Lần
đầu tiên, truyền thông chính thống trong guồng máy tuyên truyền của nhà
cầm quyền phải tự ý đục bỏ một bài viết ca ngợi Đảng CSVN vì phản tác
dụng.
Hình
chụp số người “Thích” và “Không thích” bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh
phúc của nhân dân” trên trang web của tờ Thanh Niên. Do xu hướng số
lượng “Không thích” tăng nhanh và cao, tờ Thanh Niên đã tự ý đục bỏ bài
này. (Hình: Internet)
Hôm 2 tháng
2-2014, nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đảng CSVN, tờ Thanh Niên
đăng bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”. Bài do ông Hoàng
Chí Bảo, một “giáo sư, tiến sĩ” về “xây dựng Đảng”, hiện là thành viên
của “Hội đồng Lý luận Trung ương” viết và từng được đăng trước đó trên
Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Phải có tin, bài ca ngợi công lao, sự sáng suốt, sự lãnh đạo tài tình
của Đảng CSVN, khẳng định sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng này
là hoàn toàn đúng đắn vào thời điễm kỷ niệm ngày thành lập Đảng CSVN,
trước nay vẫn là điều mang tính chất bắt buôc đối với tất cả các cơ quan
truyền thông của chế độ Hà Nội.
Báo giới “lề phải” tại Việt Nam vẫn gọi yêu cầu và những tin, bài
loại này là “đồ cúng, giỗ”. Gần đây, nhiều tờ báo cố tình phớt lờ yêu
cầu đó. Thanh Niên, tờ báo vẫn bị hệ thống tuyên giáo xem là “có tì vết
về quan điểm chính trị” thì “trả nợ quỉ thần” bằng cách lấy bài của ông
Hoàng Chí Bảo từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ để “làm cho xong một
nghĩa vụ mà không ai muốn thực hiện”. Hệ thống tuyên giáo, truyền thông
và có lẽ ngay cả tờ Thanh Niên cũng không dè phản ứng từ những người
dùng Internet lại dữ dội như vậy.
Bài “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân” trên website của tờ
Thanh Niên có hai nút bấm: “Thích” và “Không thích” cho độc giả của tờ
báo này lựa chọn. Chỉ có 1,000 người bấm nút “Thích”, trong khi có đến
3,000 người bày tỏ họ “Không thích”. Vào thời điểm số người bày tỏ
chuyện họ “Không thích” lối tuyên truyền “Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc
của nhân dân” có dấu hiệu sẽ tăng vọt, thậm chí có người còn công khai
bình luận: “cũ mòn và giả dối”, tờ Thanh Niên quyết định đục bỏ bài
“Đảng ta, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân”.
Phản ứng của công chúng đối với luận điệu tuyên truyền “cũ mòn và giả dối” không chỉ dừng tại sự kiện vừa kể.
Mới đây, hôm 5 tháng 2-2014, báo điện tử VietNamNet đăng bài tường
thuật “Việt Nam báo cáo LHQ về nhân quyền”, tóm tắt “nỗ lực và
thành tích” của Việt Nam trong việc “thăng tiến nhân quyền. Bài này
cũng có hai nút “Thích” và “Không thích” cho độc giả bày tò quan
điểm. Chỉ trong vài giờ, số người bày tỏ việc họ “Không thích” nội dung
báo cáo về nhân quyền của Việt Nam đã ở mức 5,286 người. Trong khi số
người chọn nút “Thích” chỉ có 155. Cho đến tối 5 tháng 2 theo giờ Việt
Nam, báo điện tử VietNamNet vẫn chưa đục bỏ bài viết mang tính tuyên
truyền này.
Tuy thời gian vừa qua, nhà cầm quyền độc tài đảng trị tại Hà Nội đặt
thêm hàng loạt qui định nhằm răn đe, ngăn chặn những người sử dụng
Internet bày tỏ ý kiến, quan điểm trái với mong muốn của chính quyền
nhưng càng ngày số người sử dụng Internet để chỉ trích chính quyền,
bày tỏ chính kiến càng đông.
Trong dịp Tết vừa qua, có hàng trăm ngàn người chia sẻ thông tin,
bình luận về sự kiện CSVN là tội phạm diệt chủng trong dịp Tết Mậu Thân
1968 ở Huế khi tiến hành cái gọi là “công cuộc giải phóng miền Nam”.
Công chúng cũng tham gia bình luận về một tấm ảnh mà Đảng CSVN vẫn sử
dụng để tuyên truyền về sự gần gũi của ông Hồ Chí Minh với dân chúng.
Trong tấm ảnh này người ta thấy ông Hồ đang dùng gàu sòng tát nước với
một người khác, quanh ông ta là một đám đông đứng xem.
Các ý kiến bình luận xem tấm ảnh này là sự tuyên truyền vụng về và
ông Hồ Chí Minh thì giả dối. Gàu sòng vốn là một phương tiện để đưa nước
từ sông, hồ vào ruộng đồng nhưng trong ảnh, ngoài hố sâu để ông Hồ Chí
Minh “biểu diễn” việc dùng gàu sòng, quanh ông ta chỉ có dân chúng.
Nhiều người cho rằng, nên dùng tấm ảnh này để chứng minh “Bác muốn tát
nước vào dân”. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét