Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe đến phi cảng quốc tế Changi, Singapore. (Hình: IISS/SLD) |
Hà Tường Cát/Người Việt
Hội
nghị Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore họp trong 3 ngày từ Thứ Sáu 30
tháng 5 đến Chủ Nhật 1 tháng 6 chắc chắn sẽ đem thêm nhiều yếu tố cho
cuộc đối đầu căng thẳng trên Biển Đông, dù đây chỉ là cuộc đối thoại về
an ninh Châu Á.
Tên chính thức của
hội nghị là Asia Security Summit : Shangri-La Dialogue (SLD), nghĩa là
Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á: Đối thoại Shangri-La. Đây là một
diễn đàn an ninh liên chính phủ do cơ quan nghiên cứu độc lập IISS
(International Institute for Strategic Studies=Viện Nghiên Cứu Chiến
Lược Quốc Tế) trụ sở ở London, Anh, tổ chức hàng năm từ 2002 tại
Singapore, với sự tham dự của các bộ trưởng quốc phòng và các tướng lãnh
quân đội 27 quốc gia Châu Á -Thái Bình Dương.
Hội nghị SLD lấy tên của nơi được tổ chức, khách sạn 5 sao Shangri-La
ở Singapore, khách sạn đầu tiên và lớn nhất trong hệ thống Shangri-La
Hotels and Resorts gồm hơn 110 khách sạn trên khắp thế giới, trụ sở
trung ương đặt tại Hong Kong.
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe sẽ là người đọc bài phát biểu chính năm nay, năm ngoái là Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe sẽ là người đọc bài phát biểu chính năm nay, năm ngoái là Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.
Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel sẽ tham dự SLD 2014, chuyến
công du lần thứ 5 của ông đến khu vực Đông Nam Á. Khi loan báo tin này,
Phó Đề Đốc Jack Kirby, phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, nói thêm: “Đây là
một dịp quan trọng để tạo động lực mà chúng ta đã hoàn thành trong việc
củng cố sự can dự và hợp tác tại khu vực”.
Vào thời điểm đang có những căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, việc Thủ Tướng Shinzo Abe chiếm diễn đàn, đọc bài diễn văn chính trong đêm khai mạc là chuyện không mấy hài lòng đối với Trung Quốc. Gần đây ông đã so sánh những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông với việc Nga xâm chiếm bán đảo Crimea và cho rằng khu vực này đang trong tình hình trước khi xảy ra Thế Chiến lần thứ nhất.
Một số quan sát viên hoài nghi là Trung Quốc có thể tẩy chay SLD vì sự xuất hiện của thủ tướng Nhật. Trong kỳ họp đầu tiên của SLD, các thành viên phái đoàn Trung Quốc cũng từng đứng dậy bỏ ra ngoài phòng họp để phản đối sự có mặt của phái đoàn Đài Loan.
Nhưng năm nay, Trung Quốc không tái diễn kịch bản đó và đưa tới Singapore một đoàn đại biểu hùng hậu. Tân Hoa Xã cho biết tướng Wang Guanzhong, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là người cầm đầu phái đoàn và sẽ có bài phát biểu trình bày khái niêm an ninh mới cho Á Châu đã được Chủ Tịch Tập Cận Bình đề ra trong hội nghị CICA lần thứ tư (Hội nghị Tương Tá và Xây Dựng Tin Cậy họp tại Thượng Hải mười ngày trước).
Tạp chí The Diplomat ở Nhật chú ý tới việc trong phái đoàn Trung Quốc còn có bà Fu Ying, chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội. Theo tờ báo này, bà Fu sẽ được dùng làm một bàn tay sắt trong bao tay nhung. Vào thời kỳ Trung Quốc – Philippines đối đầu tranh chấp trên Biển Đông ở bãi ngầm Scarborough Shoal, bằng lời lẽ mềm mỏng của bà, Bắc Kinh tìm cách nhắc Manila rằng “đừng phán đoán sai tình thế” và “chớ leo thang căng thẳng mà không xét tới các hậu quả”.
Vào thời điểm đang có những căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc, việc Thủ Tướng Shinzo Abe chiếm diễn đàn, đọc bài diễn văn chính trong đêm khai mạc là chuyện không mấy hài lòng đối với Trung Quốc. Gần đây ông đã so sánh những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông với việc Nga xâm chiếm bán đảo Crimea và cho rằng khu vực này đang trong tình hình trước khi xảy ra Thế Chiến lần thứ nhất.
Một số quan sát viên hoài nghi là Trung Quốc có thể tẩy chay SLD vì sự xuất hiện của thủ tướng Nhật. Trong kỳ họp đầu tiên của SLD, các thành viên phái đoàn Trung Quốc cũng từng đứng dậy bỏ ra ngoài phòng họp để phản đối sự có mặt của phái đoàn Đài Loan.
Nhưng năm nay, Trung Quốc không tái diễn kịch bản đó và đưa tới Singapore một đoàn đại biểu hùng hậu. Tân Hoa Xã cho biết tướng Wang Guanzhong, Phó Tổng Tham Mưu Trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, là người cầm đầu phái đoàn và sẽ có bài phát biểu trình bày khái niêm an ninh mới cho Á Châu đã được Chủ Tịch Tập Cận Bình đề ra trong hội nghị CICA lần thứ tư (Hội nghị Tương Tá và Xây Dựng Tin Cậy họp tại Thượng Hải mười ngày trước).
Tạp chí The Diplomat ở Nhật chú ý tới việc trong phái đoàn Trung Quốc còn có bà Fu Ying, chủ tịch ủy ban đối ngoại quốc hội. Theo tờ báo này, bà Fu sẽ được dùng làm một bàn tay sắt trong bao tay nhung. Vào thời kỳ Trung Quốc – Philippines đối đầu tranh chấp trên Biển Đông ở bãi ngầm Scarborough Shoal, bằng lời lẽ mềm mỏng của bà, Bắc Kinh tìm cách nhắc Manila rằng “đừng phán đoán sai tình thế” và “chớ leo thang căng thẳng mà không xét tới các hậu quả”.
Bà Fu Ying cũng từng đối đáp đốp
chát với Tokyo. Hồi đầu năm nay bà công khai phê phán Nhật về quá khứ
quân phiệt và đã không cố gắng chuộc lại lỗi lầm đó. Thủ Tướng Abe sẽ
gặp một đối phương không dễ tại SLD khi Nhật muốn đối lại ảnh hưởng của
Trung Quốc bằng cách can dự nhiều hơn vào Đông Nam Á, bởi vì chính nơi
đây cũng có những lo ngại từ quá khứ cũng như tương lai về triển vọng
tái võ trang của Nhật và tác động đến ổn định khu vực.
Trung Quốc vẫn coi SLD là phản ánh của hiện trạng và như thế củng cố
cho sự khống chế của Hoa Kỳ ở khu vực. Do đó thoạt đầu Trung Quốc đã đến
với SLD một cách ngần ngại, chỉ gởi phái đoàn với những viê chức cấp
thấp. Sự kiện này thay đổi trong ít năm gần đây và cả năm nay, người ta
nhận thấy Trung Quốc đã có tham vọng tìm ra con đường hành xử tự do hơn
không còn bị trói buộc vào nguyên trạng. Bằng cách tiếp cận ấy ở SLD,
thông điệp của Trung Quốc đơn giản là muốn tìm được vị trí cho mình và
theo điều kiện của mình.
Tại SLD năm nay, những tiếng nói quan trọng mà người ta chờ đợi sẽ là
từ phía Nhật, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Việt Nam. Báo Quân Đội Nhân Dân của
Việt Nam cho biết Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh sẽ dẫn đầu
phái đoàn của Hà Nội. Cùng đi với Đại Tướng Thanh sẽ là Thượng Tướng
Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Quốc Phòng. Các diễn biến phức tạp trên Biển
Đông chắc chắn sẽ trở thành một trong những chủ đề thảo luận tại SLD
2014.
Cùng với những sự đụng độ hàng ngày quanh giàn khoan HD 981 xâm phạm
trái phép vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vụ tàu cá DNna 90152
bị tàu Trung Quốc số 11209 cố tình đâm chìm gần giàn khoan là sự kiện
nghiêm trọng nhất. Phó chủ tịch quốc hội Việt Nam Huỳnh Ngọc Sơn gọi đây
là hành động khủng bố. Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Itsunori Onodera coi
việc nhiều tàu cá Trung Quốc bao vây, đâm chìm một tàu cá Việt Nam là
đáng báo động.
AFP dẫn lời của Tổng Thống Barack Obama phát biểu trong lễ mãn khóa
sinh viên sĩ quan Học Viện West Point hôm Thứ Tư: "Sự gây hấn mang tính
khu vực dù chỉ xảy ra ở miền Nam Ukraine, Biển Đông hay bất cứ nơi nào
trên thế giới, nhưng nếu không được kiểm soát thì cuối cùng sẽ ảnh hưởng
đến các đồng minh và có thể khiến quân đội Mỹ vào cuộc",
Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin, chủ tịch Tiểu Ban Đông Á – Thái Bình Dưng
thuộc Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ, trong cuộc họp báo ở Việt Nam
khẳng định việc tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa là
hành động nguy hiểm, không chấp nhận được. Ông cho biết sẽ qua
Singapore tham dự SLD và đưa vấn đề căng thẳng hiện nay tại Biển Đông
cùng hành động khiêu khích của Trung Quốc ra diễn đàn quan trọng này.
Mặc dầu người ta không tin rằng đối thoại Shangri-La, trong các phiên
họp chính thức cũng như các cuộc gặp gỡ bên lề giữa các giới chức, có
thể đem đến một sự khai thông nào đó trong vấn đề giàn khoan, nhưng qua
một loạt những hoạt động ngoại giao từ phía Việt Nam và trước nhãn quan
quốc tế, Trung Quốc không thể nào tiếp tục lập luận ngoan cố và lời lẽ
tuyên truyền xuyên tạc của họ như cho đến nay, và sẽ buộc phải có hành
động đáp ứng cụ thể trong tương lai không xa.
Hà Tường Cát/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét