Biệt thự của ông Hồ Quốc Việt, giám đốc công an tỉnh Bến Tre, với ba mặt tiền. (Hình: Người Cao Tuổi) |
“Phố Thường Vụ” là cách mà dân thành phố Bến Tre gọi Khu Trung Tâm
Thương Mại Bến Tre, nơi đắc địa và cũng là chỗ mà các ủy viên thường vụ
Tỉnh Ủy Bến Tre dựng biệt thự.
Sau khi công bố hình ảnh dinh cơ của ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ, đồng thời là cựu bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, ở Bến Tre, tờ Người Cao Tuổi tiếp tục thực hiện một phóng sự, giới thiệu sự giàu có đáng ngờ của hàng loạt viên chức lãnh đạo tỉnh Bến Tre.
Theo tờ Người Cao Tuổi, các ủy viên thường vụ Tỉnh Ủy Bến Tre đã tìm nhiều cách chiếm đoạt đất ở Khu Trung Tâm Thương Mại Bến Tre để dựng biệt thự làm nơi trú ngụ hoặc cho thuê, hay bán lại.
Sau khi công bố hình ảnh dinh cơ của ông Trần Văn Truyền, cựu tổng thanh tra chính phủ, đồng thời là cựu bí thư Tỉnh Ủy Bến Tre, ở Bến Tre, tờ Người Cao Tuổi tiếp tục thực hiện một phóng sự, giới thiệu sự giàu có đáng ngờ của hàng loạt viên chức lãnh đạo tỉnh Bến Tre.
Theo tờ Người Cao Tuổi, các ủy viên thường vụ Tỉnh Ủy Bến Tre đã tìm nhiều cách chiếm đoạt đất ở Khu Trung Tâm Thương Mại Bến Tre để dựng biệt thự làm nơi trú ngụ hoặc cho thuê, hay bán lại.
Dẫn đầu “phong trào”
vừa kể là ông Huỳnh Văn Be, một cựu ủy viên trung ương Ðảng, cựu bí thư
Tỉnh Ủy Bến Tre. Gia đình ông Be đã có dinh thự tọa lạc trong một khu
đất rộng hàng chục ngàn mét vuông và con trai, lúc vừa có chủ trương xây
dựng Khu Trung Tâm Thương Mại Bến Tre, chỉ mới là trung úy quân đội,
vẫn được cấp hàng ngàn mét vuông đất để xây dinh thự riêng.
Ðiểm
đáng nói là đất cấp cho con trai ông Be vốn là đất của một gia đình có
tới 11 nhà giáo, từng “đóng góp tiền của, nuôi giấu cán bộ cách mạng
trong kháng chiến chống Mỹ” nhưng vẫn bị thu hồi, chiếm đoạt trái phép.
Ông
Trần Văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ cũng được chia 300 mét vuông
trên khu đất vừa kể. Khi Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương của Ðảng CSVN yêu
cầu ông Truyền trả lại đất cho chủ sở hữu thì ông đòi bồi thường tiền
“san lấp mặt bằng” ở mức trên trời và chính quyền địa phương bó tay. Sau
đó, con trai ông Truyền dùng miếng đất này làm trụ sở độc quyền phân
phối bia Sài Gòn ở Bến Tre.
Theo tờ Người Cao Tuổi, ngoài việc
cùng ông Truyền chia nhau sử dụng đất chiếm đoạt của một “gia đình có
công với cách mạng,” ông Be còn chiếm dụng một căn nhà lầu ở phường 2,
thành phố Bến Tre và hợp thức hóa rồi cho người khác thuê lại. Vợ ông
Be, tuy chỉ là nội trợ nhưng vẫn được sắp xếp để đi công tác nước ngoài
khoảng... 30 chuyến.
Giống như thượng cấp, ông Trần Công Ngữ, cựu
phó chủ tịch tỉnh Bến Tre tuy đã có nhà và đất nhưng được duyệt cho mua
giá rẻ một căn nhà lầu hai mặt tiền ở Khu Trung Tâm Thương Mại Bến Tre
(180 triệu đồng). Mua xong, ông Hoàng bán lại với giá 7 tỉ đồng.
Các
thành viên khác trong Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy Bến Tre như ông Nguyễn Thái
Xây - cựu chủ tịch tỉnh, ông Trần Văn Cồn - cựu phó bí thư tỉnh ủy, ông
Phan Văn Láng - cựu chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Tỉnh Ủy, ông Lê Văn Sang -
cựu giám đốc công an tỉnh, ông Nguyễn Văn Tuấn - phó chủ tịch tỉnh, ông
Hồ Quốc Việt - giám đốc công an tỉnh đều được tạo điều kiện để làm giàu
theo kiểu ông Huỳnh Văn Be. Hàng chục căn nhà lầu quanh Khu Trung Tâm
Thương Mại Bến Tre đã được duyệt cho mua với giá rẻ như cho.
Không
chỉ giành nhà kiếm tiền ở Khu Trung Tâm Thương Mại Bến Tre, ông Hồ Quốc
Việt, giám đốc công an tỉnh còn giành đất trong dự án xây nhà cho những
sĩ quan công an chưa có nhà. Tờ Người Cao Tuổi cho biết, ông Việt đã
nhờ người đứng tên mua 6 lô trong dự án này để dựng một biệt thự ba mặt
tiền, rộng hàng ngàn mét vuông, khi xây dựng biệt thự, ông Việt bao luôn
cả phần đất vốn là đường thoát hiểm của khu vực.
Cũng theo tờ
Người Cao Tuổi, cán bộ và dân chúng Bến Tre đã gửi nhiều đơn, thư tố cáo
nhóm mà họ gọi là “tập đoàn quan tỉnh” cho giới lãnh đạo Ðảng CSVN. Ủy
Ban Kiểm Tra của Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng CSVN đã cử các cán bộ cao
cấp đi xác minh nhưng cuối cùng, vẫn không thể làm rõ những điều mà ai
cũng biết. (G.Ð.)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét