Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh kỳ lạ, thuộc dạng “lấy độc trị độc” trong lịch sử do trang Cracked tổng hợp.
1. Dùng kiến để khâu vết thương
Kiến Siafu gần giống với kiến lửa, sống tại vùng Đông, Trung Phi và một số vùng thuộc châu Á |
Những khu rừng rậm tại châu Phi tồn tại một loài vật rất đáng sợ,
đó là kiến Siafu, hay “kiến quân đội” (the army ants). Một đàn kiến
Siafu có thể lên tới 20 triệu con. Với số lượng lớn đi kèm sự hung hãn
cùng bộ hàm như gọng kìm vô cùng chắc khỏe, chúng có thể giết chết bất
kỳ địch thủ nào, kể cả con người.
Đáng sợ, nhưng kiến quân đội lại có một tên gọi khác, đó là “kiến phẫu thuật” (surgery ant). Thời xưa, trước khi phương pháp khâu vết thương ra đời, con người đã có ý tưởng cố định vết thương hở nhờ sự giúp sức của loài kiến này.
Đáng sợ, nhưng kiến quân đội lại có một tên gọi khác, đó là “kiến phẫu thuật” (surgery ant). Thời xưa, trước khi phương pháp khâu vết thương ra đời, con người đã có ý tưởng cố định vết thương hở nhờ sự giúp sức của loài kiến này.
Kiến sẽ được đặt lên bề mặt vết thương và chỉ cần một chút kích
thích, nó sẽ gắn chặt bộ hàm như hai gọng kìm, khiến vết thương khép
miệng. Lúc này, bạn có thể ngắt phần thân kiến, để lại và giữ nguyên
phần đầu giống như chỉ khâu, góp phần giúp vết thương nhanh liền và
không bị nhiễm trùng.
Phương pháp này có thể không hiệu quả với vết thương lớn, nhưng đối
với vết thương nhỏ thì vô cùng hữu ích. Nó vẫn được sử dụng như một
cách cấp cứu tức thời với một số nhà thám hiểm rừng rậm.
2. Chữa viêm ruột bằng… giun sán
Viêm loét ruột, trong đó có viêm ruột kết là những bệnh rất khó
chịu, khiến người bệnh luôn muốn đi tiêu, ảnh hưởng sức khỏe nghiêm
trọng nhưng lại chưa có phương pháp điều trị thực sự hiệu quả.
Các nhà khoa học Mỹ hiện đang thử nghiệm một phương pháp điều trị
mới đem lại nhiều kết quả khả quan và "bí kíp" của phương pháp này liên
quan đến… giun sán.
Sau khi thực hiện một số nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy ở lợn,
những cá thể nhiễm giun ký sinh bị tiêu chảy ít hơn. Một bệnh nhân ở Mỹ
bị viêm loét ruột nặng đã tình nguyện nuốt nhiều loại trứng ký sinh với
mong muốn mình mau khỏi bệnh. Và kết quả ngoài mong đợi, tình trạng bệnh
nhân thuyên giảm nhanh chóng, tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tiến
hành theo dõi diễn biến bệnh.
Theo giáo sư Gerard Mullin - giám đốc dịch vụ dinh dưỡng tích hợp
tại ĐH Johns Hopkins cho biết, sở dĩ giun sán có thể khiến bệnh tình
thuyên giảm là do ruột tạo ra chuỗi phản ứng, dựa trên hệ thống miễn
dịch ở người.
Khi nhiễm giun, ruột phản ứng bằng cách tiết thêm chất nhầy nhằm
chống lại các vết loét do viêm nhiễm. Ông cũng cho biết thêm, chính thói
quen tẩy giun định kỳ của loài người đã góp phần khiến số lượng người
mắc viêm ruột gia tăng.
Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đang nghiên cứu và sớm cho ra đời một
loại nước uống chứa đến hàng ngàn trứng giun tóc của lợn nhằm phục vụ
riêng cho những người bị viêm ruột. Người bệnh sẽ chỉ phải uống loại
nước này hai lần trong vòng một tháng.
Tuy nhiên, dù biết để chữa bệnh, nhưng hiếm người nào đủ dũng cảm để uống cốc nước toàn trứng giun...
3. Chữa giang mai bằng sốt rét
Giang mai là bệnh do xoắn khuẩn giang mai gây nên và chúng lây
truyền qua đường tình dục. Bệnh gây ra nhiều biến chứng, nếu ở giai đoạn
cuối có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương, thậm chí tử vong.
Ngày nay, giang mai có thể dễ dàng chữa trị không để lại di chứng
nếu được phát hiện kịp thời. Nhưng trong quá khứ, đây là căn bệnh khá
nguy hiểm và cách chữa lành bệnh cũng nguy hiểm không kém - đó là sử
dụng khuẩn sốt rét - căn bệnh có thể giết chết hàng triệu người.
Bác sĩ Wagner (áo đen ở giữa) đang xem một bệnh nhân được tiêm vi khuẩn sốt rét vào người năm 1934 |
Người đưa ra phương pháp điều trị này là một bác sĩ người Áo -
Julius Wagner-Jauregg (1857 - 1940). Tuy nhiên, ý tưởng này vấp phải
nhiều sự phản đối mạnh mẽ, bởi nhiều người cho rằng, phương pháp này
giống như việc diệt chuột trong nhà bằng… rắn độc vậy.
Tuy nhiên vào thế kỷ XX, người ta đã sớm biết giang mai là do vi
khuẩn gây nên, nhưng lại không có đủ kháng sinh để điều trị. Trong khi
đó, nếu để lâu, giang mai sẽ biến chứng vào thần kinh, dẫn đến suy thoái
não, động kinh, mất kiểm soát đường ruột, tiêu chảy… thậm chí là tử
vong. Bác sĩ Wagner đã phát hiện ra, khuẩn giang mai có thể bị tiêu diệt
bởi một cơn sốt cao và không gì tốt hơn một trận sốt rét đúng lúc.
Và cuối cùng, vào năm 1917, ông cho bệnh nhân bị giang mai mắc sốt
rét. Khuẩn sốt rét sẽ gây sốt cao, nuốt chửng xoắn khuẩn giang mai rồi
sau đó, bác sĩ điều trị căn bệnh sốt rét cho bệnh nhân. Phải nói thêm
rằng, vào thời điểm đó, giới y học đã phát triển khá thành công loại
thuốc chữa sốt rét. Nhờ vậy mà bác sĩ Wagner đã đạt giải Nobel Y học vào
năm 1927.
4. Chữa vẩy nến bằng “cá bác sĩ”
Vẩy nến là một loại bệnh ngoài da, phát bệnh do rối loạn biệt hóa
tế bào thượng bì. Bệnh có thể không gây nguy hiểm, nhưng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến thẩm mỹ và sự tự tin. Bệnh được điều trị bằng thuốc, đi
kèm phương pháp bôi kem thích hợp còn có một phương pháp khác, đó là sử
dụng “cá bác sĩ”.
Nhiều tài liệu ghi lại cho hay, những năm đầu thế kỷ XIV, có hai
anh em người Thổ Nhĩ Kỳ rất thích tắm trong vùng suối nước nóng, và họ
phát hiện một giống cá nhỏ chưa bao giờ thấy.
Sau khi tắm, cả hai đều nhận thấy triệu chứng bệnh beriberi (một
căn bệnh hệ thần kinh) thuyên giảm và dần khỏi một cách kỳ diệu. Hai
người nhận thấy, sau khi tắm, số da chết ở bàn chân đã được cá "rỉa" và
làm sạch từ bao giờ. Từ đó, việc sử dụng cá để xử lý, làm sạch nước
nhanh chóng phổ biến khắp Thổ Nhĩ Kỳ rồi du nhập vào Nhật Bản và Hàn
Quốc.
Giống cá này có tên gọi là Garra Rufa hay “cá bác sĩ”. Chúng là một
loài cá đặc biệt chỉ được tìm thấy tại các vùng phía Bắc và Trung thuộc
Trung Đông. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, người ta đã cho nhân giống loài cá này
trong các bồn nước khoáng khổng lồ, nhằm phục vụ du khách có nhu cầu
massage hoặc chữa các bệnh ngoài da.
Loài cá kì diệu này có thể sống trong vùng nước có nhiệt độ lên tới
43 độ C và không cần cho ăn. Khi khách có nhu cầu, chỉ cần buông mình
xuống hồ, giữ yên bản thân, hàng trăm chú cá lớn nhỏ sẽ đóng vai “chuyên
gia tẩy da chết và massage”, giúp loại bỏ biểu bì da chết.
Dù vẫn chưa được công nhận chính thức, nhưng có đến 87% số trường
hợp chữa bệnh cho biết họ cảm thấy khá hơn. Thậm chí, nhiều trường hợp
đã được chữa khỏi hoàn toàn. Với chi phí khoảng 3.000 USD (tương đương
62 triệu VND), hiện có hàng ngàn du khách vẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ để được
ngâm mình trong suối nước nóng và tận hưởng các phương pháp trị liệu của
“cá bác sĩ”.
Không chỉ vậy, thành phần suối nước nóng có chứa thêm selenium -
một nguyên tố hóa học làm tăng khả năng hồi phục da. Sau khi lớp vẩy nến
tấy đỏ được các “bác sĩ tý hon” tiêu diệt, hóa chất trong nước sẽ giúp
làn da nhanh chóng hồi phục, khiến bệnh ngày một thuyên giảm hơn.
Theo Trí Thức Trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét