Người tìm việc ở Sài Gòn ngày càng đông. (Hình: vlninhthuan.vieclamvietnam.gov.vn) |
Thống
kê mới nhất của các tổ chức nghiên cứu thị trường lao động cho biết, ít
nhất sáu ngành học hiện nay đã quá dư thừa: người đi học ra trường bị
thất nghiệp dài dài.Theo VNExpress, ngành kế
toán - kiểm toán đang dẫn đầu danh sách "việc làm bết" nhất hiện nay.
Trong khi nguồn cung ứng lên tới 21.4% tổng lượng người cần việc làm
trong tất cả các ngành thì nhu cầu tuyển dụng chưa tới 5%. Số người tốt
nghiệp đại học ngành này trong tháng 10 nhiều gấp bốn lần so với tháng 9
qua.
Tương tự tình trạng
trên, sinh viên tốt nghiệp các ngành nhân viên hành chính, văn phòng;
bán hàng; công nghệ thông tin; kiến trúc - công trình xây dựng; kinh tế,
quản trị kinh doanh - thương mại… cũng đều tìm không ra việc sau khi
tốt nghiệp.
Báo mạng VNExpress dẫn lời ông Trần Anh Tuấn, phó
Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực Sài Gòn cho hay, tình trạng
dư thừa lao động trong 6 ngành kể trên sẽ kéo dài từ nay đến cuối năm
2013.
Đối với một số ngành khác không được nêu trong danh sách "đen" vừa kể, tình trạng thất nghiệp không phải không xảy ra. Vẫn theo ông Trần Anh Tuấn, Sài Gòn hiện có hàng vạn sinh viên ra trường phải làm việc trái với ngành nghề đã được đào tạo, nhất là ngành y. Trong khi đó, không ít công ty có nhu cầu tuyển dụng nhưng tìm không ra người.
Ông Tuấn cho rằng, các ngành được cho là dễ tìm việc làm lâu nay cũng bị rơi vào tình trạng "lệch pha cung cầu lao động." Theo ông Tuấn, tình trạng này dễ nhận thấy ở các ngành cơ khí; điện - điện tử; công nghệ thông tin; thực phẩm…
Từ hàng chục năm qua, các Trung tâm tìm việc ở Sài Gòn đều than phiền về trình độ, năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học: thiếu quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên không đáp ứng được đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Trong một số ngành, như y dược chẳng hạn, các công ty hầu như chỉ tuyển kỹ thuật viên có trình độ trung cấp, nhưng ngành giáo dục vẫn cứ nhắm mắt cho ra trường hàng loạt dược sĩ, bác sĩ y khoa.
Một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực Sài Gòn liệt kê khoảng 10 ngành đang "khát" lao động bao gồm: điện - điện tử; công nghệ thông tin; dệt may - giày da; công nghệ thực phẩm, kinh doanh - bán hàng; truyền thông - quảng cáo - thiết kế - đồ họa; dịch vụ du lịch, nhà hàng - khách sạn; y dược…
Tuy nhiên, theo dư luận, kết luận của cuộc khảo sát nêu trên không đúng với thực tế. Rất nhiều người cho biết đã tốt nghiệp đúng các ngành đang "hot," nhưng cất công đi tìm việc lâu nay vẫn không "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng. (PL)
Đối với một số ngành khác không được nêu trong danh sách "đen" vừa kể, tình trạng thất nghiệp không phải không xảy ra. Vẫn theo ông Trần Anh Tuấn, Sài Gòn hiện có hàng vạn sinh viên ra trường phải làm việc trái với ngành nghề đã được đào tạo, nhất là ngành y. Trong khi đó, không ít công ty có nhu cầu tuyển dụng nhưng tìm không ra người.
Ông Tuấn cho rằng, các ngành được cho là dễ tìm việc làm lâu nay cũng bị rơi vào tình trạng "lệch pha cung cầu lao động." Theo ông Tuấn, tình trạng này dễ nhận thấy ở các ngành cơ khí; điện - điện tử; công nghệ thông tin; thực phẩm…
Từ hàng chục năm qua, các Trung tâm tìm việc ở Sài Gòn đều than phiền về trình độ, năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học: thiếu quá nhiều kiến thức và kinh nghiệm nên không đáp ứng được đòi hỏi của nhà tuyển dụng. Trong một số ngành, như y dược chẳng hạn, các công ty hầu như chỉ tuyển kỹ thuật viên có trình độ trung cấp, nhưng ngành giáo dục vẫn cứ nhắm mắt cho ra trường hàng loạt dược sĩ, bác sĩ y khoa.
Một cuộc khảo sát mới đây của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực Sài Gòn liệt kê khoảng 10 ngành đang "khát" lao động bao gồm: điện - điện tử; công nghệ thông tin; dệt may - giày da; công nghệ thực phẩm, kinh doanh - bán hàng; truyền thông - quảng cáo - thiết kế - đồ họa; dịch vụ du lịch, nhà hàng - khách sạn; y dược…
Tuy nhiên, theo dư luận, kết luận của cuộc khảo sát nêu trên không đúng với thực tế. Rất nhiều người cho biết đã tốt nghiệp đúng các ngành đang "hot," nhưng cất công đi tìm việc lâu nay vẫn không "lọt vào mắt xanh" của nhà tuyển dụng. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét