ở Hà Nội và quán này cũng thuê nguyên một đình gần đó để làm nơi giữ xe.
“Trước bạn tôi bán hàng ở ngõ Ðình Ðại, đường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng và cũng thuê một sân đình làm nơi để xe.
Sau đó bạn tôi chuyển đi chỗ khác ra mặt đường lớn, diện tích cũng rộng nhưng ngày càng mất khách, bán được một thời gian rồi dẹp tiệm luôn,” chủ quán café Hihi chia sẻ.
Trong khi các chủ quán quyết bám trụ ở các cửa đình, cửa chùa để bán hàng thì nhiều khách hành hương lại tỏ thái độ khác bức xúc. Chị Hương Lan khó chịu thắc mắc:
“Tôi không hiểu ban quản lý đình, chùa nghĩ gì mà cho các quán bán hàng như thế này. Ðây là nơi thờ cúng linh thiêng, vậy mà họ bán hàng làm bẩn cả sân chùa, cổng chùa. Mùi dầu mỡ, thức ăn của các quán ăn bay khắp nơi ám mùi khiến mỗi lần tôi đi đến chùa đều rất bực mình. Tôi cho rằng hành động lấn chiếm sân đình, chùa để thương mại là hành động rất phản cảm. Tôi đã từng phản ánh việc này đến ban quản lý của đình, chùa nhưng không được giải quyết. Tôi không hiểu họ đang nghĩ gì và làm cái gì nữa. Những người đi lễ như chúng tôi cảm thấy như đang bị coi thường.”
Chủ quán bánh này vừa cười vừa nói: “Ở đây, ngày Mùng Một và Rằm nhịn. Chúng tôi bán quen dưới chân quan rồi nên khi chuyển đi cũng phải chọn những nơi thờ cúng mới lấy được hên. Chúng tôi không thiếu tiền để thuê cửa hàng lớn có mặt tiền rộng nhưng bán ở đây chúng tôi cảm thấy thoải mái hơn. Dù địa chỉ mới trong ngõ nhỏ khó tìm hơn trước nhưng chúng tôi vẫn đông khách, nhiều người đến muộn còn không có bánh mà ăn.”
Không biết quan niệm ăn ké lộc này của các chủ quán đúng hay không nhưng hầu như các quán dùng diện tích những nơi thờ cúng như đình, chùa vào mục đích kinh doanh đều khá đắt hàng. Quán lẩu vịt trên đường Kim Mã-Cầu Giấy cũng là một quán ăn nổi tiếng đông khách ở Hà Nội và quán này cũng thuê nguyên một đình gần đó để làm nơi giữ xe.
“Trước bạn tôi bán hàng ở ngõ Ðình Ðại, đường Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng và cũng thuê một sân đình làm nơi để xe.
Sau đó bạn tôi chuyển đi chỗ khác ra mặt đường lớn, diện tích cũng rộng nhưng ngày càng mất khách, bán được một thời gian rồi dẹp tiệm luôn,” chủ quán café Hihi chia sẻ.
Trong khi các chủ quán quyết bám trụ ở các cửa đình, cửa chùa để bán hàng thì nhiều khách hành hương lại tỏ thái độ khác bức xúc. Chị Hương Lan khó chịu thắc mắc:
“Tôi không hiểu ban quản lý đình, chùa nghĩ gì mà cho các quán bán hàng như thế này. Ðây là nơi thờ cúng linh thiêng, vậy mà họ bán hàng làm bẩn cả sân chùa, cổng chùa. Mùi dầu mỡ, thức ăn của các quán ăn bay khắp nơi ám mùi khiến mỗi lần tôi đi đến chùa đều rất bực mình. Tôi cho rằng hành động lấn chiếm sân đình, chùa để thương mại là hành động rất phản cảm. Tôi đã từng phản ánh việc này đến ban quản lý của đình, chùa nhưng không được giải quyết. Tôi không hiểu họ đang nghĩ gì và làm cái gì nữa. Những người đi lễ như chúng tôi cảm thấy như đang bị coi thường.”
Nguyên Lê
0 nhận xét:
Đăng nhận xét