Làng đánh cá nghèo Svay Pak. Photo courtesy: CNN.com |
Phước An
Làng Svay Pak, một ngôi làng đánh cá nghèo ở ngoại ô thủ đô Pnom
Penh, ngày nay lại trở nên nổi tiếng là nơi mua bán nô lệ tình dục trẻ
em phát triển nhất.
Đây còn là nơi mà rất nhiều các bà mẹ trong cảnh túng thiếu nợ nần
không ngần ngại bán đi trinh tiết con gái mình. Theo ông Mark Capaldi,
một chuyên gia kỳ cựu làm việc cho Ecpat, một tổ chức chống việc bốc lột
tình dục nơi trẻ em, thì ngoài lý do nghèo hèn còn nhiều những nhân tố
khác đã biến nơi này thành trung tâm đầu não của nạn nô lệ tình dục.
Đầu tiên là việc thiếu nhân sự điều hành luật pháp, tình trạng hối
lộ và sự bất lực trong việc giải quyết nghèo đói đưa đến tệ trạng khó
tránh khỏi ở Cambốt. Phần lớn các gia đình ở làng Svay Pak gồm có nhiều
người Việt Nam định cư, sống trên những chiếc tàu đánh cá che chắn tạm
bợ và chỉ kiếm được khoảng dưới 1 đô la mỗi ngày, khiến cho họ không có
nguồn dự trữ nào khi rủi ro cần đến, như trường hợp của cô gái tên
Kieu bị mẹ bán đi lúc chỉ mới 12 tuổi để lấy tiền chữa bệnh cho người
cha bị phát bệnh lao phổi. Khi biết mình phải đi làm, Kieu không hiểu đó
là việc gì chỉ biết đầu tiên cô phải đến bệnh viện lấy giấy chứnh minh
là mình còn trinh tiết. Sau đó, cô được đưa đến khach sạn, nơi mà một
người đàn ông hãm hiếp cô trong hai ngày liên tiếp. Khi trở về, cô lại
tiếp tục được mẹ gởi đi những nhà chứa khác mà cô bị giam cầm như tù
nhân. Cuối cùng thì cô đã trốn được.
Một người chị em họ của Kieu là Sephak cũng chung số phận, bị mẹ ruột bán cho một tên Trung Hoa với giá 800 đôla lúc 13 tuổi.
Người chị họ khác là Toha sống trên chiếc tàu nhỏ không xa đó cùng
với cha mẹ và 8 anh chị em, không ai trong số này được đi học. Toha
trải qua việc bán trinh tiết năm 14 tuổi giống như Kieu và Sephak, phải
lấy chứng nhận trinh tiết trước khi bị hãm hiếp. Khi tên đàn ông đòi hỏi
cô lần nữa và trước sự thúc giục của người mẹ, Toha đã lén vào phòng
tắm cắt cổ tay tự tử, nhưng được phát hiện và cứu sống.
Những cố gái “ăn sương”. Photo courtesy: CNN |
Phóng viên của CNN đến tận ngôi làng này gặp 3 người mẹ của những
gia đình tiêu biểu trên để tìm hiểu rõ hơn sự nguồn câu chuyện thì họ
đều có cùng một lý do như nhau là hoàn cảnh nghèo khó và nợ nần chồng
chất với bọn cho vay lãi cao, luôn bị chúng đến nhà dọa nạt.
Lúc bán trinh tiết con, họ đều cho là chuyện bình thường, rất phổ
biến trong làng mặc dù giờ đây những người mẹ này cảm thấy hối hận và tự
hứa sẽ không tái phạm. Tất cả những nợ nần của họ hiện nay đều do tổ
chức bất vụ lợi Agape International Missions sắp xếp cho trả lại không
lãi suất, tổ chức này còn tìm việc làm cho các phụ nữ trên. Ông Don
Brewster cùng vợ ở California là người sáng lập ra Agape sau lần đến đây
vào năm 2009.
Về một đất nước mà Phật Giáo là nền tảng đạo lý, ông Brewster cho
biết sự suy sụp từ sau thời kỳ Pon Pốt là lý do chính, do số lớn người
trí thức bị tiêu diệt kéo theo sự suy đồi đạo lý lương tâm của văn hóa
Phật giáo, có thể nói là tất cả đã bị tẩy xóa đi theo cái chết của 2
triệu nạn nhân của Pon Pốt. Theo lời ông Pol Phie They, người chỉ huy
của ban chống tệ dịch buôn người ở Cam Bốt thì tình trạng suy đồi và ăn
hối lộ trong các giới chức địa phương gây khó khăn lớn làm cản trở công
tác này vì phần đông cảnh sát đều làm việc cho bọn buôn người. Hiện
nay, bọn chúng dùng các quán Karaoke để hoạt động trá hình và luôn di
chuyển các cô gái trẻ mỗi khi có động tĩnh. Ông Brewster khẳng định rằng
vẫn còn rất nhiều trẻ em ở làng Svay Pak là nạn nhân của những tổ chức
buôn bán trinh tiết trẻ em.
Phước An
0 nhận xét:
Đăng nhận xét