Đang
hí hửng chuẩn bị đón mừng Giáng Sinh, và năm mới sắp đến, thì mấy ngày
nay người Sài Gòn chưng hửng, khi giá xăng ‘bỗng dưng’ tăng lên gần 600
đồng VN/lít, so với giá cũ.
Cụ thể là giá bán lẻ xăng RON 92 được nhiều doanh nghiệp ‘đẩy’ giá lên 24,210 đồng (tương đương hơn $1,14) một lít (giá cũ là 23,630 đồng/lít). Tính ra, xăng ở Việt Nam đắt hơn ở Mỹ. Hiện tại xăng ở Mỹ đang giảm và giá trung bình khoảng $3,27 một gallon. 1 gallon = 3,785 lít, như vậy 1 lít xăng ở Mỹ giá khoảng $0,864.
Thật ra cũng có lúc giá xăng giảm. Nhưng người ta tính được rằng cứ 6 lần giảm, thì 5 lần tăng, và giá mỗi lần tăng bằng 5 lần giảm. Kinh nghiệm nhiều lần cho thấy khi giá xăng giảm thì đừng vội mừng, vì biết rằng giảm 1, tăng 2, 3. Ví dụ giảm 200 đồng/lít, nhưng khi tăng, thì tăng tới 600 đồng/lít.
Mỗi lần tăng giá, các công ty xăng dầu lại than thở, vì ‘làm ăn thua lỗ’. Hồi đầu năm nay, Kiểm toán Nhà nước đưa ra báo cáo kiểm toán tài chính năm 2011, cho biết: Petrolimex có nhiều vấn đề như thị phần giảm, lỗ năm 2011 trên 1,400 tỷ đồng (700 triệu USD), nhưng lương nhân viên tại công ty mẹ của tập đoàn vẫn gần 21 triệu đồng/tháng (1,000 USD). Chẳng ai biết được sự thật về những con số ‘mập mờ’ và chuyện kinh doanh của các công ty xăng dầu quốc doanh.
Đừng nghĩ xăng tăng giá vài trăm đồng/lít ‘chẳng đáng là bao’, mà thật ra nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân nghèo, ‘đánh’ thẳng vào sinh hoạt, bữa cơm hàng ngày của họ. Ví dụ, chi phí đi lại sẽ tăng (do xe chạy bằng xăng), giá thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cũng tăng (giá này bao gồm chi phí vận chuyển), và nhiều thứ khác. Mọi thứ đều tăng, nhưng thu nhập vẫn y nguyên.
Vì vậy, khi giá xăng tăng, người ta đặt ra những câu vè:
Giật mình kháo nhau chuyện nhà xăng,
Bảo: Sao không đổ lúc chưa tăng?
Hiệp đồng ban bộ, thông tin ém,
Hoãn binh, đại lý báo hết hang.
Giảm 1 tăng 3 thành thông lệ.
Bình ổn vĩ mô chuyện chợ làng?
Trăm thứ thi đua cùng tăng giá.
Thây kệ dân tình dạ hoang mang...
Cách đây không lâu, lãnh đạo Bộ Tài chính phát biểu trên báo chí rằng sẽ không tăng giá xăng cho đến hết năm 2013, ổn định ‘kinh tế vĩ mô.’ Nhưng nói thì nói, tăng cứ tăng. Người dân bây giờ chẳng còn tin vào những lời nói, lời hứa nữa, vì các vị toàn ‘nói một đàng, làm một nẻo’.
Chuyện VN ‘nói một đàng, làm một nẻo’, không chỉ trong chuyện xăng dầu, mà hầu như đã thành cái ‘lệ’, trong bất cứ chuyện gì, khiến cả thế giới đều...sợ. Họ kể như sau:
“Cả thế giới phải sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Thế nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm xong mới nói. Vậy người Nhật sợ ai? Người Nhật sợ người Trung Quốc, vì Trung Quốc không nói, mà làm. Tuy vậy, người Trung Quốc lại sợ nhất Việt Nam, vì Việt Nam nói một đàng, mà làm một nẻo. Đỡ không kịp!”
Năm Còm (Sài Gòn)
Cụ thể là giá bán lẻ xăng RON 92 được nhiều doanh nghiệp ‘đẩy’ giá lên 24,210 đồng (tương đương hơn $1,14) một lít (giá cũ là 23,630 đồng/lít). Tính ra, xăng ở Việt Nam đắt hơn ở Mỹ. Hiện tại xăng ở Mỹ đang giảm và giá trung bình khoảng $3,27 một gallon. 1 gallon = 3,785 lít, như vậy 1 lít xăng ở Mỹ giá khoảng $0,864.
Thật ra cũng có lúc giá xăng giảm. Nhưng người ta tính được rằng cứ 6 lần giảm, thì 5 lần tăng, và giá mỗi lần tăng bằng 5 lần giảm. Kinh nghiệm nhiều lần cho thấy khi giá xăng giảm thì đừng vội mừng, vì biết rằng giảm 1, tăng 2, 3. Ví dụ giảm 200 đồng/lít, nhưng khi tăng, thì tăng tới 600 đồng/lít.
Mỗi lần tăng giá, các công ty xăng dầu lại than thở, vì ‘làm ăn thua lỗ’. Hồi đầu năm nay, Kiểm toán Nhà nước đưa ra báo cáo kiểm toán tài chính năm 2011, cho biết: Petrolimex có nhiều vấn đề như thị phần giảm, lỗ năm 2011 trên 1,400 tỷ đồng (700 triệu USD), nhưng lương nhân viên tại công ty mẹ của tập đoàn vẫn gần 21 triệu đồng/tháng (1,000 USD). Chẳng ai biết được sự thật về những con số ‘mập mờ’ và chuyện kinh doanh của các công ty xăng dầu quốc doanh.
Đừng nghĩ xăng tăng giá vài trăm đồng/lít ‘chẳng đáng là bao’, mà thật ra nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người dân nghèo, ‘đánh’ thẳng vào sinh hoạt, bữa cơm hàng ngày của họ. Ví dụ, chi phí đi lại sẽ tăng (do xe chạy bằng xăng), giá thực phẩm, đồ dùng sinh hoạt cũng tăng (giá này bao gồm chi phí vận chuyển), và nhiều thứ khác. Mọi thứ đều tăng, nhưng thu nhập vẫn y nguyên.
Người dân mua xăng với giá mới trên đường Xuân Thủy (Hà Nội). Nguồn hình: Vnexpress |
Giật mình kháo nhau chuyện nhà xăng,
Bảo: Sao không đổ lúc chưa tăng?
Hiệp đồng ban bộ, thông tin ém,
Hoãn binh, đại lý báo hết hang.
Giảm 1 tăng 3 thành thông lệ.
Bình ổn vĩ mô chuyện chợ làng?
Trăm thứ thi đua cùng tăng giá.
Thây kệ dân tình dạ hoang mang...
Cách đây không lâu, lãnh đạo Bộ Tài chính phát biểu trên báo chí rằng sẽ không tăng giá xăng cho đến hết năm 2013, ổn định ‘kinh tế vĩ mô.’ Nhưng nói thì nói, tăng cứ tăng. Người dân bây giờ chẳng còn tin vào những lời nói, lời hứa nữa, vì các vị toàn ‘nói một đàng, làm một nẻo’.
Chuyện VN ‘nói một đàng, làm một nẻo’, không chỉ trong chuyện xăng dầu, mà hầu như đã thành cái ‘lệ’, trong bất cứ chuyện gì, khiến cả thế giới đều...sợ. Họ kể như sau:
“Cả thế giới phải sợ người Mỹ vì người Mỹ đã nói là làm. Thế nhưng người Mỹ lại sợ người Nhật vì người Nhật làm xong mới nói. Vậy người Nhật sợ ai? Người Nhật sợ người Trung Quốc, vì Trung Quốc không nói, mà làm. Tuy vậy, người Trung Quốc lại sợ nhất Việt Nam, vì Việt Nam nói một đàng, mà làm một nẻo. Đỡ không kịp!”
Năm Còm (Sài Gòn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét