Hải quan Phần Lan tuyên bố tiếp tục điều tra về container chứa thiết bị
hỏa tiễn gửi từ Việt Nam đến Ukraine. Lô hàng này bị hải quan Phần Lan
chặn lại khi quá cảnh ở phi trường Helsinki.
Các đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không” mà Việt Nam gửi đến Ukraine,
đã bị hải quan Phần Lan thu giữ. (Hình: Internet)
Tuyên
bố vừa kể của hải quan Phần Lan được đưa ra sau khi ông Lê Hải Bình,
phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam, chính thức xác nhận, container
chứa các thiết bị hỏa tiễn bị hải quan Phần Lan phát giác và tịch thu là
của Việt Nam.
Ông Bình nói thêm
rằng Việt Nam gửi các thiết bị hỏa tiễn đến Ukraine để bảo dưỡng. Việc
bảo dưỡng nằm trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam với
Ukraine và “điều này hoàn toàn bình thường, theo đúng luật pháp và thông
lệ quốc tế.”
Container chứa thiết bị hỏa tiễn nặng khoảng một
tấn, được chuyển từ Việt Nam tới Hồng Kông, rồi được đưa từ Hồng Kông
đến Phần Lan và bị hải quan Phần Lan chặn lại tại phi trường Helsinki
hôm 24 tháng 6, 2014. Tuy nhiên, mãi đến giữa tháng 7, thông tin về vụ
gửi thiết bị hỏa tiễn từ Việt Nam sang Ukraine mới được nhiều hãng tin
quốc tế loan báo.
Chuyên gia của Bộ Quốc Phòng Phần Lan nhận định, các thiết bị hỏa tiễn trong container gửi từ Việt Nam đến Ukraine, bị hải quan Phần Lan chặn lại khi quá cảnh ở phi trường Helsinki là đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không.”
Hãng Itar Tass của Nga cho biết, những đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” đó dùng cho Vympel R 73E - một loại hỏa tiễn tầm ngắn thường được gắn trên các chiến đấu cơ Su-27, Su-30 của Nga.
Tuy phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, việc gửi các thiết bị hỏa tiễn từ Việt Nam sang Ukraine để “bảo dưỡng” là “bình thường,” “đúng luật pháp, thông lệ quốc tế,” đồng thời cho biết thêm là viên chức Việt Nam đang làm việc với các bên có liên quan để giải quyết những vấn đề về thủ tục hải quan khi container vừa kể quá cảnh tại Phần Lan, song hải quan Phần Lan vẫn khẳng định sẽ tịch thu.
Theo hải quan Phần Lan, lô hàng này đã vi phạm luật pháp của Phần Lan về xuất cảng “vật liệu quốc phòng.” AFP cho biết, hải quan Phần Lan đã phát hành một thông báo, theo đó, các đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không” là “vật liệu quốc phòng.”
Việc vận chuyển các “vật liệu quốc phòng” qua lãnh thổ Phần Lan phải được Bộ Quốc Phòng Phần Lan cho phép. Lô hàng có xuất xứ từ Việt Nam như vừa kể đã không thông báo và không xin phép Bộ Quốc Phòng Phần Lan. Hải quan Phần Lan cho biết cuộc điều tra về container chứa các đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” của Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất sáu tháng.
Trong thập niên vừa qua, Việt Nam mua rất nhiều vũ khí và phương tiện quốc phòng: 6 tàu ngầm lớp Kilo (Nga), 4 chiến hạm phóng hỏa tiễn Gepard (Nga), 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 (Nga), 6 thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter (Canada), 26 trực thăng các loại (Pháp), hệ thống hỏa tiễn địa - không S-300 (Nga), hệ thống hỏa tiễn hải - không Bastion và hỏa tiễn địa - không Igla (nga), vũ khí cá nhân (Czech),...
Người ta ước đoán, chỉ trong một thập niên, quân đội và công an Việt Nam đã chi cả trăm tỷ Mỹ kim cho việc mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh. Dẫu các chuyên gia nhận định, lý do Việt Nam tăng chi tiêu trong mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng vì thái độ hung hăng của Trung Quốc song một số người cho rằng điều đó chưa hẳn đã đúng.
Một số người từng nêu thắc mắc về chuyện tại sao Việt Nam ồ ạt mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từ quá nhiều nguồn (Nga, Pháp, Canada,...) dù đây là điều tối kỵ cho công tác hậu cần do cung cấp phụ tùng, nguyên liệu, bảo trì, sửa chữa,... sẽ hết sức khó khăn, tốn kém.
Trong quá khứ, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từng tạo ra một số scandal và bị chế độ Hà Nội dập ngay sau đó, với lý do “an ninh quốc gia.” Không phải ngẫu nhiên mà nhiều viên chức chính quyền lẫn nhà báo Việt Nam vẫn thường nói xa xôi rằng, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh của quân đội, công an là lĩnh vực do mafia điều hành.
Hồi đầu năm nay, lần đầu tiên một số đại biểu của Quốc Hội Việt Nam công khai đòi giám sát các thương vụ mua bán vũ khí và những phương tiện phục vụ quốc phòng và an ninh của quân đội, công an. Lĩnh vực trước nay vẫn để giới lãnh đạo quân đội, công an tự quyết định, không cần báo cáo và cũng chẳng có ai giám sát.
Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam tên là Nguyễn Hòa Bình, hiện đang đảm nhiệm vai trò viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, bảo rằng, những thương vụ liên quan đến mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh “không thể chỉ là đặc quyền của quân đội và công an.”
Nhân vật này khẳng định, nếu cần thì cứ việc mua hỏa tiễn, tàu ngầm nhưng nhấn mạnh “Quốc Hội phải kiểm soát được.” Ông ta đề nghị Quốc Hội Việt Nam nên thành lập một hội đồng thẩm định nhu cầu và việc mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh cho quân đội, công an.
Sự kiện lô đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” không khai báo đúng “luật pháp, thông lệ quốc tế” dẫn tới việc bị hải quan Phần Lan tịch thu, rồi cả tháng sau, lúc truyền thông quốc tế đồng loạt nêu nghi vấn, CSVN mới lên tiếng xác nhận lô hàng đó là của mình, rõ ràng là không bình thường như tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. (G.Ð)
Chuyên gia của Bộ Quốc Phòng Phần Lan nhận định, các thiết bị hỏa tiễn trong container gửi từ Việt Nam đến Ukraine, bị hải quan Phần Lan chặn lại khi quá cảnh ở phi trường Helsinki là đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không.”
Hãng Itar Tass của Nga cho biết, những đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” đó dùng cho Vympel R 73E - một loại hỏa tiễn tầm ngắn thường được gắn trên các chiến đấu cơ Su-27, Su-30 của Nga.
Tuy phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam tuyên bố, việc gửi các thiết bị hỏa tiễn từ Việt Nam sang Ukraine để “bảo dưỡng” là “bình thường,” “đúng luật pháp, thông lệ quốc tế,” đồng thời cho biết thêm là viên chức Việt Nam đang làm việc với các bên có liên quan để giải quyết những vấn đề về thủ tục hải quan khi container vừa kể quá cảnh tại Phần Lan, song hải quan Phần Lan vẫn khẳng định sẽ tịch thu.
Theo hải quan Phần Lan, lô hàng này đã vi phạm luật pháp của Phần Lan về xuất cảng “vật liệu quốc phòng.” AFP cho biết, hải quan Phần Lan đã phát hành một thông báo, theo đó, các đầu dẫn của hỏa tiễn “không đối không” là “vật liệu quốc phòng.”
Việc vận chuyển các “vật liệu quốc phòng” qua lãnh thổ Phần Lan phải được Bộ Quốc Phòng Phần Lan cho phép. Lô hàng có xuất xứ từ Việt Nam như vừa kể đã không thông báo và không xin phép Bộ Quốc Phòng Phần Lan. Hải quan Phần Lan cho biết cuộc điều tra về container chứa các đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” của Việt Nam sẽ kéo dài ít nhất sáu tháng.
Trong thập niên vừa qua, Việt Nam mua rất nhiều vũ khí và phương tiện quốc phòng: 6 tàu ngầm lớp Kilo (Nga), 4 chiến hạm phóng hỏa tiễn Gepard (Nga), 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 (Nga), 6 thủy phi cơ DHC-6-400 Twin Otter (Canada), 26 trực thăng các loại (Pháp), hệ thống hỏa tiễn địa - không S-300 (Nga), hệ thống hỏa tiễn hải - không Bastion và hỏa tiễn địa - không Igla (nga), vũ khí cá nhân (Czech),...
Người ta ước đoán, chỉ trong một thập niên, quân đội và công an Việt Nam đã chi cả trăm tỷ Mỹ kim cho việc mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh. Dẫu các chuyên gia nhận định, lý do Việt Nam tăng chi tiêu trong mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng vì thái độ hung hăng của Trung Quốc song một số người cho rằng điều đó chưa hẳn đã đúng.
Một số người từng nêu thắc mắc về chuyện tại sao Việt Nam ồ ạt mua sắm vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từ quá nhiều nguồn (Nga, Pháp, Canada,...) dù đây là điều tối kỵ cho công tác hậu cần do cung cấp phụ tùng, nguyên liệu, bảo trì, sửa chữa,... sẽ hết sức khó khăn, tốn kém.
Trong quá khứ, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh từng tạo ra một số scandal và bị chế độ Hà Nội dập ngay sau đó, với lý do “an ninh quốc gia.” Không phải ngẫu nhiên mà nhiều viên chức chính quyền lẫn nhà báo Việt Nam vẫn thường nói xa xôi rằng, mua bán vũ khí, phương tiện quốc phòng, an ninh của quân đội, công an là lĩnh vực do mafia điều hành.
Hồi đầu năm nay, lần đầu tiên một số đại biểu của Quốc Hội Việt Nam công khai đòi giám sát các thương vụ mua bán vũ khí và những phương tiện phục vụ quốc phòng và an ninh của quân đội, công an. Lĩnh vực trước nay vẫn để giới lãnh đạo quân đội, công an tự quyết định, không cần báo cáo và cũng chẳng có ai giám sát.
Lúc đó, một đại biểu Quốc Hội Việt Nam tên là Nguyễn Hòa Bình, hiện đang đảm nhiệm vai trò viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao, bảo rằng, những thương vụ liên quan đến mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh “không thể chỉ là đặc quyền của quân đội và công an.”
Nhân vật này khẳng định, nếu cần thì cứ việc mua hỏa tiễn, tàu ngầm nhưng nhấn mạnh “Quốc Hội phải kiểm soát được.” Ông ta đề nghị Quốc Hội Việt Nam nên thành lập một hội đồng thẩm định nhu cầu và việc mua sắm vũ khí, phương tiện phục vụ quốc phòng, an ninh cho quân đội, công an.
Sự kiện lô đầu dẫn hỏa tiễn “không đối không” không khai báo đúng “luật pháp, thông lệ quốc tế” dẫn tới việc bị hải quan Phần Lan tịch thu, rồi cả tháng sau, lúc truyền thông quốc tế đồng loạt nêu nghi vấn, CSVN mới lên tiếng xác nhận lô hàng đó là của mình, rõ ràng là không bình thường như tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Việt Nam. (G.Ð)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét