Việt-Long - RFA
Tách
khỏi Trung Quốc để giữ biên cương, biển đảo, hay mãi mãi quy phục bá
quyền. Cựu Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam Bùi Tín bày tỏ ý kiến như
trên trong cuộc phỏng vấn với RFA
Cựu ĐT Bùi Tín: Bộ chính trị chưa thống nhất trước thời cơ lịch sử
Còn gay
go, chưa nhất trí
Việt-Long: Ông có thể biết được gì về kế hoạch củaViệt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc?
Ô. Bùi Tín: Tôi cũng đang theo dõi tình hình ấy. Theo những gì tôi được thông tin từ trong nước ngay từ đêm hôm qua, thì hiện nay người ta vẫn còn chờ đợi. Bộ chính trị (BCT) xem ra đang thảo luận rất gắt gao nhưng chưa đạt được sự nhất trí, chưa được cả một đa số cho quyết định giải quyết theo hướng nào. Đây có thể là một thời cơ lớn để bẻ lái về đối nội cũng như đối ngoại, nhưng BCT có nắm được thời cơ này hay không, BCT có nghe được đúng lòng dân, mà khi chủ quyền quốc gia bị đụng đến, đã bật dậy, hoặc là vẫn chịu khuất phục quân bành trướng như trước đây, hoạc là phải theo một đường hướng mới, dứt tình với Trung Quốc, do anh gây sự như thế, không còn tình nghĩa đồng chí bạn bè tốt nữa mà chỉ còn giữ một mối quan hệ bình thường, và chúng ta phải gắn bó với lực lượng dân chủ của thế giới, của châu Á, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Liên Âu, Hoa Kỳ, có chỗ dựa vững chắc để đương đầu với cuộc xâm lăng thực sự của bọn bành trướng Trung Quốc.
Ô. Bùi Tín: Tôi cũng đang theo dõi tình hình ấy. Theo những gì tôi được thông tin từ trong nước ngay từ đêm hôm qua, thì hiện nay người ta vẫn còn chờ đợi. Bộ chính trị (BCT) xem ra đang thảo luận rất gắt gao nhưng chưa đạt được sự nhất trí, chưa được cả một đa số cho quyết định giải quyết theo hướng nào. Đây có thể là một thời cơ lớn để bẻ lái về đối nội cũng như đối ngoại, nhưng BCT có nắm được thời cơ này hay không, BCT có nghe được đúng lòng dân, mà khi chủ quyền quốc gia bị đụng đến, đã bật dậy, hoặc là vẫn chịu khuất phục quân bành trướng như trước đây, hoạc là phải theo một đường hướng mới, dứt tình với Trung Quốc, do anh gây sự như thế, không còn tình nghĩa đồng chí bạn bè tốt nữa mà chỉ còn giữ một mối quan hệ bình thường, và chúng ta phải gắn bó với lực lượng dân chủ của thế giới, của châu Á, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, Liên Âu, Hoa Kỳ, có chỗ dựa vững chắc để đương đầu với cuộc xâm lăng thực sự của bọn bành trướng Trung Quốc.
An
ninh-quốc phòng về một bên
Việt-Long: Như vậy là BCT có hai khuynh hướng?
Bùi Tín: Nếu xem xét kỹ thì thấy Tổng Bí Thư (TBT)
là ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay vẫn rất dè dặt, thận trọng, gần như giữ nguyên
đường lối ngả hẳn về phía Trung Quốc, không dám thay đổi hẳn. Riêng Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng thì, theo lời nói của ông, ông muốn phát đơn kiện Trung Quốc
như đã nói ở Manila, và đã có những lời tố cáo khá mạnh, theo với nhân dân. Tôi
nghĩ đấy là một khuynh hướng nữa.
Việt-Long: Còn những nhân vật khác trong BCT theo
khuynh hướng nào?
Bùi Tín: Theo tôi được biết, lực lượng an ninh và lực
lượng quân sự có vẻ ngả về phía Thủ tướng, trong khi lực lượng tuyên huấn ngả về
phía TBT Nguyễn Phú Trọng. Lực lượng của ban Tổ chưc trung ương, của Tô Huy Rứa,
của Đinh Thế Huynh vẫn đang còn lưỡng lự, nhưng mà ngả về phía Nguyễn Phú Trọng.
Do đó chuyến đi của Phạn Bình Minh theo lời yêu cầu của Mỹ mời sang để thảo luận
về cuộc khủng hoảng biển Đông đã bị trì hoãn, chưa định được ngày. Ông Phạm
Bình Minh không là Ủy viên BCT, nên phải theo chỉ thị của TBT, đó là lý do.
Những bàn
tay có điều kiện
Việt-Long: Hiện đang có một phái đoàn Thượng nghị sĩ
Hoa Kỳ làm việc ở Việt Nam, nói chuyện với Việt Nam. Điểm thứ hai là Thủ tướng
nhật Shinzo Abe chuẩn bị đọc diễn văn tại Hội nghị Shangri-La lên án Trung Quốc
về hành động xâm lấn ở biển Đông. Ông nhận định ra sao về khuynh hướng của Hoa
Kỳ, các nước dân chủ phương Tây và dân chủ ở châu Á về vấn đề biển Đông của Việt
Nam hiện nay?
Bùi Tín: Tôi được biết phái đoàn (nghị sĩ Mỹ) ấy
hiện nay có mặt ở Hà Nội, rất đúng lúc, và đúng lúc quốc hội Việt Nam đang họp,
Vùa rồi ông trưởng đoàn (Mỹ) có gặp chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Ông
Nguyễn Sinh Hùng có tố cáo Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ lúc này đúng là thời
cơ. Nhật Bản, Mỹ, Philippines đã chìa tay thân thiện, chìa tay gần như ủng hộ
Việt Nam đương đầu với bành trướng. Nhưng Việt Nam có nhận cái chìa tay thân
thiện đó không, thời cơ đó không, hay lại bỏ tuột mất thời cơ.
Việt-Long:
Những cái chìa tay nào cũng có điều kiện trong đó. Và điều kiện của Hoa Kỳ,
phương Tây là Việt Nam phải dân chủ hóa...
Bùi Tín: Đúng như thế. Đường lối đối nội và đối
ngoại gắn bó chặt chẽ với nhau. Điều kiện để bẻ hướng đối ngoại là trước hết phải
bẻ hướng về đối nội. Tức là thực thi dân chủ. Anh Việt-Long có nhớ là hôm mùng
1 tháng giêng vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu một thông điệp rất
hay, rất tốt, trong đó ông nói rõ là "dân chủ và pháp quyền là hai thành
quả song sinh của nền chính trị hiện đại" và ông cam kết sẽ thục hiện...
Đã nói,
hãy làm
Việt-Long: Xin ngắt lời ông để báo rằng hôm qua
trong mục Thế giới Trong tuần chúng tôi đã nhận định rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng có nhiều chính sách rất cởi mở, tiến bộ nhưng ông không thực hiện. Bởi vì
từ đầu năm đến giờ ta thấy người dân chưa được thêm quyền dân chủ nào cả, chỉ bị
đàn áp thêm...
Bùi Tín: Đúng thế. Hôm qua tôi đã viết một bài báo
gọi là "Nói để làm, hay nói rồi để đấy" cho gió bay qua. Cho nên
chính lúc này là lúc phải làm. Nhân dân đã có yêu cầu cấp bách; mà anh đã hứa,
đã thề thốt, và lời hứa đầu năm bao giờ cũng là lời hứa tốt đẹp để đạt kết quả
mỹ mãn. Ông đã nói dân chủ ngày đầu năm, hứa pháp quyền ngày đầu năm, đó là hai
điểm yếu nhất của chế độ. Ông cam kết đến như thế, thì làm đi! Đây là một dịp
may hiếm có, một thời cơ nghìn năm có một. Lòng dân đã biểu thị, cho nên tôi
nghĩ ngày nay người lãnh đạo mà hiểu được lòng dân, bẻ lái được về đối nội và đối
ngoại một cách có hệ thống thì sẽ được to. Nhân dân ta sẽ có chuyển biến rất lớn,
và thế ngoại giao của ta sẽ khác hẳn. Tôi nói thêm là đừng sợ Trung Quốc. Tôi
nhớ là cách đây 30 năm, Đặng Tiểu Bình đã dặn Giang Trạch-Dân, rỉ tai dặn kỹ 4
chữ "Thao quang dưỡng hối" tức là 30 năm tới hãy tránh ánh sáng, dưỡng
hối là nuôi dưỡng bóng tối, cái âm mưu bốn hiện đại ấy. Trong thời kỳ đó đừng lộ
nanh vuốt vội, đừng vội mà bị chặn lại. Nay thì đang vội quá, cho nên đang bị
khối liên minh Hoa Kỳ-Nhật, Hoa Kỳ-Thái Lan, Hoa Kỳ-Philippines chặn lại sớm,
mà đến bao giờ anh mới có lực lượng hải quân ngang với Mỹ để có thể chiếm được
biển Đông này. Tôi nghĩ đây là sai lầm chiến lược của Bắc Kinh mà ta cần nắm chắc
lấy để chuyển sang hướng mới cho đất nước.
Việt-Long: BCT liệu có được đảm lược chính trị, có
được quyết tâm chính trị để thực hiện điều đó cho Việt Nam không?
Bùi Tín: Tôi hoài nghi lắm! Bởi vì cái gánh nặng về
giáo điều nó nặng quá. Muốn như vậy thì anh phải bỏ cái Mác-Lê Nin đi chứ...
Nhu cầu chiến lược từng thời đại
Việt-Long: Không làm được như vậy thì làm sao nắm được
cái phao mà phương Tây và Nhật Bản đã đưa ra?
Bùi Tín: Cho nên tôi nghĩ đây là thời cơ nghìn năm
có một! Đây là thừ thách. Lúc này chỉ có cách nhân dân phải biểu thị sức ép với
lãnh đạo mạnh hơn nữa. Giới trí thức phải lên tiếng mạnh hơn nữa để thuyết phục
các lãnh đạo. Lãnh đạo hiện nay đã phân hóa, nhưng phân hóa chưa đủ nên phải có
một tác động. Bây giờ rõ ràng thế giới đã chìa tay cho anh rồi. Và nhu cầu chiến
lược là như thế... Ở đây tôi cũng nói thêm với anh Việt-Long là bà con ta ở hải
ngoại có nhiều người có định kiến với Mỹ, rằng Hoa Kỳ đã bỏ rơi Việt Nam Cộng
hòa, có đáng tin cậy nữa không. Tôi thấy cần rõ rằng họ bỏ rơi lúc bấy giờ
là vì nhu cầu chiến lược của thời chiến tranh lạnh, phải tranh thủ Trung Quốc để
đánh gục Liên Xô là kẻ thù số một. Nhưng bây giờ yêu cầu chiến lược, lợi ích
chiến lược của Mỹ là chặn cái thằng bành trướng Trung Quốc lớn nhất. Họ cần ta.
Lúc này họ rất cần ta. Họ chìa tay cho ta, tại sao ta không nắm thời cơ này? Ta
bỏ tuột thời cơ này thì phải nói là vĩnh viễn mất hết. Hãy trở lại với nhân
dân, trở lại với chính nghĩa, trở lại với dân tộc, đi với thời đại. Còn chủ
nghĩa Mác-Lê Nin, chủ nghĩa xã hội ảo tưởng, với Cộng Sản... là thuộc về quá khứ.
Phải dứt với quá khứ, cái quá khứ đó dính với tội ác, dính với sai lầm chiến lược.
Ta phải đi với nhân dân, đi với thời đại thì sẽ có tất!
Việt-Long: Xin cám ơn ông Bùi Tín đã dành cho chúng
tôi cuộc phỏng vấn hôm nay.
nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese
0 nhận xét:
Đăng nhận xét