Một xe hủ tíu “take away”. |
Nguyễn Ðạt/Người Việt
Từ
một tháng nay, Sài Gòn lại có thêm hình thức kinh doanh mới: Hủ tíu
“take away!” Ðây cũng là cách kiếm sống, kinh doanh của sinh viên, để có
tiền tiếp tục theo học các trường cao đẳng, đại học tại thành phố.
Nhóm sinh viên kinh
doanh hủ tíu “take away” đã mô phỏng hình thức kinh doanh Cà-phê “take
away” của nhiều nhóm sinh viên, xuất hiện tại Sài Gòn từ hơn một năm
nay.
Cà-phê “take away” của các nhóm sinh viên pha chế và đứng bán khá thành công. Thực hiện các điểm kinh doanh cà-phê “take away”, các sinh viên chỉ cần thuê mướn một khoảng diện tích rất nhỏ ở mặt tiền nhà phố; không cần chỗ bày bàn ghế, vì khách mua cà-phê mang đi.
Cà-phê “take away” của các nhóm sinh viên pha chế và đứng bán khá thành công. Thực hiện các điểm kinh doanh cà-phê “take away”, các sinh viên chỉ cần thuê mướn một khoảng diện tích rất nhỏ ở mặt tiền nhà phố; không cần chỗ bày bàn ghế, vì khách mua cà-phê mang đi.
Cà-phê
“take away” được nhiều người chiếu cố, chủ yếu vì tinh thần hỗ trợ của
khách uống cà-phê đối với các sinh viên khó khăn, trong đó đa số ở các
tỉnh về học tại Sài Gòn, phải bôn ba kiếm sống để tiếp tục việc học.
Phần khác, khách uống cà-phê chiếu cố cà-phê “take away” nhiều hơn, do sự tin tưởng ở chất lượng cà-phê do sinh viên đứng bán, giữa tình hình cà-phê giả hiệu tràn lan khắp các quán cà-phê lớn nhỏ tại Sài Gòn bấy lâu nay.
Hủ tíu “take away” xuất hiện từ một tháng nay tại Sài Gòn là một hình thức mới mẻ và độc đáo, đối với mặt hàng điểm tâm như hủ tíu.
Chúng tôi đã ngạc nhiên khi lần đầu gặp nhóm sinh viên này, với chiếc xe đẩy có biển ghi trên thùng xe: Hủ tíu Con Ong - Take away.
Phần khác, khách uống cà-phê chiếu cố cà-phê “take away” nhiều hơn, do sự tin tưởng ở chất lượng cà-phê do sinh viên đứng bán, giữa tình hình cà-phê giả hiệu tràn lan khắp các quán cà-phê lớn nhỏ tại Sài Gòn bấy lâu nay.
Hủ tíu “take away” xuất hiện từ một tháng nay tại Sài Gòn là một hình thức mới mẻ và độc đáo, đối với mặt hàng điểm tâm như hủ tíu.
Chúng tôi đã ngạc nhiên khi lần đầu gặp nhóm sinh viên này, với chiếc xe đẩy có biển ghi trên thùng xe: Hủ tíu Con Ong - Take away.
Quán cà-phê “take away”. |
Xe
hủ tíu “take away” dừng đậu thường xuyên trên khoảng vỉa hè khá rộng
rãi của đường Phan Xích Long -gần ngã tư đường Phan Xích Long và đường
Hoa Phượng, quận Phú Nhuận. Ðịa điểm này khá sạch sẽ, ở khu phố mới xây
dựng chừng mười năm nay, với nhiều nhà cửa khang trang cao tầng; mặt
đường Phan Xích Long lại rộng rãi, trồng cây kiểng dọc dài giữa lòng
đường.
Nhóm tổ chức kinh
doanh hủ tíu “take away” gồm 5 sinh viên; hùn hạp đặt làm chiếc xe đẩy
bán hủ tíu xinh xắn gọn ghẽ, tô vẽ hình chữ ở biển hiệu đàng hoàng, ghi
giá cả: 17-22K (K = ngàn đồng).
Hàng ngày chúng tôi đi qua khu phố này, luôn thấy 2 sinh viên túc trực bên xe hủ tíu: Người chế hủ tíu, người đưa hộp hủ tíu thành phẩm cho khách mang đi.
Ngày nào hủ tíu Con Ong - Take away cũng bán trong khoảng 3 tiếng đồng hồ là hết bánh (khoảng 50 hộp hủ tíu cho khách mang đi). Hủ tíu “take away” bán giá bình dân như nêu ở trên, rẻ hơn nhiều so với hủ tíu của người Hoa, và mắc hơn “hủ tíu gõ” chút ít (thường hủ tíu gõ giá 15 ngàn đồng/tô). Chúng tôi đã ăn điểm tâm hủ tíu “take away”, nhận thấy phẩm chất và giá cả như vậy là thích hợp.
Ðể mưu sinh tồn tại và tiếp tục việc học, sinh viên ở Sài Gòn hiện nay khá bén nhạy.
Nhớ lại thời gian trước đây, khoảng vài ba năm, khi chúng tôi vừa nhận ra hàng bánh mì ở một phố trung tâm Sài Gòn, bán bánh mì theo kiểu “Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ”; thì sau đó không lâu, các nhóm sinh viên đã ‘nhân bản’ hàng loạt chế biến và đứng bán, xuất hiện tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn.
Hàng ngày chúng tôi đi qua khu phố này, luôn thấy 2 sinh viên túc trực bên xe hủ tíu: Người chế hủ tíu, người đưa hộp hủ tíu thành phẩm cho khách mang đi.
Ngày nào hủ tíu Con Ong - Take away cũng bán trong khoảng 3 tiếng đồng hồ là hết bánh (khoảng 50 hộp hủ tíu cho khách mang đi). Hủ tíu “take away” bán giá bình dân như nêu ở trên, rẻ hơn nhiều so với hủ tíu của người Hoa, và mắc hơn “hủ tíu gõ” chút ít (thường hủ tíu gõ giá 15 ngàn đồng/tô). Chúng tôi đã ăn điểm tâm hủ tíu “take away”, nhận thấy phẩm chất và giá cả như vậy là thích hợp.
Ðể mưu sinh tồn tại và tiếp tục việc học, sinh viên ở Sài Gòn hiện nay khá bén nhạy.
Nhớ lại thời gian trước đây, khoảng vài ba năm, khi chúng tôi vừa nhận ra hàng bánh mì ở một phố trung tâm Sài Gòn, bán bánh mì theo kiểu “Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ”; thì sau đó không lâu, các nhóm sinh viên đã ‘nhân bản’ hàng loạt chế biến và đứng bán, xuất hiện tại nhiều địa điểm ở Sài Gòn.
Cà-phê Sống Chậm. |
Hiện
nay, hầu như các xe bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ của sinh viên đã liên kết
vào một hệ thống, thuê mướn nhà để kinh doanh “Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ”; chỉ
còn ít xe bán bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ ở vài nơi trong thành phố.
Dù trước đây các nhóm sinh viên tổ chức xe bán “Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ”, cũng không nơi nào ghi hai chữ “take away”, vì tất nhiên khách mua bánh mì đều “mang đi”, không ai ăn tại chỗ.
Dù trước đây các nhóm sinh viên tổ chức xe bán “Bánh mì Thổ Nhĩ Kỳ”, cũng không nơi nào ghi hai chữ “take away”, vì tất nhiên khách mua bánh mì đều “mang đi”, không ai ăn tại chỗ.
Tại Sài Gòn hiện nay,
chỉ một vài hàng quán bán bánh mì thương hiệu “Bánh mì Hà Nội”, là có
sắp đặt bàn ghế cho khách ngồi ăn trong quán. Giá cả một suất ăn bánh mì
xấp xỉ một tô hủ tíu - tô mì của người Hoa, hoặc một tô phở hạng trung
bình của Sài Gòn. Riêng quán bánh mì Hòa Mã tại đường Nguyễn Thiện
Thuật, có mặt từ lâu trước 30 tháng tư, 1975, hiện nay vẫn có khách vào
ăn điểm tâm.
Trở lại với cung cách “mang đi” - “take away” của sinh viên tại Sài Gòn, thì cà-phê “take away” đã lan rộng tới nhiều người kinh doanh quán tiệm cà-phê; họ cũng ghi trên cửa kính của quán, hoặc gắn biển hiệu trước cửa quán: Cà-phê Take away.
Chúng tôi ghi hình một quán cà-phê ở đường Bình Thới, quận 11, biển ghi tên quán trộn lộn cả tiếng Mỹ lẫn tiếng Pháp: Coffee - take away THE L'AMOUR (!)Chủ quán cà-phê “take away” này là một ông trung niên, không phải chàng sinh viên nào cả.
Nói chung cư dân Sài Gòn hiện nay, rất nhiều người bén nhạy trước cuộc mưu sinh. Chẳng hạn như con rể của nhà thơ Phạm Thiên Thư, mở quán cà phê, lấy tên quán là Hoa Vàng. Từ đó, đông đảo khách tới quán vì hâm mộ nhà thơ tác giả “Ðộng hoa Vàng”; họ ngỡ chủ nhân quán Hoa Vàng là nhà thơ họ Phạm, đến quán uống cà-phê để được gặp nhà thơ.
Nhà văn - nhà thơ nữ Lynh Bacardi, cảm nhận nhịp sống Sài Gòn hối hả, hối hả về mọi mặt, hối hả như cơn hấp hối; chị mở quán cà-phê trên đường Trần Quốc Thảo - quận 3, lấy tên quán là Sống Chậm!
Vào quán cà-phê Sống Chậm, đêm đêm còn được thưởng thức nhạc sống, với tiếng đàn ghi-ta, và những tiếng hát gọi là “hát bụi”.
Ôi Sài Gòn, thành phố của những sáng-chế-sáng-tạo-hầm-bà-lằng!
Trở lại với cung cách “mang đi” - “take away” của sinh viên tại Sài Gòn, thì cà-phê “take away” đã lan rộng tới nhiều người kinh doanh quán tiệm cà-phê; họ cũng ghi trên cửa kính của quán, hoặc gắn biển hiệu trước cửa quán: Cà-phê Take away.
Chúng tôi ghi hình một quán cà-phê ở đường Bình Thới, quận 11, biển ghi tên quán trộn lộn cả tiếng Mỹ lẫn tiếng Pháp: Coffee - take away THE L'AMOUR (!)Chủ quán cà-phê “take away” này là một ông trung niên, không phải chàng sinh viên nào cả.
Nói chung cư dân Sài Gòn hiện nay, rất nhiều người bén nhạy trước cuộc mưu sinh. Chẳng hạn như con rể của nhà thơ Phạm Thiên Thư, mở quán cà phê, lấy tên quán là Hoa Vàng. Từ đó, đông đảo khách tới quán vì hâm mộ nhà thơ tác giả “Ðộng hoa Vàng”; họ ngỡ chủ nhân quán Hoa Vàng là nhà thơ họ Phạm, đến quán uống cà-phê để được gặp nhà thơ.
Nhà văn - nhà thơ nữ Lynh Bacardi, cảm nhận nhịp sống Sài Gòn hối hả, hối hả về mọi mặt, hối hả như cơn hấp hối; chị mở quán cà-phê trên đường Trần Quốc Thảo - quận 3, lấy tên quán là Sống Chậm!
Vào quán cà-phê Sống Chậm, đêm đêm còn được thưởng thức nhạc sống, với tiếng đàn ghi-ta, và những tiếng hát gọi là “hát bụi”.
Ôi Sài Gòn, thành phố của những sáng-chế-sáng-tạo-hầm-bà-lằng!
Nguyễn Ðạt/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét