Nữ tiếp viên Vietnam Airline Nguyễn Bích Ngọc. Ảnh cắt từ đài NHK.
Lời
khai mới nhất của nữ tiếp viên hàng không Việt Nam Airlines tại cơ quan
điều tra của cảnh sát Nhật, được tung ra hôm 27 tháng 3, 2014, đã gây
chấn động dư luận tại Việt Nam. Bà Nguyễn Bích Ngọc, 25 tuổi, số hiệu 35 bị bắt trước đó 3 ngày cho biết, đã tham gia đường dây buôn lậu qua sự giới thiệu và cho phép của một phi công phó của Việt Nam Airlines.
Theo đài NHK của Nhật Bản, bà Bích Ngọc bị bắt ngay sau khi đáp xuống phi trường Nagoya. Bà Ngọc bị cáo buộc về tội vận chuyển 21 chiếc áo jacket ăn cắp tại các siêu thị Nhật Bản, từ phi trường Kansai ở Osaka về Việt Nam. Trị giá số hàng ăn cắp nói trên được ước lượng khoảng 1,200 đô la.
Theo NHK, bà Bích
Ngọc phủ nhận lời cáo buộc nói bà vận chuyển hàng ăn cắp. Bà nói, không
hề biết đó là số hàng được đánh cắp từ các siêu thị của Nhật Bản, nên đã
mang về Việt Nam để nhận tiền huê hồng.
Tuy nhiên, cuối cùng thì bà Ngọc thú nhận đã tham gia đường dây buôn lậu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam, và được một ông phi công phó đồng ý, nói rằng đó là việc có thể làm để “kiếm thêm thu nhập.”
Tuy nhiên, cuối cùng thì bà Ngọc thú nhận đã tham gia đường dây buôn lậu hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam, và được một ông phi công phó đồng ý, nói rằng đó là việc có thể làm để “kiếm thêm thu nhập.”
Cũng theo bà Bích Ngọc, vị phi
công phó của Vietnam Airlines, đã giới thiệu để các tiếp viên hàng không
của mình gặp một người đàn bà Việt Nam 30 tuổi, sinh sống tại Nhật Bản,
tên là Nguyễn Thị Ngọc Nga.
Bà này nhờ các tiếp viên hàng không Vietnam Airlines đưa hàng ăn cắp về Việt Nam, giao cho em gái để bán ra thị trường. Danh tính của người em gái này hiện chưa được tiết lộ.
Cũng theo NHK, cảnh sát Nhật Bản đã yêu cầu Việt Nam cho dẫn độ một phi công phó và 4 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì dính đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp, sau khi bắt được bà Nguyễn Thị Ngọc Nga và bà Nguyễn Bích Ngọc.
NHK dẫn phúc trình của cảnh sát Nhật nói rằng, những người này đã tham gia đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ tháng 6, 2013.
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Phan Xuân Ðức, phó tổng giám đốc Việt Nam Airlines hôm 27 tháng 3, 2014 đã ngỏ lời xin lỗi Nhật Bản về sự việc đáng tiếc nêu trên.
Ông này cũng thông báo việc đình chỉ công việc của 5 nhân viên phi hành đoàn đang bị cảnh sát Nhật truy nã. Vietnam Airlines đã lấy lời khai của 5 người này, cùng với hồ sơ cá nhân của bà Bích Ngọc và sẵn sàng cung cấp cho cảnh sát Nhật.
Theo báo Dân Việt, ông Phan Xuân Ðức xác nhận rằng, các sự kiện vừa xảy ra đã gây tổn hại lớn đến uy tín của Vietnam Airlines. Theo dư luận, Việt Nam Airlines chỉ có thể phục hồi uy tín và ngăn chặn những hành vi vi phạm tương tự bằng những đòn trừng trị nặng nề các cá nhân trong nội bộ hãng mình dính tới ổ buôn lậu. (PL)
Nguyễn Thị Ngọc Nga - người cầm đầu đường dây vận chuyển
hàng hóa ăn cắp từ Nhật Bản về Việt Nam tiêu thụ.
Bà Nga đã bị cảnh sát Nhật bắt hồi tháng 2, 2014 và đã nhận tội cầm đầu đường dây phân phối hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam.Bà này nhờ các tiếp viên hàng không Vietnam Airlines đưa hàng ăn cắp về Việt Nam, giao cho em gái để bán ra thị trường. Danh tính của người em gái này hiện chưa được tiết lộ.
Cũng theo NHK, cảnh sát Nhật Bản đã yêu cầu Việt Nam cho dẫn độ một phi công phó và 4 tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines vì dính đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp, sau khi bắt được bà Nguyễn Thị Ngọc Nga và bà Nguyễn Bích Ngọc.
NHK dẫn phúc trình của cảnh sát Nhật nói rằng, những người này đã tham gia đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ tháng 6, 2013.
Theo báo Giáo Dục Việt Nam, ông Phan Xuân Ðức, phó tổng giám đốc Việt Nam Airlines hôm 27 tháng 3, 2014 đã ngỏ lời xin lỗi Nhật Bản về sự việc đáng tiếc nêu trên.
Ông này cũng thông báo việc đình chỉ công việc của 5 nhân viên phi hành đoàn đang bị cảnh sát Nhật truy nã. Vietnam Airlines đã lấy lời khai của 5 người này, cùng với hồ sơ cá nhân của bà Bích Ngọc và sẵn sàng cung cấp cho cảnh sát Nhật.
Theo báo Dân Việt, ông Phan Xuân Ðức xác nhận rằng, các sự kiện vừa xảy ra đã gây tổn hại lớn đến uy tín của Vietnam Airlines. Theo dư luận, Việt Nam Airlines chỉ có thể phục hồi uy tín và ngăn chặn những hành vi vi phạm tương tự bằng những đòn trừng trị nặng nề các cá nhân trong nội bộ hãng mình dính tới ổ buôn lậu. (PL)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét