Vụ án “Xét lại chống đảng”, bắt đầu từ năm 1964 với cao trào bắt người
bỏ tù là 1967, còn gọi là vụ án Hoàng Minh Chính, là vụ thanh trừng nội
bộ của đảng CSVN lớn nhất trong toàn bộ lịch sử của đảng đến nay, vì đã
thay đổi tàn khốc số phận cuộc đời của gần 300 nạn nhân trực tiếp bị bắt
tù không xét xử nhiều năm, trong đó có khoảng 40 cán bộ cao cấp, và dìm
vào tăm tối cuộc đời hàng ngàn người khác trong gia đình họ…
Vụ án đó cũng chính là một trong những cú bẻ lái, những bước ngoặt của
đảng CSVN đưa dân tộc Việt Nam vào những ngõ cùng định mệnh…
Cho đến nay tất cả mọi nạn nhân đều vẫn kêu oan và họ chỉ yêu cầu một
điều: đảng của họ hãy mang vụ án ra xét xử công khai theo pháp luật, mà
đảng CSVN thì vẫn im lặng suốt 50 năm nay, không lời giải thích.
Tôi không có tham vọng - vì không thể dù rất muốn – giải mã vụ án này.
Có lẽ nó sẽ chỉ được giả mã chính thức và hoàn toàn sau khi đảng CSVN sụp
đổ. Như vậy cũng sẽ sớm thôi, trong vòng 10 năm tới!
Với bài này, tôi chỉ xin góp một góc nhìn cá nhân về hai điều: ai tạo ra
và điều khiển vụ án và kẻ đó muốn lái đất nước đi về đâu?, và nguyên
nhân hai nạn nhân nổi tiếng trong vụ án là cha con ông Vũ Đình Huỳnh và ông Vũ Thư Hiên bị vướng vào vụ án đó, mà thôi.
Sơ lược vụ án “xét lại chống đảng”
Năm 1964, sau khi lên thay Stalin, Nikita Khrutsev triệu tập hội nghị
các đảng cộng sản tại Moscow, có 76 trên tổng số 81 đảng cộng sản trên
thế giới lúc đó tham dự. Khrutsev đã đọc tham luận phê phán việc thần
tượng cá nhân lãnh tụ (của Stalin), đồng thời đưa ra chiến lược chung
sống hòa bình với các nước tư bản cho tất cả các đảng cộng sản, được
trên 70 đảng ủng hộ. Trong số phản đối có đảng CSTQ. Đảng CSVN bỏ phiếu
trắng duy nhất ở Moscow nhưng về Hà Nội lại ra Nghị quyết TƯ 9 (NQ9)
xác định và tuyên bố đảng CSVN hoàn toàn theo đường lối chính trị và
ngoại giao của đảng CSTQ chống “xét lại Liên xô”, giống như một cam kết
Thành Đô về đường lối chính trị và ngoại giao của đảng vậy.
Tuy nhiên, có một số cán bộ cao cấp trong đảng CSVN không đồng ý với
NQ9, và tất cả số đó đã bị bắt và bị tù trong vụ án “xét lại chống
đảng”, trong đó nổi bật nhất là ông Hoàng Minh Chính, Viện trưởng Viện
Triết học Mác-Lênin, vì ông đã công khai phân phát bài viết của mình
chống chủ nghĩa giáo điều (TQ) trước Hội nghi Trung ương 9 năm đó
(1964).
Cùng bị bắt năm 1967 và bị giam dài hạn không có án như ông Hoàng Minh Chính có gần 300 người trong đó có các cán bộ cao cấp nhất là: ông Đặng Kim Giang (thiếu tướng, thứ trưởng Bộ Nông trường), ông Phạm Kỹ Vân (phó Tổng biên tập tạp chí Học tập), ông Lê Trọng Nghĩa (Đại tá, Cục trưởng Cục Tình báo), ông Lê Minh Nghĩa (Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng), ông Đỗ Đức Kiên (Đại tá, Cục trưởng cục Tác chiến), ông Hoàng Thế Dũng (Tổng Biên tập báo QĐND),ông Minh Tranh và ông Nguyễn Kiến Giang (chánh và phó Giám đốc nhà xuất bản Sự thật), ông Trần Minh Việt (phó Bí thư Thành ủy Hà nội), ông Phạm Hữu Viết (phó Tông biên tập báo Hà Nội mới), ông Trần Thư (Tổng thư ký báo QĐND), và ông Vũ Đình Huỳnh (đã nghỉ hưu 3 năm, nguyên Vụ trưởng Vụ Lễ tân Bộ Ngoại giao) và ông Vũ Thư Hiên (con trai ông Vũ Đình Huỳnh, nhà báo)…
Ngoài những người bị bắt giam còn có khoảng 40 cán bộ trung cao cấp ở
lại tị nạn chính trị tại Liên xô và một số cán bộ cao cấp bị cách chức
và khai trừ đảng như: ông Ung Văn Khiêm (Ủy viên Bộ CT, Ngoại trưởng), ông Nguyến văn Vịnh (Trung tướng, Thứ trưởng Bộ QP), ông Lê Liêm (Thư trưởng Bộ Văn hóa), và ông Bùi Công Trừng (phó Chủ nhiệm UB Khoa học NN)…
Nguyên nhân và đối tượng chính của vụ án “xét lại chống đảng”
Nhiều người, trong đó có cả các nạn nhân vụ án như ông Vũ Thư Hiên, nói
nguyên nhân vụ án là do phe Lê Duẩn-Lê Đức Thọ muốn hạ uy tín của ông
Giáp hay muốn triệt hạ ông Giáp thông qua việc triệt hạ các tay chân
thân tín của ông. Theo tôi, đấy chỉ là hỏa mù của đảng để xóa nguyên
nhân thật của vụ án, dựa trên sự mê tín cuồng điên của dân với Giáp
Có chuyên gia nước ngoài nói đó là cuộc đấu tranh tư tưởng chính trị nội
bộ đảng CSVN. Đấu tranh thì phải có hai phía và diễn đàn đấu tranh chứ?
Vụ án này chỉ có đàn áp từ một phía…
Tôi thì thấy, nguyên nhân vụ án là đảng muốn xử lý những cán bộ không
cùng quan điểm chính trị theo Tàu hoàn toàn như Nghị quyết 9, thực chất
là cuộc bẻ lái đường lối chính trị của đảng CSVN theo đảng CSTQ.
Và đối tượng vụ án chủ yếu là các cán bộ quân sự cấp cao ở văn phòng Bộ
QP và cán bộ chủ chốt các báo chí chính trị của đảng CSVN –là những cơ
quan tham mưu chủ chốt đưa ra đường lối chính trị và quân sự của đảng.
Vậy quan điểm chính trị của đảng CSTQ mà đảng CSVN hoàn toàn tuân theo
như trong NQ9 là gì? Đó là Mao muốn chiến tranh với tư bản thay vì chung
sống hòa bình, Mao muốn thần tượng bản thân còn hơn cả Stalin thay vì
chống thần tượng lãnh tụ như Khrutsev.
Với Việt Nam thì đó là phải tiến hành chiến tranh “giải phóng” miền Nam
(thực ra là xâm lược nước VNCH) và phải thần tượng “cha già dân tộc” Hồ
và xóa đi lịch sử dân tộc trước khi có Hồ.
Ai đứng sau đạo diễn vụ án “xét lại chống đảng”?
Người ta nói vụ án là cưộc đấu đá nội bộ giữa phe Duẩn-Thọ-Thanh với phe
tướng Giáp để hạ Giáp. Thật là nực cười. Hạ Giáp làm gì chứ vì ngay sau
1954 Giáp đã mất hết thực quyền rồi, chỉ còn như bù nhìn? Và nếu có sự
đấu đá nội bộ đảng CSVN thế thì “cha già dân tộc” Hồ đứng ở đâu? Trường
Trinh ở đâu? Đồng ở đâu? Chả thấy ai nói về quan điểm của Hồ, Đồng,
Chinh về Nghị quyết 9 năm 1964 đó cả? Chắc chắn là họ đồng ý hết thì nó
mới được thông qua ở Bộ Chính trị chứ! Giáp cũng chắc chắn không chống
NQ9 đó!
Vậy tại sao Duẩn-Thọ-Thanh lại nghênh ngang tiến hành vụ “xét lại chống
đảng” như thế? Vì Hồ, Đồng, Chinh và cả Giáp đều âm thầm ủng hộ.
Trước đó, chính Hồ Chí Minh đã chọn bộ ba Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn
Chí Thanh và đưa họ từ trong Nam ra sau Geneve, đặt họ lên những vị trí
cao nhất trong đảng và quân đội, ngang và hơn cả vị trí các lãnh tụ con
Đồng-Chinh-Giáp. Hồ luôn đứng sau họ (Duẩn-Thọ-Thanh) để giúp họ thực
thi “Đề cương cách mạng Giải phóng miền Nam”. Tại sao ư? Vì nó rất phù
hợp với đường lối chiến tranh chiếm miền Nam VN và phá bỏ Hiệp định
Geneve của Mao và Chu mà Hồ phải thực hiện.
Từ 1954 đến 1964 Hồ đã chuẩn bị và đưa bộ ba mới nổi Duẩn-Thọ-Thanh lên
cao để làm việc đó – chiến tranh chiếm miền Nam, và vụ án “xét lại chống
đảng cũng là đế chuẩn bị toàn tâm toàn lực cho việc đó!
Với vụ án “xét lại chống đảng”, Hồ đã điều khiển từ đằng sau
Duẩn-Thọ-Thanh loại bỏ hoàn toàn phương án chung sống hòa bình của
Khrutsev đang có dấu hiệu được đón nhận và lan tỏa trong đảng CSVN lúc
đó, đặt nước VNDCCH cùng 17 triệu dân miền Bắc vào con đường duy nhất là
chiến tranh xâm lược VNCH mà họ gọi là “thống nhất đất nước” bằng súng
đạn và cơm gạo của TQ, vì TQ và cho TQ!
Vụ án “xét lại chống đảng” chính là bản sao ở phạm vi nhỏ hơn của cuộc
“cách mạng văn hóa” long trời lở đất mà Mao và Lâm Bưu tiến hành cùng
thời gian đó chống những người muốn chung sống hòa bình ở TQ như Lưu
Thiếu Kỳ và cả Đặng Tiểu Bình… Nó cũng hao hao như việc Hồ dùng
Giáp-Chinh-Đồng diệt các lực lượng dân tộc dân chủ của Việt Nam năm
1946-1949 để chuẩn bị cho chiến tranh với Pháp bằng cơm và đạn Tàu. Chỉ
khác là, cuộc chiến mới cần bộ ba mới, lực lượng sau lưng vẫn thế… Tàu
cộng.
Tại sao cha con ông Vũ Đình Huỳnh bị vướng vào vụ án?
Rõ ràng cha con ông Vũ Đình Huỳnh không nằm trong hai nhóm đối tượng
chính của vụ án “xét lại chống đảng” trên, vì một người đã về hưu 3 năm
rồi, mà trước khi hưu lại làm Vụ lễ tân ở Bộ Ngoại giao, không dính đến
cả quân sự lẫn tư tưởng, chính trị, càng chả có ảnh hưởng gì nữa, còn
một người chỉ là nhân viên – phóng viên của một tờ báo ảnh không có
quyền lực gì?
Thế mà, không những bị vướng vào vụ án, cha con ông Vũ Đình Huỳnh và Vũ
Thư Hiên còn là hai người bị giam giữ lâu nhất trong số tất cả các nạn
nhân vụ án – ông Huỳnh đến 1975 và ông Hiên đến 1976.
Thế nhưng, nếu để ý và đồng ý ai là tác giả và đạo diễn của vụ án như
tôi trình bày trên, thì chúng ta dễ dàng nhận thấy cha con ông Vũ Đình
Huỳnh có rất nhiều lý do khác để người ta muốn “xử lý” và tiện thể ghép
vào vụ án đó luôn mà thôi.
Lý do chính thức để ghép ông Huỳnh vào vụ “xét lại chống đảng” là vì
trước khi về hưu ông Huỳnh (theo lời kể của vợ ông là bà Phạm thị Tề và
con ông là Vũ Thư Hiên) đã công khai tỏ thái độ không đồng ý với chính
sách cải cách ruộng đất, với cải tạo công thương, với vụ nhân văn giai
phẩm và với cả NQ9 năm 1964 của đảng nữa.
Nhưng lý do chính và thực sự có lẽ là những lý do không chính thức, và
lại có khá nhiều lý do như thế mà tôi xin nêu ra bốn lý do sau:
Thứ nhất, vì liên tục thất vọng và bất mãn với các đường
lối lớn của đảng mà ông Huỳnh năm 1963 hay đầu 1964 đang là Vụ trưởng,
Đại tá cận vệ (do chính Hồ phong cho ông Huỳnh ở Paris khi theo Hồ sang
Pháp năm 1946), thư ký riêng và giúp việc thân cận của “cha già dân tộc”
Hồ Chí Mình, đã xin chuyển sang Thanh Tra Chính phủ chỗ ông Nguyễn
Lương Bằng phụ trách, rồi vì thấy ông Bằng cũng chả dám thanh tra ai cả
nên ông Huỳnh xin về hưu. Việc dám tự ý xin nghỉ chức danh bưng bô cho
Hồ của ông Huỳnh có lẽ/chắc chắn đã làm Hồ rất tự ái mà trả thù ông, vì
Hồ rất háo danh và nhỏ nhen, hèn hạ, thù dai.
Thứ hai, có thể Hồ đã lo lắng, biết đâu ông Huỳnh đã nhận
ra chân tướng thật của ‘cha già dân tộc” mà xin nghỉ việc ở Phủ Chủ
tịch? Phải kiểm tra! Và thà giết nhầm còn hơn bỏ sót!
Thứ ba, ông Huỳnh, dù vô tình và hoàn toàn không biết, cả
gia đình vợ con ông cũng không biết, nhưng đã sở hữu những bằng chứng
vật chứng có thể chứng minh Hồ không phải là Nguyễn Ái Quốc hay Nguyễn
Tất Thành! (Bản thân ông Huỳnh và gia đình đều tin ông Hồ chính là
Nguyến Ái Quốc. )
Bằng chứng đó là những bức ảnh ông Huỳnh chụp chung với Hồ ở Việt Bắc, ở
Hà Nội và ở Paris, và bức chân dung Hồ do danh họa Pablo Picasso vẽ năm
1946 ở Paris khi Hồ cùng ông Huỳnh đến thăm xưởng vẽ của Picasso. Thực
tế, đêm 18/10/1967, đúng sinh nhật Vũ Thư Hiên, lính của Trần Quốc Hoàn
ập đến bắt ông Huỳnh, khám nhà và chỉ lấy đi đúng những thứ đó: ảnh và
chân dung Hồ.
Tại sao những bức hình của ông Huỳnh với Hồ lại có thể là bằng chứng xác
định Hồ không phải NAQ? Là vì đó có thể là những bức hình toàn thân mà
ta có thể thấy rõ Hồ cao trên 1m70 (so với ông Huỳnh mà ra) trong khi
Nguyến Tất Thành chỉ cao chừng 1m52? Tại sao bức chân dung Picasso vẽ Hồ
lại có thể là bằng chứng xác định Hồ không phải NAQ? Vì Picasso có quen
biết NAQ từ những năm 1920 ở Paris và có thể Picasso đã vẽ và có chân
dung NAQ những năm 1920 đó, nếu so sánh hai bức chân dung thì sao? Nhất
là khi đó, ở Pháp, Hồ đã phủ nhận hoàn toàn mình không phải NAQ? Hồ chỉ
tự tin nhận mình là NAQ từ khoảng 1956-1958?
Thứ tư, như tôi phân tích trên, Hồ chính là tác giả và đạo diễn
vụ án “xét lại chống đảng” nhưng lại không ra mặt mà lại mượn tay lũ
Duẩn-Thọ-Thanh, Hồ thích ném đá giấu tay và là sư phụ môn này (như ngày
xưa Hồ dùng Giáp diệt hết các đối tác của mình trong Việt Minh). Cách
“giấu tay” tốt nhất là để cho mình cũng là nạn nhân, bằng cách để cho
ông Huỳnh là nạn nhân thật thì mọi người có thể suy diễn rằng Hồ không
trong phe Duẩn-Thọ-Thanh trong vụ này, tức là Hồ cũng không theo TQ, và
Hồ cũng là nạn nhân của Duẩn-Thọ-Thanh!
Nhưng vẫn còn một câu hỏi ở đây: Tại sao cả ông Vũ Thư Hiên chỉ là con
ông Huỳnh bị “dính”? Tại sao con các nạn nhân khác không bị dính như con
ông Huỳnh? Tại vì bản chất “vụ án ông Huỳnh” khác vụ án “xét lại” của
các nạn nhân khác hoàn toàn, như tôi đã chỉ ra bốn lý do trên. Bản chất
“vụ án ông Huỳnh” nghiêm trọng hơn nhiều. Vì thế, ông Huỳnh khi ra tù
không được về Hà Nội mà còn bị quản thúc 3 năm ở Nam Định, đến 1975 được
về HN với gia đình thì đã “mất trí nhớ, rất yếu, và điếc hoàn toàn…”
như vợ ông kể, mà vẫn bị Thọ thỉnh thoảng gọi lên “nói chuyện” kiểm tra…
kết quả thuốc độc? Ông Hiên là người ra tù sau cùng vì ông là con lớn
của ông Huỳnh thuở bé được tiếp xúc với Hồ nhiều, và vì con trưởng
thường được cha gửi gắm những điều hệ trọng nhất? Rất tiếc là ông Hiên
cũng như cha, một lòng tin tưởng vào “cha già dân tộc”… Chỉ có bà vợ ông
Huỳnh là không tin ông Hồ, oán ông Hồ vì cái đại nạn của chồng con
mình, gia đình mình. Có lẽ vì linh tính phụ nữ tỉnh táo hơn đàn ông
chăng?
Lời kết
Viết bài này, tôi chỉ muốn đưa ra quan điểm cá nhân về hai điều:
Thứ nhất, tác giả và đạo diễn vụ án “xét lại chống đảng”
chính là Hồ Chí Minh. Vì thế, cho đến hôm nay, không một kẻ cộng sản
chóp bu nào của VN dám hé mồm giải oan hay phục hồi danh dự cho các nạn
nhân. Họ thậm chí còn tuyên bố các nạn nhân vụ án đã được xử “nội bộ”
đúng người đúng tội. Ai đòi đưa vụ án ra công khai thì sẽ bị xử tù (như
ông Lê Hồng Hà, Chánh văn phòng Bộ CA – 2 năm tù vì đòi xét lại vụ án),
hay bị xử thêm tù (như ông Hoàng Minh Chính, sau khi ra tù năm 1975, năm
1981 ông đòi đưa vụ án ra xử công khai thì bị tù thêm 6 năm nữa, mà vẫn
chẳng có phiên tòa!)
Như vậy, với vụ án “xét lại chống đảng” Hồ muốn lái đất nước đi đâu?
Theo Tàu, quay về Tàu. Tính nhất quán của tất cả những việc lớn, những
sự kiện lớn mà Hồ hay đảng CSVN làm đều là lái đất nước quay về phương
bắc, vào vòng nô lệ Tàu – từ Hội nghị TƯ 8 trong hang Pắc Bó đến Đại hội
đảng lần II năm 1949, từ chiến dịch Biên giới 1950 đến Điện Biên Phủ
1954, từ cải cách ruộng đất đến cải tạo công thương, từ công hàm 1958
đến Nghị quyết TƯ 9 năm 1964 và vụ án “xét lại chống đảng” 1967, từ cam
kết Thành Đô 1990 đến “Hòa đờm” giàn khoan 981… tất cả, sau mỗi lần đảng
làm gì đó như thế, dân tộc đất nước Việt ta lại lún sâu hơn vào móng
vuốt Bắc thuộc…
Điều thứ hai, vụ án hai cha con ông Vũ Đình Huỳnh có bản
chất khác hẳn nội dung “xét lại chống đảng”, vì nó chỉ liên quan đến cá
nhân ông Hồ với hai cha con ông Huỳnh mà thôi, nhưng nó ảnh hưởng đến an
toàn tông tích của “cha già dân tộc”, nên nó khốc liệt hơn.
Điều thứ ba tôi muốn “nói” thêm ở đây là tôi rất mong ông
Vũ Thư Hiên đọc bài này và biết đâu một ngày nào đó ông Hiên cũng sẽ đặt
câu hỏi như tôi: liệu một người như Hồ Chí Minh có thể là một người
Việt Nam? Ví dụ, ông Hiên đã gặp ông Hồ nhiều lần, vậy ông Hồ cao bao
nhiêu? Đang sống ở Pháp, ông Hiên có thể bằng cách nào đó tìm ra xem
Nguyễn Tất Thành cao bao nhiêu, chả hạn?
Tại sao tôi muốn thế? Bởi vì nếu ông Vũ Thư Hiên – người tôi rất kính
phục – đặt câu hỏi về cá nhân Hồ như thế, ông Hiên có thể tìm được lời
giải sớm hơn ai hết, giúp dân tộc ta được sớm thoát Hồ, được giải Hồ sớm
hơn, mà sớm hơn ngày nào quí ngày đó, vì mỗi ngày là hơn 90 triệu ngày
của các con dân Việt đau thương…
Phan Châu Thành
0 nhận xét:
Đăng nhận xét