Hồ Đinh (Mường Giang) |
Mường
Giang
Nam Vang thất thủ trước Sài Gòn mười
ba ngày (17-4-1975). Ðể chiếm thủ đô, Polpot đã ra lệnh cho Khmer đỏ, pháo kích
bừa bãi dã man vào thành phố, gây thương vong nhiều người vô tội, tại các khu
vực đông dân cư, làm tê liệt phi trường Pochentung. Vì vậy Ðại sứ Mỹ là John
Gunther và tổng thống Lonnol (kẻ đã ra lệnh cáp duồng hằng vạn Việt Kiều tại
Kampuchia năm 1970), nếu không nhanh chân bò lên trực thăng vù ra biển, chắc
cũng đã bị Polpot phanh thây như triêu người dân Miên khác bị kẹt
lại.
Ngay khi chiếm được nước, các lãnh tụ
Miên đỏ đã bất chấp luân thường đạo lý , ra lệnh tàn sát gần hết đồng bào mình,
một cách rùng rợn. Hành động trên đã làm cho thế giới văn minh của nhân loại, dù
ở tận phương trời góc biển, đã phải xanh mặt, tím ruột, khi được đối diện với
mặt thật của những hung thần cọng sản quốc tế, qua hình ảnh của thảm kịch ‘ The
Killing Fields (Những cảnh đồng xác người ). Ngoài ra theo lệnh chủ mới là Tàu
Cộng, Polpot trả ơn Việt Cộng, chủ củ cũng là kẻ đã cưu mang chúng từ khi còn
trong trứng nước, tới hồi lớn mạnh, bằng cách tấn công biên giới, biển đảo, để
mong chiếm lại miền Thủy Chân Lạp của 300 về trước, đã bị VN tới khai thác khi
bị bỏ hoang.
Polpot cũng đã mở màn cho cuộc chiến
Ðông Dương lần thứ III (1975-1990), bằng lệnh khai hỏa vào chiếc tàu buôn của Mỹ
tên Mayaguez, trong lúc đang bỏ neo ngoài khơi hai đảo Kohtang và Poulo Wai (Ðảo
Trọc), nguyên là lãnh thổ của VN, nằm trong vịnh Phú Quốc, bị Khmer đó chiếm sau
tháng 4-1975.
Ngay khi bị lực lượng người Nhái của
Polpot tấn công, thuyền trưởng chiếc tàu buôn trên, đã đánh khẩn điện về nước để
cầu cứu và đã được chính Tổng Thống Mỹ lúc đó là Ford, ra lệnh cho TQLC cùng
Không quân, đang ở căn cứ Utapao (Thái Lan), đến giải thoát họ. Nhưng Polpot
khôn ranh, đã ra lệnh cho kéo chiếc tàu trên cùng thủy thủ đoàn 37 người, về
giam tại hải cảng Kompong Som, trước khi TQLC Mỹ dùng trực thăng, đổ bộ lên đảo
Poulo Wai, sáng ngày 15-5-1975.
Một trận ác chiến sau đó, đã xảy ra
trên đảo Kohtang, giữa TQLC và quân Khmer đỏ. Kết quả có hai trực thăng Mỹ chở
quân bi bắn hạ và ngay cả TQLC cũng bị vây khổn trong trận địa. Ðể giải vây quân
tiếp viện cũng như chiếc tàu buôn đang bị bắt, lần nữa TT Ford ra lệnh cho KQ
tại Thái Lan, oanh tạc Nam Vang và hải cảng Kompong Som, phá hủy nhiều máy bay
Mig của Trung Cộng vừa viện trợ, đồng thời đốt rụi nhà máy lọc dầu duy nhất của
Kampuchia tại hải cảng Sihanouk. Thấy Hoa Kỳ làm dữ quá, Polpot giả vờ đổ thừa
cho địa phương vì phương tiện truyền tin eo hẹp, nên không nhận được lệnh Trung
Ương, rồi ra lệnh thả chiếc tàu buôn cùng thủy thủ. Ngoài ra TQLC cũng được lệnh
rút khỏi đảo Kohtang, bỏ lại xác hai chiếc trực thăng. Trong trận chiến này, có
15 binh sĩ Mỹ tử thương trong khi đụng độ.
Vụ tàu buôn Mỹ Mayaguez bị tấn công
và 15 TQLC bỏ mạng, trên đường hồi hương, được Ford cùng báo chí giữ kín. Người
Mỹ muốn gì khi im lặng hay thật sự đã nhìn thấy trước, cảnh huynh đệ tương tàn
trong các đảng cọng sản đệ tam quốc tế. Sau này qua các tài liệu đã giải mật,
được Ford giải thích : ‘ Ðó là sự
châm ngòi cho ý nghĩa mới. Một cơ hội để cho các đảng cộng sản anh em tự thanh
toán lẫn nhau, dọn đường cho tư bản trở lại Ðông Dương và Ðông Nam Á ‘.Cuối cùng Hoa Kỳ đã tiên đoán đúng. Từ
thập niên 90 về sau, chẳng những các nước Ðông Dương, mà ngay cả Trung Cộng,
Liên Bang Nga lẫn Bắc Hàn, đều trải thảm đỏ, mở cửa rộng, để quỳ đón Âu Mỹ,
Nhật, Triều Tiên.. đem đô la vào cứu đảng.
1- POLPOT THEO TRUNG CỘNG, PHẢN VIỆT CỘNG
:
Theo các tài liệu hiện hành, ta biết
đảng cọng sản Cam Bốt được thành lập vào tháng 9-1951, qua danh xưng ‘ Ðảng Nhân
Dân Cách mạng Khmer “Khmer People ‘s Revolutionary Party” thường viết tắt là
KPRP. Polpot tên thật là Saloth Sar, người Việt gốc Miên. Trong thời gian du học
tại Pháp, qua sự móc nối của một đảng viên VC tên Phạm văn Bá, từng hoạt đông
tại Nam Vang, nên Polpot gia nhập đảng KPRP năm 1953. Hiệp định về Ðông Dương,
ký tại Geneve 1954, ra lệnh cho đảng này giải tán. Do đó hơn 2000 đảng viên KPRP
phải tập kết tới Hà Nội. Chính sự tan rã của đảng cọng sản Miên, là nguyên cớ
sau này để Polpot vin vào lên án VC đã bán đứng đồng chí, khi cuôc chống Pháp
của hai đảng đã đạt được thành công.
Tuy nhiên dù bị cấm đoán, cọng sản
Miên vẫn âm thầm hoạt động lén lút, dưới sự lãnh đạo của Shieu Hang và Ton
Samouth. Từ tháng 7-1962, Polpot mới được cử làm Bí thư đảng, hoạt động chung
với Ieng Sary và Son Sen. Bắt đầu từ năm 1965 trở về sau, Mỹ ào ạt đổ quân vào
Nam VN, làm cường độ chiến tranh càng lúc càng gia tăng. Tai Miên, ngoài mặt
Sihanouk mang chiêu bài trung lập, nhưng đã gần như công khai để cọng sản Bắc
Việt sử dụng lãnh thổ xứ chùa Tháp, làm căn cứ điạ dưỡng quân, đồn trú, lánh nạn
và trực tiếp nhận viện trợ của khối cọng sản, tại hải cảng Sihanoukville. Mục
đích cũng chỉ để trục lợi mà thôi. Trong giai đoạn này, Bắc Việt đã lập một đơn
vị đặc nhiệm, gọi là P36 chuyên huấn luyện bộ đội Khmer đó của Polpot, cũng như
ngăn cản không cho đụng chạm tới quân đội Hoàng gia Cam Bốt của ông Hoàng
Sihanouk.
Năm 1970, lợi dụng Sihanouk xuất
ngọai, tướng Lonnol và Hoàng thân Sirik Matak làm cuộc đảo chánh và đón quân Mỹ
vào. Nhờ vậy gần như tất cả các căn cứ địa của bộ đội Bắc Việt và Khmer đỏ, trú
đóng trên đất Miên bị tiêu diệt bởi Mỹ giội bom và các cuộc hành quân Toàn
Thắng, của liên quân Hoa Kỳ-VNCH.
Trước nguy cơ bị tiêu diệt, lần nữa
hai đảng cọng sản anh em lại hợp tác để sống còn. Rồi lợi dụng tiếng tăm của
Sihanouk, Bắc Việt dụ dỗ tuyên truyền dân chúng Miên gia nhập bộ đội, giúp cho
lực lượng Khmer đỏ lên tới 30.000 quân. Tất cả đều do Hà Nội cưu mang, từ huấn
luyện cho tới trang bị và tiếp tế. Trong những lần đụng độ với quân của Lonnol,
bộ đội Bắc Việt luôn đi đầu hứng đạn, còn lính của Polpot thi đi sau, nếu thắng
thì đòi chia chiến lợi phẩm. Ngược lại khi bộ đội Bắc Việt thua trận, quân
Polpot lập tức bỏ chạy hay ác hơn là bắn lén sau lưng. Tình đồng chí của cọng
sản là vậy đó.
Năm 1972, Polpot nghe lời dụ của cáo
già Kissinger hợp mật. Nhưng đây chỉ là kế ly gian của Mỹ, nhằm gây rạn nứt giữa
hai đảng cọng sản. Vì sau đó Mỹ đã oanh tạc từ 257-465 tấn bom xuống tàn phá gần
hết các căn cứ của quân Khmer đỏ, rồi phao tin là Hà Nội đã chỉ điểm. Ðòn chí tử
này đã khiến Polpot trở mặt chống Bắc Việt từ đó nhưng ngoài mặt thì giả vờ liên
minh hợp tác.
Tháng 8-1974 Polpot hạ sát 71 đảng
viên cong sản Miên thân Hà Nội. Tiếp theo vào tháng 9 cùng năm có 100 người khác
cùng chung số phận. Nhưng trong số này có 2 người còn sống sót tên Hemsamin và
Yospor trốn thoát tới Bắc Việt. Chưa hết, có 2 phóng viên Bắc Việt bị giết tại
Kampong Chàm và trọn một phái đoàn của MTGPMN, từ Mỹ Tho vào tham quan vùng xôi
đậu trong Ðồng Tháp Mười nhưng lại lạc qua Miên, bị Khmer đỏ phục kích hạ sát.
Thêm vào đó, đã có hàng vạn Việt kiều bị Khmer đỏ cáp Duồng. Tất cả Hà Nội đều
biết, nhưng vẫn im lặng, đã vậy Bắc Bộ Phủ còn nỗ lực giúp cho Polpot chiếm được
Kampuchia và Nam Vang vào ngày 17-4-1975. Ngoài ra để che dấu sự thật, mục đích
phỉnh gạt đồng bào, lừa bịp dư luận thế giới, hằng ngày hai đảng vẫn ra rả lập
đi lập lại những từ ngữ hào nhoáng tuyên truyền như ‘ Ðoàn kết vĩ đại, tình hữu
nghi anh em cách mạng Cam Bốt-Việt Nam bất diệt.. ’ ’ ’ Cuối cùng ngày
12-4-1975, Ieng Sary chính thức yêu cầu Trung Cộng, trực tiếp viện trợ cho
Kampuchia mà không cần VN trung gian như từ
trước.
Ðể mở màn cho bi kịch máu đã tới lúc
chín mùi, ngày 4-5-1975, Polpot ra lệnh tấn công hai đảo Thổ Châu và Phú Quốc.
Quân Khmer đỏ chém giết dã man hằng ngàn đồng bào vô tội, cướp của đốt nhà và
trước khi rút, đã bắt 500 người VN, đa số là đàn bà con gái. Ðể trả đủa, ngày
18-5-1975, VC huy động hải lục không quân, tái chiếm hai đảo trên và đảo Pulau
Wai mà Miên đã chiếm từ trước, bắt giữ 300 tù binh. Thấy VN làm dữ, Polpot lại
xuống giọng. Rồi thì màn kịch đồng chí đồng đảng, được hai nước tô son trét phấn
trở lại hằng ngày trên đài, trên báo, khi Mười Cúc-Nguyễn Văn Linh dẫn phái đoàn
sang Cam Bốt thăm viếng xã giao ngày 2-6-1975. Ngược lại, Polpot cùng Ieng Sary
và Noun Chen, trên đường sang chầu Trung Cộng, đã ghé Hà Nội để đáp lễ vào ngày
12-6-1975.
Tại Trung Cộng, tình hình nội bộ đảng
cọng sản biến chuyển mạnh, sau khi Mao Trạch Ðông chết. Ðêm 6-10-1976, Hoa Quốc
Phong, Diệp Kiếm Anh và Uông Ðông Hưng.. ra lệnh cho đơn vị đặc nhiệm tại Bắc
Kinh 2341, bất thần tấn công, bắt trọn ổ Tứ Nhân Bang gồm Giang Thanh, Trương
Xuân Kiều, Vương Hồng Văn và Diệu Văn Nguyên.. rồi tôn Ðặng Tiểu Bình lên ngôi
hoàng đế đỏ, dù Hoa Quốc Phong vẫn là Tổng Bí Thư đảng bù nhìn. Ðặng công khai
ủng hộ Polpot, bất chấp dư luận thế giới đang nguyền rủa tên sát nhân và khmer
đỏ. Từ đó qua chỗ dựa chắc chắn, Polpot theo hẳn Trung Cộng, cắt đứt liên hệ với
VC. Về nước, Polpot ra lệnh hạ sát hơn 10.000 đảng viên, tại Trung tâm thẩm vấn
Tuol Sleng ở Nam Vang, vì họ bị nghi là thân với Hà Nội. Máu của đồng bào hai
nước tiếp tục chảy hằng ngày, trong lúc hai cái loa của hai đảng, vẫn không ngớt
ca tụng, tuyên truyền tình hữu nghi thắm thiết, một cách trơ trẽn và lố bịch,
khiến cho ai nghe cũng muốn lợm giọng.
Cuối tháng 3-1977, sau khi đã thanh
trừng hết tay chân của Hà Nội, Polpot ban hành nghị quyết 870, công khai chống
VN, ra lệnh tàn sát Việt kiều tại đất Miên, đồng thời tấn công các tỉnh biên
giới.
Ngày 30-4-1977, trong lúc Bắc Bộ Phủ
từ trên xuống dưới, đang mở đại tiệc ăn mừng chiến thắng cướp được VNCH, thì từ
Hà Tiên, Châu Ðốc, An Giang, Ðồng Tháp lên tới Tây Ninh.. hằng chục sư đoàn
Khmer đỏ, vượt biên giới tấn công vào các làng xã của VN. Giống như quan thầy
Trung Cộng, lính Miên đỏ hung dữ dã man chưa từng thấy, qua hành động giết người
rồi chặt đầu, mổ bụng, phanh thây và cắt bỏ các cơ quan sinh dục của nận nhân.
Sau đó đốt sạch nhà cửa và bắt hết trâu bò, heo ngựa của người Việt đem về Căm
Bốt. Do sợ Trung Cộng, nên Hà Nội vẫn im lặng nhưng khắp nước đồng bào đều lên
tiếng phản đối, cả tờ báo Quân Ðội Nhân Dân cũng lên tiếng đòi chính phủ trả
đũa. Do trên, Bắc Bộ Phủ đã ra lệnh cho A37 oanh tạc, rượt đuổi quân Miên chạy
về bên kia biên giới.
Tháng 8-1977, tờ Cờ Ðỏ của Polpot
(Democratic Kampuchia Advance), cho phát hành một bản đồ nước Căm Bốt mới, không
theo đường ranh Bravie củ. Bản đồ này, ngoài lãnh thổ nước Kampuchia hiện hữu,
còn bao gồm tất cả các hải đảo của VN và Nam Phần, mà Polpot gọi là Thuỷ Chân
Lạp. Việc này vào tháng 2-1992, quốc hội Trung Cộng cũng đã ban hành phổ biến
một bản đồ của nước Tàu mới, trong đó hải phận Trung Hoa chạy dọc suốt bờ biển
VN, Thái Lan, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei và Philippine. Như muốn đổ dầu vào lò
lửa đang ngùn ngụt cháy, Ðặng Tiểu Bình, Hoa Quốc Phòng.. và đảng cọng sản Tàu,
công khai cổ võ hành động Polpot chống lại VN.
Trước nổi cô đơn thê thiết vì bị Mỹ
ngoảnh mặt, Tàu bỏ rơi, thế giới lợm giọng, đàn em Polpot phản bội và dân chúng
miền Nam ù lì thụ động bất hợp tác. Vì vậy với bản chất lật lọng, quen chịu làm
đầy tớ bất cứ ai nếu có lợi cho đảng và cá nhân. Nên VC lại chạy sang quì lạy
Liên Xô, chịu gia nhập khối kinh tế Comecon và trên hết cho hải quân Nga vào các
hải cảng Ðà Nẳng, Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu. Ngày 6-6-1977, một phái đoàn
quân sự Nga tới thăm Hà Nội. Tháng 10-1977, VC cho chở một số lớn chiến lợi phẩm
tịch thu của VNCH từ tháng 4-1975 gồm phi cơ, chiến xa, đại pháo.. sang bán cho
Ethiopie, một quốc gia Bắc Phi, nói là để lấy tiền trả nợ cho Trung Cộng . Cũng
từ đó, VC công khai làm chư hầu Liên Xô, nên được đàn anh viện trợ cho một số
quân dụng cũ, gồm 2 tàu ngầm, một khu trục hạm, 4 phi đội MIG 21 cùng với đoàn
cố vấn Nga đông đảo. Như vậy thế chân vạc của cọng đảng trong cuộc chiến Ðông
Dương lần thứ III đã thành hình. Một bên gồm Liên Xô-VC-Lào cộng. Phe kia có
Trung cộng và Khmer đó. Người Mỹ đứng giữa đâm thọc cả hai phía, để giật dây
cũng như đổ thêm dầu vào đám cháy đang rực lửa. Ðó cũng là lối trả thù quý phái
của bọn tư bản nhà giàu, trong canh bạc bịp, được coi như lớn nhất thế kỷ
XX.
Ngày 24-9-1977, Khmer đỏ lại vượt
biên tấn công Tây Ninh, phanh thây xé xác hằng trăm đồng bào vô tội. Lần này Bắc
Bộ Phủ lột chức Trần Văn Trà, cho Lê Ðức Anh thay thế. Một ký giả Hung Gia Lợi
tên Sandor Giory đã tới tận hiện trường quay phim, chụp hình nhưng bị công an
tịch thu phim máy. Ðã vậy, 4 ngày sau cuộc tấn công đẫm máu tại Tây Ninh, Hà Nội
vẫn gủi điện văn tới chúc mừng Polpot, trong dịp lễ ăn mừng 20 năm thành lập
đảng Miên Cộng.
Rồi thời cơ chín mùi qua sự hứa hẹn
của LX sẽ ra mặt can thiệp nếu Trung Cộng tấn công VN. Ðể lấy lòng tin thằng đầy
tớ mới, LX cho hằng chục sư đoàn trải dài khắp biên giới Nga-Hoa và phái một mẫu
hạm thường trực tuần thám trong hải phận vịnh Bắc Việt. Cũng từ đó, Hà Nội mới
bắt đầu trả đũa, tung quân chiếm lại các làng mạc bị Khmer đỏ cưởng chiếm. Quân
VN còn thọc sâu vào lãnh thổ tỉnh Svay Riêng, để giải thoát cho các tướng lãnh
Miên đang bị Polpot thanh trừng đuổi giết, như Hunsen, Heng Samrin, Bonthang..
đem về VN. Sau đó VC cho diễn lại vở tuồng củ năm 1960 ở miền Nam VN, dùng các
quân bài trên, để thành lập cái gọi là ‘ Mặt Trận Giải Phóng Căm Bốt
‘.
Ngày 5-10-1977, Trung Cộng và Polpot
chính thức ký một ‘ Nghị định thư ‘ (Protocol), để bổ túc cho Hiệp định quân sự,
mà hai bên đã ký ngày 1-2-1976. Theo đó, Trung Cộng sẽ viện trợ quân sự cho
Khmer đỏ vô điều kiện không hoàn trả. Ngày 1-11-1977, Trung Cộng cắt đứt đường
bay Bắc Kinh-Hà Nội. Ngày 21-11-1977, Tổng bí thư Lê Duân sang chầu thiên triều
xin tạ tội nhưng bị Ðặng Tiểu Bình xua đuổi. Thế là đảng VC quyết định theo hẳn
Nga Sô chống Tàu Cộng từ đó, tuy nhiên trước khi sang Mạc Tư Khoa ký kết, Võ
Nguyên Giáp được lệnh bí mật bay tới Tân Ðề Ly nhờ giúp đỡ. Nhưng thời thế đã
đổi thay, vì lúc đó Ấn Ðộ theo Tây Phương, không trung lập thân cộng, nên đã từ
chối lập tức. Thế là lò lửa chiến tranh giữa ba đảng anh em Tàu-Việt-Miên, đã
chính thức bùng cháy, không ai có thể dập tắt
được.
2- TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ GIỮA KHMER VÀ VIỆT NAM
CS
Trên bán đảo Ðông Dương, đối với Lào,
Cam Bốt kể cả Thái Lan, thời nào VN cũng đều đạt ưu thế quân sự. VN có dân số
đông nhất trong vùng, hơn nửa lúc nào cũng luôn sẵn sàng chống trả sự xâm lăng
của Tàu, nên quân số đông đảo, thường trực. Ðối với Khmer đỏ lúc đó, quân VN
nhiều gấp mấy lần, lại thiện chiến, có vũ khí quân dụng dồi dào, tối tân. Bởi
vậy cả Trung Cộng còn phải nể nang, thì làm sao Kampuchia dám gây chiến, trừ phi
VC vì lý do chính trị đã nhượng bộ.
Thật vậy, sau tháng 5-1975, VN là
nước có dân số đông thứ 13 trên thế giới. Về quân sự, quân đội VN xếp hàng thứ
bốn, sau Trung Cộng, Hoa Kỳ và Liên Sô, đông hơn nhiều lần, quân số của sáu nước
ASEAN (Thái, Nam Dương, Phi, Mã, Tân Gia Ba và Bruein) cộng lại. Do sự đối
nghịch của Kampuchia và Trung Cộng, nên dù mang tiếng có hòa bình sau ngày
30-4-1975, Bắc Bộ Phủ vẫn duy trì và tăng cường quân số nhiều hơn trước, nên chỉ
riêng chính qui, đã có từ 700000-1.000.000 người. Về chiến lược, cả nước chia
thành 7 quân khu : I,II,III,IV,V, VII và IX. Ngoài ra còn có quân khu Thủ Ðô Hà
Nội), Ðặc khu Quảng-Ninh và HCM (Sài-Gòn). Quân Ðội vẫn gồm ba binh chủng Hải,
Lục và Không quân. Từ sau tháng 4-1975, Lục quân được tổ chức thành bốn quân
đoàn lưu động, như các bỉnh chủng Dù, TQLC và BDQ tổng trừ bị của QLVNCH. Các
quân đoàn mang số 1 (Quyết thắng), II (Hương Giang), III (Tây Nguyên) và IV (Cửu
Long). Từ năm 1979 về sau, do tình hình chiến sự, quân số đã tăng lên tới tám
quân đoàn. Mỗi quân đoàn có quân số chính qui gần 50.000 người, cộng thêm các
đơn vị yểm trợ như thiết giáp, công binh, pháo binh, truyền tin, quân y.. Không
kể chiến lợi phẩm thu được của miền Nam (phần lớn đã bán cho Châu Phi), lúc đó
bộ đội CS có trên 1000 thiết giáp T34,54,55,59,62 cộng với 500 xe PT76, nhiều
súng đại bác đủ loại, mấy ngàn súng phòng không, sử dụng hỏa tiễn Sam. Ngoài lực
lượng chính qui Miền tức là quân khu, còn có chủ lực tỉnh như trung đoàn Bắc
Thái, Gia Ðịnh, Sông Bé, Vàm Cỏ.. Về lực lượng Dân quân, có tỉnh đội, huyện đội,
xã đội.. Lục quân còn có các đơn vị đặc biệt như Ðặc Công, Lữ Ðoàn 305 Dù, quân
đoàn 559 công binh, sư đoàn 673 cao xạ..
Sau 1975, Hải quân CS.VN có hơn 1000
tàu chiến đủ loại, lớn nhỏ, trong số này có nhiều tàu của VNCH để lại. Hải phận
chia thành năm vùng trách nhiệm và các Bộ tư lệnh vùng đóng tại Hải Phòng, Vinh,
Ðà Nẳng, Vũng Tàu và Rạch Giá. HQ gồm hai Hạm đội : Hàm Tử phụ trách biển bắc
(Vịnh Bắc Việt) và Bạch Ðằng có trách nhiệm ở phía nam, tới vịnh Phú
Quốc.
Riêng Không quân có quân số chừng
20.000 người. Ngoài số phi cơ A37,F5, vân tải, trực thăng.. của VNCH bỏ lại, còn
có các máy bay chiến đấu MIG 21, 23 - trực thăng võ trang do Liên Xô viện trợ.
Tất cả chừng 1000 chiếc, lập thành các không đoàn oanh tạc, chiến đấu, vận tải,
huấn luyện. BTL/Không quân đóng tại phi trường Bạch Mai (Hà Nộ).Năm 1980, quân
đội VN có quân số hơn 2 triệu người, đứng hàng thứ 3 thế giới (Tàu, Nga, VN,
Mỹ).
Trái lại quân đội Kampuchia lúc đó
chỉ có 68.000 quân, rồi tăng lên 150.000 khi đánh nhau với VN và chia thành 23
sư đoàn. Riêng hải và không quân thì không đáng kể, với một số lượng tàu chiến
nhỏ, cũng như một số máy bay cũ kỹ lỗi thời và vài máy bay Mig 15, 17 chưa xử
dụng. Binh sĩ thì đa số là du kích không quen lối đánh vận động chiến, có thiết
giáp pháo binh phối hợp. Tuy nhiên vì cùng xuất thân một lò cọng sản, được nhồi
sọ, nên rất cuồng tín đa sát, dù đã bại trận nhưng cũng đã gây cho VN nhiều tổn
thất nặng nề, trong thời gian Kampuchia bị VC chiếm đóng
(1979-1990).
3- CHIẾN CUỘC ÐẴM MÁU GIỮA VIỆT CỘNG VÀ
KHMER ÐỎ :
Sau khi đi Tàu cầu hòa lần chót bị
thất bại nên phải chạy theo Nga, vì vậy Lê Duẩn quyết định tấn công trả đũa
Polpot. Ngày 2-12-1977, quân đoàn 4 hay Binh đoàn Cửu Long, gồm các SD chính quy
7,9,341 có không quân, thiết giáp, pháo binh yểm trợ, do Hoàng Cầm chỉ huy, với
quân số trên 60.000 người, cộng thêm nhiêu Thanh Niên Xung Phong lo phần tiếp
vận, công binh.. đồng loạt tấn công tai chiếm phần đất Tây Ninh bị chiếm, rồi
tràn vào đất Miên tiêu diệt Quân Khu Ðông của Khmer đỏ. Vì lúc đó Bộ trưởng
Nguyễn Duy Trinh, đang thăm khối ASEAN, nên quân VN được lệnh rút về nước ngày
6-1-1978. Lập tức Ðại sứ Kiều Minh và toàn bộ ngoại giao đoàn bị trục xuất khỏi
Nam Vang. Ngoài ra Polpot cho triệu hồi đại sứ Sokheng từ Hà Nội về rồi giết
chết. Cũng từ đó, đã có sự rạn nứt trong nội bộ, đưa tới sự thanh trừng, làm suy
yếu quân đội.
Trong trận tấn công vừa qua, VN đã
giải thoát và đem về nước hơn 60.000 nạn nhân bị Polpot cáp duồng gồm Việt-Hoa
kiều và một số dân Miên. Tất cả được tạm trú tại các Trại Tị Nan mới lập ở Bến
Sành (Tây Ninh) và Bến Tranh (Ðịnh Tường), do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. VC nhân cơ
hội vào trại tuyên truyền và tuyển mộ lính. Ngày 15-2-1978, Lê Duẩn và Lê Ðức
Thọ, từ Hà Nội vào Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia của VNCH ở Sài Gòn, để chủ tọa
buổi ra mắt cái gọi là ‘Mặt Trận Kháng Chiến Khmer ‘.Những cán bộ Miên Cộng thân
Hà Nội như Pensovan, Chensi, Heng Sarin, Tang Soroun và Chesoth đều được chỉ
định làm cấp lãnh đạo. Tân binh Miên được VN huấn luyện cấp tốc tại các quân
trường cũ của miền Nam như Chí Lăng, Vị Thanh và Long Giao.Ngày 22-4-1978, thành
lập Lữ Ðoàn 1 Kháng Chiến Miên, rồi đưa về nước đánh Polpot. Trong lúc đó, quân
Khmer đỏ lại tự tàn sát lẫn nhau tại các tỉnh miền đông như Kampong Chàm, Svayr
Rieng và Prey Veng. Lợi dụng sự chia rẽ trên, VC kêu gọi dân Miên nổi lên lật đổ
Polpot.
Tháng 6-1978, Hà Nội lại oanh tạc
Kampuchia. Tháng 9-1978, Phạm Văn Ðồng sang du thuyết giải độc tại 6 nước ASEAN
nhưng bị thất bại. Ngày 1-11-1978, Lê Duẩn, Phạm Văn Ðồng, Nguyễn Cơ Thạch ..
lại sang Liên Xô, để ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước trong vòng 25
năm. Theo đó Nga đã viện trợ quân sự, cũng như nhân đạo 1,5 triệu tấn mễ cốc cứu
đói. Ngoài ra Nga còn cam kết sẽ can thiệp, nếu Trung Cộng xâm lăng VN. Cũng vì
quá tin tưởng vào lời hứa cuối này, mà VC đã sử dụng gần 3/4 quân số khi tấn
công Khmer đỏ, nên không đủ lực lượng phòng thủ biên giới phía bắc, khi Trung
Cộng xâm lăng VN.
Ngày 2-12-1978, Lê Ðức Thọ, Ðồng văn
Cống .. đã đến chủ tọa ngày thành lập ‘ Mặt Trận Cứu Nguy Cam Bốt ‘, gọi tắt là
KNUFNS, tại một khu rừng già trong tỉnh Kratie vừa chiếm được. Tại đây đã tập
họp được một lực lượng đông đảo chống Polpot gồm tân binh, lính khmer đào ngũ và
Ham Samsin được phong chức chủ tịch mặt trận. Rồi hằng ngày tiếng nói của những
người Miên chống đối được phát thanh, đồng thời VC dùng máy bay rải truyền đơn
chống Polpot, được rải khắp lãnh thổ Cambốt. Song song, lá cờ củ của Khmer
Issarak năm 1950, với hình năm ngôi tháp vàng trên nền đỏ, được xài lại. Bộ chỉ
huy tiền phương của VN đóng bên cạnh quân Miên, chuẩn bị tấn công quân Khmer đỏ
của Polpot.
Ðể tiêu diệt Khmer đỏ qua thời gian
kỷ lục, đặt dư luận thế giới trước sự đã rồi. Do trên Hà Nội đã mở cuộc hành
quân thần tốc, sử dụng trên 200.000 quân sĩ của ba trong bốn quân đoàn chính quy
và một lực lượng yểm trợ hải-không quân, hỏa tiễn và thiết giáp. Lê Dức Thọ vào
thay Lê Trọng Tấn, giám sát chiến dịch, còn Lê Ðức Anh làm tổng tư lệnh chiến
trường. Sư đoàn 2 và Trung đoàn chủ lực Tây Ninh khai pháo trước một ngày, khi Chu Huy Mậu tổng cục trưởng TCCT
bắn phát súng lệnh mở màn chính thức cuộc tấn công Cam Bốt vào lúc 12 giờ khuya
đêm giáng sinh 1978 tại Ban Mê Thuộc.
Theo kế hoạch, quân VN vượt biên giới
tấn công Kampuchia bằng nhiều hướng, Ở phía bắc, quân khu V + quân đoàn 3 Tây
Nguyên (gồm SD10,320,31), do Kim Tuấn chỉ huy, đánh chiếm tỉnh Stung Treng và
toàn vùng đông bắc giáp với Lào. Cánh quân thứ hai của quân khu VII (gồm SD
303,302,5) +quân đoàn 3 với Lữ đoàn 12 thiết giáp, các trung đoàn tỉnh Tây Ninh,
Sông Bé, Long An.. từ hướng bắc Tây Ninh, Ql 7 và 13 tấn công chiếm Kompong Chàm
và Kratié. Hướng tấn công chính cũng phát xuất tại Tây Ninh, do quân đoàn 4 phu
trách (SD 2,7,9,341) + lữ đoàn 22 thiết giáp, lữ đoàn 24 pháo binh và lữ đoàn 25
công binh. Quân khu IX có quân đoàn 2 hay Binh đoàn Hương Giang tăng cường, tấn
công từ An Giang, Hà Tiên. Tóm lại, ngoại trừ SD 306 được giữ lại để phòng thủ
Lào, các SD 304, 325 cũng được điều động về nước tăng
cường.
Cuộc chiến xảy ra thật đẫm máu và ác
liệt, cộng thêm không quân và pháo binh ào ạt giội bom nã đạn, đánh bật 30.000
quân Khmer đỏ và nhiều cố vấn Trung Cộng, phải bỏ các tỉnh dọc biên giới
Miên-Việt, tháo chạy về Nam Vang. Tại đây, bộ đội VC chiếm được nhiều quân dụng
mới chưa sử dụng do Tàu viện trợ cho Cam Bốt như phi cơ, trong pháo.. Tuy nhiên
VN cũng bị thiệt hại nặng, trên đường tiến quân về thủ dô, vì phục kích, mìn bay
tại Fishhock, Kompong Cham và bến phà NeakLuong. Ðặc công VC cũng lén đột nhập
vào Hoàng cung để giải thoát cho cựu hoàng Sihanouk nhưng Polpot đã cho di
chuyển đượng sự tới Sisophon, nằm sát biên giới
Miên-Thái.
Tính đến ngày 4-1-1979, VN làm chủ
hoàn toàn các tỉnh miền đông của Cam Bốt. Ngày 6-1-1979, 7 SD của VN + 3 lữ đoàn
Miên của Heng Samrin, qua phà trên sông Cửu Long, đồng loạt tấn công Phnom Penh.
Thủ đô thất thủ sau một ngày kích chiến. Polpot cùng toàn bộ Khmer đỏ bỏ chạy
tới tận TaSanh, sát biên giới Miên-Thái, để tiếp tục chống
VC.
Tóm lại ngày 8-1-1979, đồng bào Cam
Bốt coi như được giải thoát khỏi bàn tay sát nhân của Polpot và Khmer đỏ. Một
Hội đồng cách mạng Kampuchia gồm 8 ủy viên được thành lập, do Heng Samrin làm
chủ tịch. Ngày 14-1-1979, Ðặng Tiểu Bình, Hàn Niệm Long và nhiều uỷ viên cao
cấp, trong Bộ Chính trị Trung Cộng, tới Thái Lan, tiếp xúc mật với thủ tướng
Kriang Sok tại căn cứ Utapao. Sau đó, Thái cho Polpot và Khmer đỏ dung thân trên
biên giới của hai nước. Qua sự yểm trợ và cưu mang hết mình của Tàu Cộng, Polpot
lại tiếp tục đánh du kích với VC khắp nước Miên, cho tới đầu thập niên 90, qua
áp lực của thế giới, cũng như sự sụp đổ của Liên Xô-Ðông Âu, VC mới chịu rút
quân về nước, chấm dứt chiến tranh nhưng thù hận giữa hai đảng cọng sản anh em
tới nay, vẫn ầm ỹ, dù ngoài mặt Hun Sen luôn bợ Hà
Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Brother Ennemy của Nayan Chanda do Phạm Quốc Bảo
dịch.
- Giọt nươc trong biển cả Hoàng Văn
Hoan
- Mặt thật của Thành Tín
- Chinese aggression against
VietNam
- Death in The Rice Field của Peter Scholl
Latour
- Sau bức màn đỏ của Hoàng Dung.
- Tài liệu ‘ Trận Biên giới Hoa Việt lần 2’ trên Diễn Ðàn
Việt Nam Exodus..
Từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2014
MƯỜNG GIANG
0 nhận xét:
Đăng nhận xét