Bà Nguyễn Thị Mai, 50 tuổi, đang khuân bao hàng nặng 50kg, việc quen làm mỗi ngày để mưu sinh. (Hình: Báo Tuổi Trẻ) |
Bộ
Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội Cộng Sản Việt Nam vừa ra thông tư cấm phụ
nữ làm việc 77 ngành nghề. Thông tư này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể
từ ngày được thông báo chính thức, 15 tháng 12, 2013.
Báo Tuổi Trẻ trích
dẫn danh sách liệt kê 77 công việc mà phụ nữ ở Việt Nam không được làm,
theo điều 160 của luật Lao động vì cho đó là việc nặng nhọc. Lâu nay,
những nghề này được coi là “gánh nặng chỉ dành cho nam giới,” chẳng hạn
như nghề nấu chảy, rót kim loại nóng chảy ở các lò nấu kim loại; cán kim
loại; hàn thùng; khoan, nổ mìn; bảo quản, lắp, dựng, sửa chữa cột
antenne; đào giếng; lái xe cơ giới hạn nặng như máy xúc, máy ủi; đi
biển; khai thác tổ yến; lái xe lửa; vận hành tàu hút bùn; khuân vác trên
50kg trở lên; vận hành máy hồ, máy nhuộm; lái máy kéo nông nghiệp công
suất 50 mã lực trở lên; mổ tử thi, liệm, mai táng người chết, bốc cốt...
Danh
sách này còn liệt kê trên 30 ngành nghề tuy nhẹ nhưng độc hại, cấm phụ
nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hành nghề. Những ngành
nghề này bao gồm việc có thể tiếp xúc với nguồn phóng xạ, trong môi
trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất độc, v.v...
Thông tư nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12, 2013, đã làm bùng nổ dư luận phản đối. Một số phụ nữ đang làm vài ngành nghề bị cấm nói đây là thông tư gây bất lợi cho nữ giới. Phó chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng Sài Gòn - Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng “không thể một sớm một chiều cấm đoán ngay lập tức”, theo nội dung thông tư nói trên. Bà Bích Thủy còn tiên đoán rằng, thông tư có thể sẽ vấp phải sự chống đối của người lao động lẫn người sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa một văn bản của nhà nước.
Còn theo ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật Gia Sài Gòn, dân số phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay khoảng 23 triệu người, chiếm gần 70% dân số. Vì vậy, theo Luật Sư Hậu, việc thu hẹp ngành nghề hoạt động dành cho nữ sẽ gây khó khăn cho họ - một lực lượng cần được trợ giúp nhiều hơn, thay vì cấm đoán. Ông Hậu còn khẳng định rằng, nếu vẫn ép cả một xã hội phải khư khư áp dụng thông tư này thì hẳn sẽ dẫn đến tình trạng “luật có, nhưng không được tuân thủ” trong thực tế.
Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, đã có luật được ban hành hồi năm 1986 tức gần 30 năm trước đây, cấm phụ nữ làm việc 16 ngành nghề. Tuy nhiên, luật này không khả thi, bị trôi vào quên lãng. Vì vậy, trong thực tế, người ta vẫn thấy phụ nữ làm những việc bị cấm, như cạy đá trên núi; tẩm da, muối da; chế biến lông vũ; nạo vét cống ngầm; khuân vác nặng...
Tuổi Trẻ dẫn tâm sự của bà Ðoàn Thị Thẩm, cán bộ trung tâm giám định pháp y tỉnh Cao Bằng cho biết, bà đã thật sự gắn bó với việc mổ tử thi hàng chục năm qua. Bà Thẩm không nhớ đã mổ bao nhiêu tử thi, và chưa bao giờ thấy rằng đó là công việc quá sức đối với phụ nữ. Một thiếu nữ 18 tuổi, tên Hoàng Thị Vân, quê quán ở Nghệ An đang làm nghề kéo cá tại chợ Bình Ðiền tỏ ra thất vọng khi được tin sẽ phải ngừng việc tại đây.
Vân nói: “Tôi làm mỗi ngày từ 1 giờ sáng đến 6 giờ sáng, kéo khoảng 80kg mỗi chuyến, kiếm được 200,000 đồng, tương đương 10 đôla mỗi ngày là rất bình thường.” Theo cô, nếu bị sa thải, cô sẽ phải về quê làm ruộng, không còn giúp gì được bố mẹ và bốn đứa em thơ.
Một bà chủ vựa ở khu nhà lồng chợ cá Bình Ðiền, Long An cũng cho biết, đang thuê gần 30 nữ nhân viên làm những việc bị cấm. Bà này nói rằng sẽ hết sức bất công nếu buộc phụ nữ phải nghỉ việc để nhường lại cho đàn ông, vốn không làm giỏi và thạo việc bằng họ. (P.L.)
Thông tư nói trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12, 2013, đã làm bùng nổ dư luận phản đối. Một số phụ nữ đang làm vài ngành nghề bị cấm nói đây là thông tư gây bất lợi cho nữ giới. Phó chủ tịch Liên Ðoàn Lao Ðộng Sài Gòn - Nguyễn Thị Bích Thủy cho rằng “không thể một sớm một chiều cấm đoán ngay lập tức”, theo nội dung thông tư nói trên. Bà Bích Thủy còn tiên đoán rằng, thông tư có thể sẽ vấp phải sự chống đối của người lao động lẫn người sử dụng lao động, dẫn đến tình trạng vô hiệu hóa một văn bản của nhà nước.
Còn theo ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật Gia Sài Gòn, dân số phụ nữ trong độ tuổi lao động ở Việt Nam hiện nay khoảng 23 triệu người, chiếm gần 70% dân số. Vì vậy, theo Luật Sư Hậu, việc thu hẹp ngành nghề hoạt động dành cho nữ sẽ gây khó khăn cho họ - một lực lượng cần được trợ giúp nhiều hơn, thay vì cấm đoán. Ông Hậu còn khẳng định rằng, nếu vẫn ép cả một xã hội phải khư khư áp dụng thông tư này thì hẳn sẽ dẫn đến tình trạng “luật có, nhưng không được tuân thủ” trong thực tế.
Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, đã có luật được ban hành hồi năm 1986 tức gần 30 năm trước đây, cấm phụ nữ làm việc 16 ngành nghề. Tuy nhiên, luật này không khả thi, bị trôi vào quên lãng. Vì vậy, trong thực tế, người ta vẫn thấy phụ nữ làm những việc bị cấm, như cạy đá trên núi; tẩm da, muối da; chế biến lông vũ; nạo vét cống ngầm; khuân vác nặng...
Tuổi Trẻ dẫn tâm sự của bà Ðoàn Thị Thẩm, cán bộ trung tâm giám định pháp y tỉnh Cao Bằng cho biết, bà đã thật sự gắn bó với việc mổ tử thi hàng chục năm qua. Bà Thẩm không nhớ đã mổ bao nhiêu tử thi, và chưa bao giờ thấy rằng đó là công việc quá sức đối với phụ nữ. Một thiếu nữ 18 tuổi, tên Hoàng Thị Vân, quê quán ở Nghệ An đang làm nghề kéo cá tại chợ Bình Ðiền tỏ ra thất vọng khi được tin sẽ phải ngừng việc tại đây.
Vân nói: “Tôi làm mỗi ngày từ 1 giờ sáng đến 6 giờ sáng, kéo khoảng 80kg mỗi chuyến, kiếm được 200,000 đồng, tương đương 10 đôla mỗi ngày là rất bình thường.” Theo cô, nếu bị sa thải, cô sẽ phải về quê làm ruộng, không còn giúp gì được bố mẹ và bốn đứa em thơ.
Một bà chủ vựa ở khu nhà lồng chợ cá Bình Ðiền, Long An cũng cho biết, đang thuê gần 30 nữ nhân viên làm những việc bị cấm. Bà này nói rằng sẽ hết sức bất công nếu buộc phụ nữ phải nghỉ việc để nhường lại cho đàn ông, vốn không làm giỏi và thạo việc bằng họ. (P.L.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét