Ads 468x60px

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Việt Nam có nguy cơ thành kho rác của Trung Quốc

Thép Trung Quốc nhập cảng ồ ạt vào Việt Nam.
(Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Một số chuyên viên nghiên cứu kinh tế-thương mại Việt Nam vừa lên tiếng báo động, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến thành kho rác phế thải của Trung Quốc.
Báo Tuổi Trẻ dẫn phúc trình của ông Lê Viết Hải, phó chủ tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Việt Nam, viết tắt là VACC nói rằng, các nhà thầu Trung Quốc đã dùng con đường cung cấp thiết bị, xây lắp, vận hành sau mỗi dự án trúng thầu để tuồn máy móc công nghệ cũ. Số máy móc và cả các dây chuyền sản xuất theo công nghệ cũ này thường không đạt yêu cầu và xuống cấp rất nhanh...
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên viên kinh tế, lần đầu tiên chỉ trích các công ty có vốn nước ngoài đã làm cho tình trạng nhập siêu hàng hóa Trung Quốc của Việt Nam trầm trọng hơn lên. Theo ông, các công ty này nhập cảng máy móc cũ với giá cao, lên đến hàng triệu đôla.
Sau đó, họ báo giá cao gấp nhiều lần, để chuyển một số ngoại tệ khổng lồ ra ngoại quốc. Không chỉ làm nhà nước Việt Nam thất thu thuế, ông Thành cho rằng các công ty này đã tiếp tay với các nhà sản xuất ngoại quốc, biến Việt Nam thành bãi rác kỹ nghệ, chứa đầy những máy móc, phụ tùng lạc hậu.
Trong khi đó. theo ông Võ Trí Thành, viện phó Viện Nghiên Cứu-Quản Lý Kinh Tế Trung Ương Việt Nam, 60% cơ cấu hàng nhập cảng từ Trung Quốc vào Việt Nam là nguyên liệu để sản xuất “đầu vào.”
Ông Võ Trí Thành cho rằng, loại hàng hóa này là nguyên nhân tạo nên khoản thâm hụt thương mại khổng lồ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Còn theo ông Hồ Trung Thanh, cán bộ Viện Nghiên Cứu-Thương Mại thuộc Bộ Công Thương Cộng sản Việt Nam, Việt Nam thất bại vì không thể đi cùng thịnh vượng với “anh láng giềng nước lớn.” Theo ông, Việt Nam cần cải cách để thu hút đầu tư ngoại quốc vào ngành công nghệ cao hơn Trung Quốc, để cạnh tranh với chính hàng Trung Quốc.
Biện pháp căn cơ mà nhà nước Việt Nam phải chú trọng thực hiện, theo ông Thanh, là tạo môi trường kinh doanh tốt hơn để công ty Việt Nam nội địa thêm sức cạnh tranh, với chi phí thấp hơn trước khi tìm cách tấn công vào thị trường Trung Quốc.
Ông Hồ Trung Thanh cũng nhìn nhận rằng, cần cảnh giác trước phong trào nhập cảng ồ ạt các công nghệ cũ kỹ; các dây chuyền sản xuất gây ô nhiễm của Trung Quốc. Ông Thanh nói rằng, Việt Nam đang là một trong những “đối tượng” của làn sóng này, vô tình trở thành nơi tiêu thụ rác công nghiệp của họ. (PL)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét