Dinh thự trị giá hàng tỷ của ông Trần Văn Truyền, cựu Tổng thanh tra Chính phủ về nghỉ hưu ở quê tại Bến Tre. (Hình: Một Thế Giới) |
Ông
Phí Ngọc Tuyển, Cục phó Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ
CSVN, tại một hội nghị tập huấn về chống tham nhũng năm 2014, tổ chức ở
Sài Gòn nói rằng “công khai tài sản viên chức là vi hiến.”
Ông Tuyển nói thêm
rằng, việc công khai tài sản của viên chức cho toàn dân cùng biết “sẽ
khó lường trước được hậu quả”! Giải thích với báo giới bên lề hội nghị
vừa kể, ông Tuyển phân tích yếu tố “vi hiến” nằm ở chỗ “Hiến pháp luôn
bảo vệ quyền tài sản của công dân, cán bộ, công chức cũng là công dân”.
Ông Tuyển thừa nhận các quốc gia khác tuy công bố bản kê khai tài sản
của viên chức cho dân chúng của họ biết nhưng đó chỉ là “công khai tờ
khai phụ”, chứ không công khai chi tiết về tài sản. Càng ngày càng có
nhiều dấu hiệu cho thấy chống tham nhũng ở Việt Nam là một trò hề mà các
diễn viên diễn rất dở.
Giữa tuần trước, tại phiên họp do Ủy ban
Tư pháp của Quốc hội CSVN tổ chức, Thanh tra Chính phủ công bố “Báo
cáo công tác phòng - chống tham nhũng năm 2014”. Theo đó, trong số cả
triệu viên chức kê khai tài sản và thu nhập, chỉ có năm thuộc diện “phải
xác minh” và cuối cùng chỉ có một người bị “cảnh cáo” vì “kê khai không
trung thực”.
Ở cuộc họp đó, ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ CSVN,
hết sức thản nhiên khi trình bày “Báo cáo công tác phòng - chống tham
nhũng năm 2014” dù dữ liệu trong báo cáo mâu thuẫn với nhận định của
chính ông ta về thực trạng tham nhũng tại Việt Nam.
Đó là tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, càng ngày càng tinh vi, khó
phát hiện vì các viên chức tham nhũng thường có chức vụ, có hiểu biết
pháp luật, có quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích. Và
“tình trạng sách nhiễu, või vĩnh, gây phiền hà ở một bộ phận viên chức
vẫn khiến dân chúng và doanh giới bức xúc”, bởi “tham nhũng, lãng phí
trong quản lý và sử dụng đất đai, tín dụng, ngân hàng, quản lý vốn và
tài sản gây thiệt hại lớn về kinh tế, gây bất bình”.
Phó Tổng
Thanh tra Chính phủ CSVN tiếp tục lặp lại “bài” mà các viên chức Việt
Nam vẫn “ca”. Đó là tham nhũng tràn lan, càng ngày càng nghiêm trọng vì
“việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức chưa tốt. Vẫn còn
cán bộ lãnh đạo chủ chốt, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu
gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống”. Rồi “việc
thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ
chức, đơn vị còn hình thức. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển
khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng
phòng ngừa còn hạn chế”.
Hồi tháng 4 vừa qua, trong cuộc họp báo
để “giải độc dư luận” vì nhiều viên chức lãnh đạo Thanh tra Chính phủ
giàu có bất thường, chính ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra của
chính phủ Việt Nam - bộ phận đảm nhận vai trò chính yếu trong chống tham
nhũng tại Việt Nam, từng tuyên bố “viên chức thanh tra giàu bất thường
là bình thường”.
Trước đó vào tháng Hai, báo chí Việt Nam công bố những hình ảnh gây
ngỡ ngàng về dinh thự nguy nga của ông Trần Văn Truyền – cựu Tổng Thanh
tra Chính phủ - ở Bến Tre và bản kê khai tài sản của ông Ngô Văn Khánh -
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, ông Khánh đang sở hữu hai biệt thự ở trung tâm Hà Nội, 1,800
mét vuông đất mà mỗi mét vuông có giá khoảng 15 triệu đồng. Chưa kể ông
Khánh có cổ phần tại bốn ngân hàng, hai công ty, đồng thời sở hữu 425
triệu đồng trái phiếu và 7 tỷ đồng gửi tại một ngân hàng khác.
Tuy nhiên tại cuộc họp báo nhằm “giải độc dư luận” như vừa đề cập,
ông Lượng khẳng định, tài sản thực tế của ông Khánh khớp với bản kê khai
tài sản và sự gìau có bất thường của một số lãnh đạo giới thanh tra có
thể đến từ “thu nhập của các thành viên trong gia đình”. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét