Đại lộ Thăng Long |
Ông
Nguyễn Xuân Thủy, một chuyên gia giao thông cho rằng, các loại thuế,
phí của nhà cầm quyền CSVN quá khủng khiếp và khiến cả thế giới kinh
ngạc.
Không riêng dân
chúng mà nhiều chuyên gia vừa chưng hửng, vừa phẫn nộ trước đề nghị mà
nhà cầm quyền thành phố Hà Nội gửi chính quyền trung ương: Cho phép thu
phí đối với các phương tiện qua lại trên đại lộ Thăng Long.
Theo ông Thủy, đại lộ Thăng Long là công trình công cộng, đầu tư bằng
ngân sách để phát triển giao thông công cộng nên không thể bày ra
chuyện thu phí. Mặt khác, tất cả các phương tiện giao thông đều đã phải
đóng phí bảo trì đường bộ nên không thể chặn đường để thu phí trên một
công trình công cộng vì làm như thế là tạo ra tình trạng “phí chồng
phí”.
Chẳng riêng nhà cầm quyền thành phố Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải của
chế độ cũng đang tận tâm, tận lực thu phí. Vào lúc này, nhiều con đường
tại Việt Nam làm chưa xong cũng đã thu phí, đường dù hư hỏng nặng cũng
vẫn phải trả phí. Chẳng hạn tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai, dù chỉ mới
hoàn thành 1/10 tổng chiều dài nhưng xe cộ qua lại trên đoạn Nội Bài -
Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phải trả phí 1,500 đồng/km. Hoặc tuyến cao tốc
Cầu Giẽ - Ninh Bình, có những đoạn mà “ổ gà” rộng cả mét, sâu hơn 10cm
nhưng xe nào qua đây cũng phải trả phí.
Báo chí Việt Nam cho biết, trung bình mỗi xe hai bánh gắn máy và xe
hơi tại Việt Nam phải gánh mười loại phí. Một viên thứ trưởng của Bộ
Giao thông Vận tải thừa nhận mỗi “đầu xe” tại Việt Nam đang phải đóng
hàng chục loại thuế, phí nhưng cả quyết là “không có khoản nào chồng lên
khoản nào”.
Cũng theo báo chí Việt Nam, do Bộ Giao thông Vận tải than rằng, năm
nay, vẫn còn thiếu 13,000 tỉ để sửa chữa, duy tu các công trình giao
thông nên chuyện tận tâm, tận lực thu phí sẽ “quyết liệt” hơn.
Bộ này đã trình cho ông Thủ tướng của chế độ dự thảo một đề án gọi là
“phát triển hợp lý các phương tiện giao thông”. Theo đó, các phương
tiện giao thông sẽ phải đóng thêm hai loại phí là “phí lưu hành nội đô”
và “phí trông giữ xe”.
Người ta ước đoán, nếu ông Thủ tướng gật đầu với đề án này, mỗi năm,
mỗi xe hơi tại Việt Nam phải trả khoảng 70 triệu đồng và mỗi xe hai bánh
gắn máy phải trả 31 triệu đồng/năm. Chẳng riêng lĩnh vực giao thông,
thuế, phí trong các lĩnh vực khác cũng đang là dân chúng khánh kiệt. Một
thống kê cho thấy, tại Việt Nam, dân chúng phải đóng 375 loại phí và 75
loại lệ phí.
Hồi tháng 10 năm ngoái, trong một bài viết có tựa là “Ná thở vì phí
và lệ phí”, ông Ngô Trí Long, một chuyên gia hành chính, nhận định, giới
hữu trách cứ ấn định mức thu và người dân đành nộp mà không có sự lựa
chọn nào khác, bởi hầu hết khoản phí, lệ phí đều đánh vào tiêu dùng
thiết yếu. Túi tiền của người dân vốn đã nhỏ bởi lạm phát cao kéo dài
trong nhiều năm, nay lại càng teo tóp vì mức thuế, phí, lệ phí quá cao.
Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN ban hành Pháp lệnh về phí, lệ phí nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu và tăng khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống công quyền cho xã hội và cá nhân. Sau 12 năm thực hiện pháp lệnh này, ông Long khẳng định, pháp lệnh không phù hợp với thực tế.
Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN ban hành Pháp lệnh về phí, lệ phí nhằm ngăn chặn tình trạng lạm thu và tăng khả năng cung cấp dịch vụ của hệ thống công quyền cho xã hội và cá nhân. Sau 12 năm thực hiện pháp lệnh này, ông Long khẳng định, pháp lệnh không phù hợp với thực tế.
Hiện nay, các cơ quan cấp trung ương có quyền đặt định 393 khoản phí
và lệ phí, còn các cơ quan cấp địa phương có thẩm quyền đặt định 39
khoản phí và lệ phí mà việc đặt định này lại phụ thuộc vào… nhận định
của từng cấp, từng nơi nên mỗi chỗ mỗi khác. Cuối cùng, việc đặt định
phí và lệ phí, mức phí, cách thu - quản lý - sử dụng trở thành tùy tiện,
lộn xộn và không được kiểm soát.
Qua một vài nghiên cứu, nhiều chuyên gia kinh tế cho biết, tỉ trọng
các khoản thu từ thuế và phí tại Việt Nam đang tăng ngày càng cao. Trong
5 năm vùa qua, nguồn thu từ thuế và phí của Việt Nam hiện dẫn đầu khu
vực. Mức thu từ thuế và phí của Việt Nam hiện chiếm 20% GDP, trong khi
Trung Quốc – vốn được xem là cao, chỉ có 17.3% GDP, Thái Lan và
Malaysia xấp xỉ 15.5% GDP, Philippines 13% GDP, Indonesia 12.1% GDP và
Ấn Độ chỉ 7.8% GDP.
Ông Ngô Trí Long than rằng, chuyện lạm thu phí và lệ phí đang diễn ra
tràn lan trong mọi lĩnh vực và trên diện rộng từ thành thị tới nông
thôn và tỏ ra đặc biệt lo ngại về tình trạng lạm thu tràn lan ở nông
thôn. Dù bị nghiêm cấm nhưng tình trạng lạm thu vẫn rất phổ biến tại
nông thôn. Nông dân vẫn bị buộc phải đóng những khoản phí, qũy hết sức
quái đản.
Đường nhựa ở xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Đây là lý do khiến trẻ một tuổi cũng phải nộp phí. (Hình: Đất Việt) |
Hồi tháng 7 năm ngoái, báo chí Việt Nam cho biết, dân chúng xã Nam
Thanh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đang bị buộc phải đóng mỗi người 100
ngàn đồng một năm cho khoản gọi là “phí đường nhựa”.
Theo Ủy ban nhân dân xã Nam Thanh, đối tượng phải nộp “phí đường
nhựa” là trẻ em tròn một tuổi cho tới người 60 tuổi. Tuy nhiên, tờ Đất
Việt kể là, có những xóm, trẻ con chỉ mới 10 tháng tuổi đã phải đóng
“phí đường nhựa”. Điểm đáng chú ý là chính quyền xã Nam Thanh thu tiền
nhưng không hề xuất biên nhận.
Không riêng Nghệ An, ở thị trấn Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, để né
qui định cấm đặt ra các loại phí, chính quyền thị trấn Thường Xuân đã
đổi tên các loại “phí” thành “quỹ” và gọi những khoản thu mà họ buộc dân
phải nộp là “tự nguyện đóng góp”, hoặc “phát huy quy chế dân chủ”.
Dân chúng thị trấn Thường Xuân hiện phải nộp 12 loại “qũy”. Trong số
này có “Qũy xe tang” với mức 30 ngàn mỗi gia đình một năm. “Qũy đường
nghĩa trang” với múc thu là 100 ngàn đồng mỗi gia đình một năm.
Tuy phí và lệ phí đã được xác định là gánh nặng, gây bất bình lớn
trong dân chúng, đồng thời, tình trạng lạm thu đã được thừa nhận là một
trong những nguyên nhân khiến nông dân trở thành bần cùng, phải bỏ xứ đi
làm thuê, sự bất bình trong nông dân về phí, lệ phí, thuế khóa,... càng
lúc càng lớn.
Nó trở thành mối đe dọa thường trực đối với nhà cầm quyền. Tại một số
nơi như Thái Bình, nông dân đã từng nổi lọan chống lạm thu, tháng 11
năm 2007, nhà cầm quyền CSVN phải công bố bãi bỏ 340 loại lệ phí để giảm
bớt gánh nặng cho nông dân nhưng cuối cùng, lạm thu chỉ tăng chứ không
giảm. (G.Đ.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét