Bộ
Giáo dục-Đào tạo (GD&ĐT) VN vừa cấp kinh phí để lãnh đạo 6 trường
đại học sư phạm đi Nam Hàn để ‘học hỏi kinh nghiệm’. Các ‘quan giáo dục’
lại sắp có một chuyến du lịch cuối năm vui vẻ!
Các trường được cử đi nước ngoài lần này gồm những tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Mục tiêu của chuyến đi là “học hỏi mô hình đào tạo sư phạm, phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.”
Trong khi chuyến đi này, theo quan điểm của bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo VN, ông Phạm Vũ Luận, là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì các trường sư phạm phải là đầu tàu, bắt đầu từ những thay đổi trong hoạt động của nhà trường làm động lực thúc đẩy đổi mới giáo dục chung của đất nước.” (?)
“Thay đổi hoạt động hoạt động của nhà trường” là gì? Và vì sao phải thay đổi hoạt động, mà không phải là thay đổi tư duy?, phương thức đào tạo?, chương trình đào tạo?
Mới đây, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay học sinh ngồi học như một cái máy, thầy nói sao nghe vậy, không được cãi, không được tranh luận; chương trình học quá nhiều, nhưng toàn lý thuyết mà không có thực hành; học sinh phải học 2-3 ca, sáng-chiều-tối, học ở trường chưa đủ, tối tranh thủ làm bài tập. Giáo viên thì lương ‘ba cọc, ba đồng’, người có sức thì đi dạy them ở các trung tâm, hoặc mở lớp dạy thêm, một ngày cũng dạy 4-5 ca, nên không có thời gian củng cố kiến thức, làm đồ dùng dạy học, và đương nhiên các thầy cô này cũng nói như ‘cái máy’.
Một điều không kém quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo, rèn luyện con người cũng có quá nhiều lỗ hổng. Tình trạng học sinh đánh nhau, đánh thầy cô diễn ra không phải ở một nơi, mà nhiều nơi trong cả nước.
Quan trọng nhất, các trường đại học sư phạm, nơi đào tạo các thầy cô giáo tương lai cũng không nằm ngoài hệ thống giáo dục hiện nay.
Bộ Giáo dục & đào tạo VN đang chuẩn bị cho một đợt cải cách mới. Việc cử các đoàn đi ‘tham quan, học hỏi’ ở nước ngoài nằm trong chương trình cải cách này, mặc dù trước đây không thiếu các đoàn đi nước ngoài để ‘học hỏi kinh nghiệm’.
Hồi tháng Mười năm nay, một nhóm các hiệu trưởng các trường đại học của Sài Gòn sang Mỹ cũng nhằm mục đích ‘tham quan, học hỏi’. Chuyến đi chỉ kéo dài 10 ngày, và theo chương trình là đi đến các trường ở California, New York, Boston, Washington DC,... Không biết ở các điểm đến thuộc bờ Đông, các ‘thầy’ tham quan, học hỏi được gì, nhưng tại California, cụ thể là ở Orange County, vào ngày đầu tiên, các ‘thầy’ toả nhau mỗi người một nơi đi...thăm con. Người không có thân nhân để thăm thì đi shopping. Chương trình được sắp xếp rất ‘hợp lý’.
Sắp tới, có thể không phải chỉ có một đoàn các ‘quan giáo dục’ dùng ngân sách đi ‘công tác’ ở nước ngoài như chuyến đi Nam Hàn của các thầy hiệu trưởng của 6 trường đại học sư phạm, mà sẽ có nhiều đoàn khác nữa. Và chi phí chắc chắn sẽ tốn kém hơn, nếu các ‘quan’ thích đi Mỹ, Pháp, Anh Quốc,...
Liệu những chuyến đi này có đổi mới được một cách toàn diện nền giáo dục vốn đã có quá nhiều khiếm khuyết tồn tại hàng mấy thập kỷ qua, hay chỉ nhằm tạo điều kiện cho các ‘quan giáo dục’ có được những chuyến du lịch, thăm thân miễn phí?
Tracy Nguyễn
Các trường được cử đi nước ngoài lần này gồm những tỉnh, thành phố lớn: Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn. Mục tiêu của chuyến đi là “học hỏi mô hình đào tạo sư phạm, phục vụ đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.”
Trong khi chuyến đi này, theo quan điểm của bộ trưởng Bộ Giáo dục & đào tạo VN, ông Phạm Vũ Luận, là “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục thì các trường sư phạm phải là đầu tàu, bắt đầu từ những thay đổi trong hoạt động của nhà trường làm động lực thúc đẩy đổi mới giáo dục chung của đất nước.” (?)
“Thay đổi hoạt động hoạt động của nhà trường” là gì? Và vì sao phải thay đổi hoạt động, mà không phải là thay đổi tư duy?, phương thức đào tạo?, chương trình đào tạo?
Mới đây, nhiều ý kiến cho rằng hiện nay học sinh ngồi học như một cái máy, thầy nói sao nghe vậy, không được cãi, không được tranh luận; chương trình học quá nhiều, nhưng toàn lý thuyết mà không có thực hành; học sinh phải học 2-3 ca, sáng-chiều-tối, học ở trường chưa đủ, tối tranh thủ làm bài tập. Giáo viên thì lương ‘ba cọc, ba đồng’, người có sức thì đi dạy them ở các trung tâm, hoặc mở lớp dạy thêm, một ngày cũng dạy 4-5 ca, nên không có thời gian củng cố kiến thức, làm đồ dùng dạy học, và đương nhiên các thầy cô này cũng nói như ‘cái máy’.
Một điều không kém quan trọng của ngành giáo dục là đào tạo, rèn luyện con người cũng có quá nhiều lỗ hổng. Tình trạng học sinh đánh nhau, đánh thầy cô diễn ra không phải ở một nơi, mà nhiều nơi trong cả nước.
Quan trọng nhất, các trường đại học sư phạm, nơi đào tạo các thầy cô giáo tương lai cũng không nằm ngoài hệ thống giáo dục hiện nay.
Bộ Giáo dục & đào tạo VN đang chuẩn bị cho một đợt cải cách mới. Việc cử các đoàn đi ‘tham quan, học hỏi’ ở nước ngoài nằm trong chương trình cải cách này, mặc dù trước đây không thiếu các đoàn đi nước ngoài để ‘học hỏi kinh nghiệm’.
Đi công tác nước ngoài, tiện thể đi thăm thân nhân, du lịch, shopping. Hình minh hoạ. Nguồn: giaothongvantai.com.vn |
Hồi tháng Mười năm nay, một nhóm các hiệu trưởng các trường đại học của Sài Gòn sang Mỹ cũng nhằm mục đích ‘tham quan, học hỏi’. Chuyến đi chỉ kéo dài 10 ngày, và theo chương trình là đi đến các trường ở California, New York, Boston, Washington DC,... Không biết ở các điểm đến thuộc bờ Đông, các ‘thầy’ tham quan, học hỏi được gì, nhưng tại California, cụ thể là ở Orange County, vào ngày đầu tiên, các ‘thầy’ toả nhau mỗi người một nơi đi...thăm con. Người không có thân nhân để thăm thì đi shopping. Chương trình được sắp xếp rất ‘hợp lý’.
Sắp tới, có thể không phải chỉ có một đoàn các ‘quan giáo dục’ dùng ngân sách đi ‘công tác’ ở nước ngoài như chuyến đi Nam Hàn của các thầy hiệu trưởng của 6 trường đại học sư phạm, mà sẽ có nhiều đoàn khác nữa. Và chi phí chắc chắn sẽ tốn kém hơn, nếu các ‘quan’ thích đi Mỹ, Pháp, Anh Quốc,...
Liệu những chuyến đi này có đổi mới được một cách toàn diện nền giáo dục vốn đã có quá nhiều khiếm khuyết tồn tại hàng mấy thập kỷ qua, hay chỉ nhằm tạo điều kiện cho các ‘quan giáo dục’ có được những chuyến du lịch, thăm thân miễn phí?
Tracy Nguyễn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét