Một cảnh trong phim The Interview (Cuộc Phỏng Vấn) |
Ngô
Quảng@S:
Các
đòn tấn công và phản công qua lại giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn quanh một cuốn phim
hài đang leo thang càng lúc càng gay cấn và có lẽ đủ để làm kịch bản cho một
phim hài khác trong tương lai.
Sự
kiện gần đây nhất là vào ngày 22/12/2014 hệ thống Internet của Bắc Triều Tiên
bị tê liệt toàn diện trong suốt 9 giờ liền và vài ngày sau vẫn "ngất
ngư". Hầu hết giới phân tích tin rằng đó là đòn phản công của chính phủ
Mỹ, như lời tuyên bố của Tổng Thống Obama 3 ngày trước đó. Lý do gì khiến Hoa
Kỳ trả đũa mạnh như vậy?
Sự
việc bắt đầu vào tháng 10/2014 khi hãng Sony Pictures Entertainment công bố sẽ
trình chiếu vào dịp lễ Giáng Sinh cuốn phim The Interview (Cuộc Phỏng Vấn) với
2 tài tử James Franco và Seth Rogen đóng vai chính.
Cốt
truyện của cuốn phim khá đơn giản: Kim Chính Ân rất thích một chương trình hội
thoại trên TV Mỹ (dĩ nhiên chỉ một số nhỏ gia đình cán bộ thượng tầng được xem)
và cho phép người điều hợp cùng nhà sản xuất tiết mục này sang Bắc Hàn phỏng
vấn trực tiếp "lãnh tụ tối cao". Được tin này cơ quan tình báo CIA
lên kế hoạch hợp tác với 2 nhân sự nêu trên để ám sát Kim Chính Ân. Mục tiêu của
cuốn phim chỉ để chọc cười như Hollywood từng
làm để chọc ghẹo nhiều lãnh tụ khác thuộc các nước độc tài.
Vừa
được tin này Bình Nhưỡng lập tức phản đối kịch liệt. Đầu tiên hệ thống báo đài
ở Bắc Triều Tiên lên án cuốn phim bằng nhiều từ ngữ thậm tệ. Phát ngôn viên bộ
Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết đã yêu cầu Washington phải ra lịnh cấm lưu hành cuốn
phim nếu không muốn lãnh nhận hậu quả trừng phạt. Chính quyền và nhân dân Triều
Tiên sẽ không nương tay. Khi các đòi hỏi đó không được đáp ứng mà chỉ tạo thêm
trò cười cho công luận thế giới, Bắc Hàn bắt đầu lên tiếng hăm dọa những người
đã dựng lên cuốn phim này với câu: "Có chạy đàng trời cũng không thoát
khỏi cái búa tạ của chính quyền và nhân dân Bắc Triều Tiên." Công luận Mỹ
tiếp tục cười lăn lộn vì trước đây đài truyền hình Bắc Hàn từng ghép hình từ các
phần mềm trò chơi điện toán để công bố với dân là Bắc Hàn đã bắn hỏa tiễn vào
Nhà Trắng Hoa Kỳ.
Nhưng
đến ngày 05/12/2014 thì sự việc không còn là chuyện giỡn nữa khi hãng Sony Pictures
Entertainment cho biết hệ thống computer của họ bị Hackers (Tin tặc) tấn công
để ăn cắp rồi tung lên mạng Internet cho mọi người biết các thông tin cá nhân
của hầu hết nhân viên hãng, các kịch bản và các phim chưa phát hành, đặc biệt là
các emails nói xấu nhau trong làng Hollywood. Thiệt hại cho Sony nay đã lên đến
hàng trăm triệu mỹ kim, chưa kể khoản tiền đền bồi vì bị thưa kiện trong những
ngày tới. Nhóm hackers này tự xưng là "Những người bảo vệ hòa bình".
Ngày
07/12/2014, Đại diện Bắc Triều Tiên hăm dọa Mỹ, Nam Hàn, Nhật Bản và nhiều nước
khác sẽ bị phá hoại nếu tiếp tục ý định chiếu phim The Interview. Cả thế giới vẫn
chỉ mỉm cười.
Khoảng
10 ngày sau, nhóm tự xưng "Những người bảo vệ hòa bình" bắt đầu gởi
thông điệp đến chủ các rạp chiếu phim tại Mỹ với lời hăm dọa sẽ lập lại thảm kịch
khủng bố 911. Các chủ rạp bắt đầu lo cho rạp của mình và các thiệt hại, các khoản
bồi thường nếu phá hoại xảy ra, v.v... Thế là họ đồng loạt thuyết phục Sony rút
phim lại. Trước tình hình này, giám đốc Sony Pictures đành tuyên bố không trình
chiếu phim The Interview nữa.
Quyết
định này lập tức dấy lên sự phẫn nộ của công luận Hoa Kỳ, từ các tài tử đến các
đại biểu quốc hội, đặc biệt đối với những người quan tâm đến quyền tự do ngôn
luận, tự do bày tỏ quan điểm. Chính Tổng Thống Obama cũng nhập cuộc và tuyên bố
sẽ trả đũa trò phá hoại của Bắc Hàn. Và thế là 3 ngày sau, hệ thống intranet của
Bắc Hàn tê liệt 9 giờ liền như một đòn cảnh cáo tuy chính phủ Mỹ từ chối bình
luận.
Bình
Nhưỡng gỡ gạc bằng tuyên bố sẽ cho nổ bom Nhà Trắng nhưng chưa thấy có hành động
phá hoại gì thêm. Vào sáng ngày 23/12/2014, Sony Pictures công bố sẽ trình chiếu
phim The Interview vào đúng ngày Giáng Sinh nhưng chỉ tại một số rạp vì đã quá
cận ngày không kịp tung ra rộng rãi.
Nhìn
lại toàn bộ sự việc người ta có thể thấy các lời đe dọa của Kim Chính Ân đều
được dân Mỹ xem là trò cười cho đến khi Bắc Hàn thành công trong việc vượt qua
hệ thống phòng thủ và chui vào kho dữ kiện điện tử của Sony Pictures. Và đây là
dấu hỏi lớn cho giới phân tích kỹ thuật.
Trước
hết, khó ai tin được Bắc Hàn có khả năng leo trộm vào hệ thống dữ kiện có phòng
thủ kiên cố thuộc một hãng lớn như Sony Pictures. Lý do là trình độ điện toán tại
Bắc Hàn không những thấp mà còn gần như không có gì cả, để duy trì an ninh chính
trị nội bộ. Hiện nay với dân số 25 triệu nhưng con số IP tối đa cho cả nước là
1024 địa chỉ. Nghĩa là chưa chắc toàn bộ con số này đã được phân phát hết cho
các cán bộ cấp cực cao. Không những thế, những người có địa chỉ IP đó cũng
không được nối ra mạng Internet của thế giới bên ngoài mà hầu hết chỉ được quanh
quẩn trong mạng nội địa (intranet) và chỉ được vào các trang mà nhà nước đã duyệt
trước và cho phép.
Do
đó, hiện nay phần lớn giới phân tích đang hướng về các đơn vị phá hoại vi tính
của quân đội và công an - an ninh Trung Quốc tuy nguồn gốc IP phá hoại được Cơ
quan Điều tra Liên Bang Hoa Kỳ xác nhận là từ Bắc Hàn. Vẫn theo giới phân tích kỹ
thuật thì Bắc Kinh đã rút kinh nghiệm của năm ngoái khi Hoa Kỳ có thể truy tìm
đến tận trụ sở đơn vị quân đội Trung Quốc nơi xuất phát các đợt sóng phá hoại
DDOS và các vi trùng rồi nêu đích danh 4 sĩ quan Trung Quốc ra truy tố theo
luật pháp Mỹ. Từ kinh nghiệm đó, lần này có xác suất rất cao Bắc Kinh đành cho
người sang tận Bắc Hàn để dùng các máy tại đó mở đường đào tường vào hệ thống
dữ kiện của Sony. Bắc Kinh đã chứng tỏ khả năng này trong các vụ đào hầm vào các
hãng Mỹ để ăn cắp dữ kiện, đặc biệt là các vụ ăn cắp cách chế tạo máy bay tàng
hình của hãng quốc phòng Lockheed Martin. Ngoài ra đường dây xương sống để Bắc
Hàn nối vào Internet cũng phải đi qua đất Trung Quốc.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao Bắc kinh muốn
giúp Bắc Hàn? Bắc Kinh được gì trong vụ này?
Có
thể nói trong hơn một năm qua, Bắc Kinh đã dùng hết sạch mọi loại "cà rốt
và gậy" để ảnh hưởng lên Kim Chính Ân, cũng như mất sạch hệ thống nhân sự
đã cài vào Bình Nhưỡng, mà đứng đầu là cố Cố Vấn Tối Cao Trương Thành Trạch
(Jang Sung-taek). Vì vậy đây là dịp tốt để Bắc Kinh tạo
ra củ cà rốt mới quí giá đối với một Kim Chính Ân đang giận dữ cực độ. Nhưng
quan trọng hơn nữa, đây là cơ hội bằng vàng để Bắc Kinh nắm trọn bộ hệ thống điện
toán phôi thai của quân đội, công an, và giàn lãnh đạo Bắc Hàn, bao gồm cả dữ
kiện và cách thức liên lạc.
Trường hợp tương tự đã xảy ra tại Việt Nam. Theo một số
nguồn tin nội bộ, trong những năm liền sau Hội Nghị Thành Đô, toàn bộ hệ thống
điện toán của quân đội và công an Việt Nam đều do Bắc Kinh cho người sang cài đặt,
và dĩ nhiên cài sẵn luôn cả các phần mềm phá hoại mà họ có thể kích hoạt khi cần
thiết. Cần kể thêm trong khoảng thời gian đó, công an Tàu còn ngồi cả tại các đồn
công an Việt để trực tiếp giúp lục soát các ổ cứng, phá các mật khẩu, v.v...
trên máy móc của các nhà dân chủ bị họ bắt, một cách công khai, chẳng cần che đậy.
Có thể nói Bắc Kinh nổi tiếng thâm hiểm và
tận dụng mọi cơ hội để nắm yết hầu các nước đang cần họ, từ Á Châu sang Phi Châu
sang Châu Mỹ La Tinh, đặc biệt đối với những đàn em đang xem dân của họ mới là
kẻ thù chính và cần phải đè bẹp bằng mọi giá, mọi phương tiện. Giới lãnh đạo Việt
Nam
là một trong những trường hợp đó.
Ai chưa tin, xin hãy lắng nghe tuyên bố của
các lãnh đạo, thí dụ như lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng căn dặn Đảng ủy Công an
Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an ngày 21/12/2014, thì sẽ thấy./.
Ngô
Quảng@S:
0 nhận xét:
Đăng nhận xét