Nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận khai thác cát lậu ngay phía dưới lưới điện cao thế 220 KV - (Hình:Thanh Niên) |
Một
ông nguyên là giám đốc Sở Tư Pháp tỉnh Bình Thuận ngang nhiên khai thác
cát lậu suốt một thời gian dài bất chấp luật lệ nhà nước.
Nếu là một người
dân thường có lẽ đã bị còng đầu từ lâu nếu không chung chi đầy đủ cho
quan chức đương quyền. Với ông Trần Văn Xê, nguyên giám đốc Sở Tư Pháp
Bình Thuận, thì ông phải hiểu biết luật lệ hơn ai hết.
Tờ Thanh Niên các ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật cho biết, “một công trường
khai thác cát lậu hoành tráng và công khai như chốn không người ngay
sát chân núi Bành (huyện Hàm Thuận Bắc, tình Bình Thuận) mà ông chủ là
nguyên giám đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận.”
Khi nhà báo tới nơi, họ thấy “những chiếc máy đào đang múc cát lên
thành từng luống như những luống khoai khổng lồ. Cát được tập kết ngay
ven đường. Xe ben có thể vào tận nơi chở cát. Xung quanh là tiếng máy nổ
ì ầm đang hút cát”. Người ta thấy có tất cả 7 chiếc máy múc đang hoạt
động trong khu vực rộng tới hàng chục héc ta. Đó là chưa kể những chiếc
xe múc không hoạt động.
Hỏi thăm thì được biết những khu đất rộng lớn khoảng 150 ha đang khai
thác cát là của người dân địa phương “đã bán hết cho anh em ông Xê”.
Không những vậy anh em ông còn là chủ cả trăm ha đất quanh đó.
Một trong những chuyện bất chấp luật lệ nổi bật của ông nguyên giám
đốc Sở Tư Pháp Bình Thuận là “toàn bộ khu vực mà các công nhân của ông
Xê đang khai thác cát đều nằm phía dưới lưới điện cao thế 220 KV Hàm
Thuận Đa Mi. Thậm chí máy đào tiến sát, chỉ cách chân trụ điện cao thế
từng 5 m để múc cát, tạo thành những cái ao sâu ngay chân trụ điện.”
Theo tờ Thanh Niên, từ đường trục chính của xã Hàm Liêm, các xe chở
cát phải qua lại một cây cầu bắc qua kênh thủy lợi Sông Quao. Chiếc cầu
này chỉ có tải trọng 10 tấn cho xe chở nông sản của người dân đi qua.
Theo một cán bộ của UBND xã, hàng ngày có hàng chục, thậm chí ban đêm có
hàng trăm lượt xe qua lại chở cát khiến chiếc cầu này có nguy cơ bị sập
bất cứ lúc nào.
Con đường từ trục chính vào thôn 2 được nhà nước đầu tư hàng chục tỉ
đồng cho dân lưu thông. Kể từ khi ông Xê khai thác cát thì con đường này
đầy rẫy ổ gà, ổ voi vì xe chở cát quá tải ra vào như mắc cửi. Đáng chú ý
là tất cả các xe vào “ăn” cát đều phải băng ngang qua tuyến đường sắt
Bắc - Nam. Biển cảnh báo “nguy hiểm” của ngành đường sắt bị xe chở cát
đè bẹp xuống đường.
Nhà báo tới chất vấn viên chức xã Hàm Liêm thì được chìa ra cho coi
hàng xấp giấy biên bản của rất nhiều lần khai thác cát lậu và cũng từng
bị huyện Hàm Thuận Bắc xử phạt nhiều lần.
Ông chủ tịch huyện khi bị nhà báo chất vấn về vục việc thì làm ra vẻ không biết rõ và còn nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.
Ông chủ tịch huyện khi bị nhà báo chất vấn về vục việc thì làm ra vẻ không biết rõ và còn nói: “Ông này quá coi thường pháp luật dù từng là giám đốc cơ quan tham mưu pháp luật. Tôi sẽ cho thành lập ngay tổ công tác đi kiểm tra thực tế và tổng hợp hồ sơ chuyển cho cơ quan công an xử lý hình sự”.
Tại sao xử phạt nhiều lần mà ông Xê vẫn cứ ngang nhiên làm tới? Không
ai tin ông chủ tịch huyện không đủ thẩm quyền chận đứng hành động phi
pháp ngay trong vùng thẩm quyền pháp lý của ông.
Bà chủ tịch xã Hàm Liêm than rằng: “Chúng tôi có rất ít thẩm quyền.
Chẳng hạn như công an xã không có quyền chặn xe cát đang lưu thông để
kiểm tra. Có khi đoàn kiểm tra lên đến nơi thì không thấy ai hết...”
Nếu không có người mật báo trước về sự xuất hiện của kiểm tra, không
thể có chuyện đoàn kiểm tra tới nơi mà “không thấy ai hết”. Hoạt động
bất chấp luật lệ của nhà cầm quyền của ông Trần Văn Xê chỉ là một trong
những chuyện thường ngày ở huyện. Nếu không mua sẵn “ô dù”, ông đã không
ngang nhiên khai thác cát lậu.
Trong bản tin hôm Chủ Nhật, báo Thanh Niên nói thêm rằng không phải
chỉ có một điểm khai thác cát lậu mà còn “phát hiện thêm hai điểm khai
thác cát trái phép khác” của ông Trần Văn Xê khi đoàn công tác gồm đại
diện Phòng Cảnh Sát Kinh Tế, cảnh sát môi trường (công an Bình Thuận)
đến thị sát.
Được biết, cát khai thác lậu của ông Xê chiếm đến 40% thị phần cát
xây dựng ở Phan Thiết. Những người khác khai thác cát đúng luật, có giấy
phép nên bị đánh thuế, cát bán đắt hơn là cát lậu không thuế của ông
Xê, tờ Thanh Niên nói. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét