Ads 468x60px

Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Một Xã Hội Man Rợ

Đỗ Duy Ngọc
Mỗi ngày đọc báo, không có ngày nào thiếu tin giết nhau. Nếu chỉ nhìn qua những nguyên nhân để đưa đến những cái chết đó, ta có thể dễ dàng kết luận là chúng ta đang sống trong một xã hội tệ hơn cả súc vật trong rừng sâu. Động vật giết nhau để sống nhưng không ăn thịt đồng loại. Còn con người hôm nay thì giết nhau vì cái gì?
Rất nhiều cái chết không lí do, hoặc những lí do rất tầm phào. Vì đâu nên nỗi?
Người Việt thường tự hào về tình nhân ái. "Thương người như thể thương thân", câu này có từ ngàn xưa, nhưng tới thời đại này đã không còn giá trị!
Ngay giữa hai thành phố, một là thủ đô Hà Nội, trung tâm của cả nước, một là Sài Gòn, thành phố lớn nhất nước, chỉ trong mấy ngày xảy ra hai cái chết thương tâm giữa hàng trăm người chứng kiến. Một anh đại gia bị cắt cổ chết ngắc trên xe hơi, một thanh niên nghèo đi phát cơm từ thiện thuê bị đâm nát cổ chết tức tưởi giữa phố phường.
Chúng ta đang sống trong thời kì nào vậy? Không luật pháp, chẳng tình thương. Đã có lần trong lịch sử hiện đại, một chính sách man rợ đã chiến thắng rực rỡ một xã hội văn minh. Nhưng không ngờ, tính cách đó được phát huy và kéo dài mãi đến tận bây giờ. Mạng người như cỏ rác. Chúng ta sẽ dạy được gì cho con cháu chúng ta, khi hàng ngày những hình ảnh bạo lực liên tục đập vào mắt chúng? Và tương lai, những đứa trẻ này lớn lên chúng sẽ hành xử ra sao khi sự man dã đó vẫn còn tồn tại??? Chúng ta đang xài luật rừng. Một thứ luật khi xã hội không có luật pháp, hoặc những người bảo vệ và thực thi luật pháp đã bất lực.
10.8.2014
DODUYNGOC
***********************************

Mới đây, có người gửi đến email của tôi một bản tin ngắn có nhan đề “Chết trên quê hương Việt Nam”, được sưu tập từ báo chí trong nước. Bản tin rất ngắn, chỉ gồm tiêu đề và đường nối vào tờ báo gốc, như sau:
Tại Việt Nam bây giờ làm bất cứ điều gì cũng dẫn đến cái chết oan nghiệt:
1. Vuốt tóc vì chờ mua hủ tiếu ==> bị đâm chết.
2. Ăn xong không chịu rửa bát ==> bị đâm chết.
3. Ăn nhậu xong giành trả tiền ==> Bị đâm chết.
4. Ăn nhậu xong không trả tiền ==> Bị đâm chết.
5. Tiểu bậy trước nhà dân ==> Bị đánh chết.
6. Nhắc nhở tiểu bậy ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
7. Dọn cơm ra không ăn ==> Bị đâm chết.
8. Không dọn cơm ra ăn ==> Bị đâm chết.
9. Chê xấu trai ==> Bị chém chết.
10. Khen đẹp trai ==> Bị đâm chết.
11. Ðể xe chiếm lối ra vào hẻm ==> Bị đánh hội đồng đến chết.
12. Mượn hộp quẹt mồi thuốc ==> Bị đâm chết.
13. Trời lạnh, mời nước uống cho ấm ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
14. Ði hát karaoke, vào nhầm phòng ==> Bị đâm chết.
15. Phát hiện trộm, tri hô ==> Bị đánh chấn thương sọ não.
16. Giành chỗ uống nước mía ==> Bị đâm chết.
17. Dừng xe không tắt máy ==> Bị đánh chết.
18. Chê nhạc dở ==> Bị đâm chết bằng kéo.
19. Khạc nhổ khi người khác ăn cơm ==> Bị đâm trọng thương.
20. Nhìn người khác chơi bi da ==> Bị đâm thủng phổi.
21. Khuyên đi ngủ không nghe ==> Bị đâm chết (New).
22. Bán phở bò giá 60/k tô ==> Bị đánh trọng thương, quán bị phá nát.
*********************************************
Ðọc, thấy bàng hoàng, tôi vào Google, gõ mấy chữ “bị đánh chết”, thấy xuất hiện ngay đến 17,400,000 kết quả trong vòng 0.10 giây! Dĩ nhiên có khá nhiều bản tin bị trùng, được đăng đi đăng lại ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, chỉ cần liếc sơ qua, chúng ta cũng thấy ngay một sự kiện: Ở Việt Nam hiện nay, mạng người thật rẻ rúng. Ði bắt trộm chó: Bị đánh chết. Mà không phải một người. Trên VTC News ngày 18 Tháng Mười 2012, có bài “điểm lại các vụ đánh hội đồng đến chết người trộm chó trong thời gian gần đây”, bao gồm:
- Quảng Trị: Dân vây đánh 2 kẻ trộm chó tới chết.
- Nghệ An: Dân đánh chết một đối tượng trong “hiệp hội bắt chó”.
- Bắc Giang: Giết người cùng làng vì trộm chó.
- Thanh Hóa: Bị truy đuổi, trộm chó tử nạn vì đâm vào tường.
- Nghệ An: Ngã giá trên xác người (tên ăn trộm chó đánh người, bị dân chúng đánh trọng thương, sau đó, không cho nhân viên y tế cấp cứu nên bị chết ngay tại hiện trường). Cũng tại Nghệ An, trước đó, một “cẩu tặc” khác bị đánh chết.
*********************************************************
Nạn bắt trộm chó có thể khiến người ta bức xúc và phẫn nộ, tuy nhiên, vẫn có mấy điều tôi không hiểu được: Một là, lẽ nào người ta lại xem mạng người rẻ hơn cả chó? Hai là, có bản tin cho biết sau vụ “cẩu tặc” bị bắt, cả chục công an đến hiện trường; vậy, chả lẽ những công an ấy đến chỉ khoanh tay đứng ngó dân chúng đánh “cẩu tặc” đến chết, thậm chí, còn ngăn cản xe cứu thương đến chở nạn nhân đi bệnh viện? Ba là, sau các vụ đánh chết người ấy, luật pháp có làm việc hay không? Hay mọi chuyện đều chìm vào quên lãng? Bốn là, tại sao nhà báo, khi kể những chuyện ấy, có vẻ dửng dưng, thậm chí, đồng tình với chuyện giết người chỉ vì một con chó như vậy?
Nhưng đánh chết người vì tội trộm chó, ít nhiều vẫn có thể hiểu được. Vì người ta phẫn nộ. Sự phẫn nộ ấy không đủ để biện minh cho hành động giết người. Ðương nhiên. Nhưng, thôi, vẫn có thể hiểu được. Có điều, ở Việt Nam, có rất nhiều người sát nhân không phải vì phẫn nộ. Chỉ cần nổi giận một chút là người ta có thể ra tay giết người. Chỉ cần liếc qua nhan đề các bản tin ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy ngay điều đó. Cãi vã nhau, học sinh lấy gậy đánh chết bạn. Vợ cãi, chồng lấy rìu đập vào đầu, vợ chết ngay tại chỗ. Ra đường, có người đến xin tiền, không cho, bị người ấy đánh đến chết. Công an bắt dân vào đồn để điều tra gì đó, đánh chết dân, rồi vu cho dân tự tử. Bị bố mẹ từ chối cho tiền, con bèn dùng gậy gộc đánh chết bố mẹ. Có khi con đánh mẹ, bố còn xúi thêm: “Ðánh chết nó đi để tao lấy vợ mới!”
Người ta sẵn sàng giết bạn để cướp một cái iPhone. Ra đường chọc gái: Bị bồ của cô gái ấy đánh chết. Khích bác bạn cũ của bồ, bị những người ấy đánh chết. Thấy người ta gây gổ, nhảy ra can gián: Bị đánh chết. Ngồi nói chuyện, theo thói quen, lấy tay chỉ vào mặt người đối thoại: Bị đánh chết. Thầy giáo phạt học sinh trong lớp: Bị đánh chết.
Vô duyên nhất là chuyện này: Có người đang ngồi nhậu với bạn, vợ gọi điện thoại bảo về. Người ấy muốn về, bị bạn khích bác là “sợ vợ”. Thế là cãi nhau. Cuối cùng đánh nhau: Người bị vợ gọi về bị đập đầu xuống đường đến chết.
Nạn bạo động ở đâu cũng có. Nhưng tôi ngờ là hiếm ở đâu nó lại lan tràn và dã man như ở Việt Nam hiện nay. Người ta đánh nhau giết nhau vì những lý do hết sức nhỏ nhặt và vu vơ. Một cái điện thoại di động thôi cũng đủ là cái cớ để cướp của và giết người. Một cuộc cãi vã nho nhỏ giữa bạn bè cũng đủ gây ra án mạng.
Từ chuyện đánh chết người chung chung, tôi tò mò đánh thử chữ “giết người yêu” trên Google, thấy hiện ra ngay 32,500,000 kết quả trong vòng 0.13 giây! Về số lượng, cũng đầy dẫy. Về lý do, cũng hết sức vu vơ. Và về tính chất, cũng hết sức tàn bạo. Ðề nghị cưới, bị người yêu từ chối: Rút dao đâm ngay.
Rủ người yêu cũ đi chơi, mang sẵn theo bốn lít xăng, giết xong, lột hết nhẫn vàng, vòng vàng trên người cô ấy, rồi tưới xăng đốt! Bị người yêu trách vì việc đến nơi hẹn trễ, tức giận bóp cổ người yêu đến chết! Hẹn hò với bạn gái ở phòng trọ, sau khi tình tứ với nhau, có chuyện cãi vã, tức giận bèn rút dao đâm chết; trước khi định tẩu thoát, còn nổi máu tham, cố lột lấy hết nữ trang và điện thoại di động trên thân thể đầy máu me của bồ mình! Cùng bị tuyệt tình, một thanh niên đè bạn gái xuống đổ nguyên cả chai thuốc trừ sâu vào miệng; một thanh niên khác bóp cổ cô gái đến chết. Giết người yêu xong, một người vất xác xuống giếng, một kẻ khác chặt thân thể nạn nhân ra thành nhiều mảnh, bỏ vào bao đem vất ở nhiều bãi rác khác nhau.
Ðối với người lạ, bạn bè cũng như với người tình, người ta tàn ác như vậy. Ðối với bố mẹ ruột của mình, người ta cũng đánh đập hoặc đuổi ra ngoài đường một cách nhẫn tâm. Những chuyện như vậy ê hề trên báo chí Việt Nam. Ðọc, thấy buồn não người.
Tại sao đạo đức CS Việt Nam bị suy đồi khủng khiếp đến như vậy?
Tại sao?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét