Lý
Thái Hùng
Kỷ niệm năm thứ 7 (2007-2014) Ngày Quốc Tế
Bất Bạo Động mồng 2/10 năm nay, nhân loại vừa ngạc nhiên, vừa thích thú theo
dõi làn sóng bất tuân dân sự do một số sinh viên Hồng Kông lãnh đạo đang đẩy
nhà cầm quyền Bắc Kinh rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan trong các ngày vừa
qua.
Vào thập niên 1930, khi khởi xướng phong
trào giành độc lập bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động, ông Mohandas Gandhi
đã để lại một câu nói bất hủ: “Nguồn lực bất bạo động là sức mạnh lớn nhất
trong tầm tay nhân loại. Tinh thần bất tuân dân sự nếu được tổ chức quy mô sẽ mạnh
hơn vũ khí có sức tàn phá lớn nhất mà con người có thể phát minh.”
Sức mạnh của tinh thần bất tuân dân sự mà
ông Gandhi nói ở trên đang tái diễn tại Hồng Kông, khi sinh viên Hoàng Chí
Phong (Joshua Wong) 17 tuổi, thủ lãnh trẻ nhất của sinh viên Hương Cảng đã
tuyên bố: “Dân không nên sợ chính quyền. Chính quyền hãy biết sợ người dân."
Làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng Kông đã bắt đầu bằng cuộc tọa kháng của sinh viên tại các khuôn viên đại học vào ngày 22/9 để phản đối quyết định mang tính áp đặt của chính quyền Bắc Kinh khi buộc các ứng viên tham gia cuộc bầu cử năm 2017 phải có sự chấp thuận của một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định.
Làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng Kông đã bắt đầu bằng cuộc tọa kháng của sinh viên tại các khuôn viên đại học vào ngày 22/9 để phản đối quyết định mang tính áp đặt của chính quyền Bắc Kinh khi buộc các ứng viên tham gia cuộc bầu cử năm 2017 phải có sự chấp thuận của một ủy ban do Bắc Kinh chỉ định.
Ngày hôm sau, cuộc tọa kháng của sinh viên
đã lan ra đường phố khi hàng ngàn người dân và sinh viên đã chiếm đóng Trung
tâm hành chính của Đặc khu Hồng Kông để yêu cầu ông Lương Chấn Anh (Lueng
Chun-ying) Trưởng đặc khu hành chính Hồng Kông phải từ chức và đòi hỏi Bắc Kinh
phải cho bầu cử tự do vào năm 2017.
Cuộc đấu tranh đã có lúc bị đe dọa trầm trọng
khi chính quyền Hồng Kông cho lực lượng cảnh sát bắn lưu đạn cay và xịt nước
vào đoàn người đi biểu tình ngày 28/9. Đồng thời thủ lãnh sinh viên tranh đấu
Joshua Wong đã bị bắt giữ.
Hình ảnh cảnh sát đàn áp cuộc biểu tình
cùng với những hình ảnh nắm tay nhau bám giữ khu vực tọa kháng của hàng ngàn
sinh viên trong mưa và trong khói cay, đã nhanh chóng loan tải trên các kênh
truyền thông, mạng xã hội và đã dấy lên một xúc động cực mạnh trong dư luận thế
giới.
Nguyên thủ của nhiều quốc gia phương Tây, Tổng
thư ký Liên Hiệp Quốc và cả đức Tổng Giám Mục Tutu ở Nam Phi đã lên tiếng yêu cầu
Bắc Kinh ngưng mọi cuộc đàn áp. Hàng triệu “lời phản đối” đã được cư dân mạng
trên toàn thế giới kêu gọi và gửi thẳng đến lãnh đạo Bắc Kinh và Hồng Kông.
Trước áp lực của quốc tế và cộng đồng mạng,
tòa án Hồng Kông đã ra lệnh cảnh sát trả tự do cho sinh viên Joshua Wong sau
hai ngày bắt giữ và nhờ vậy mà làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng Kông đã bùng
phát trở lại qua cuộc tụ họp non 200 ngàn người biểu tình trên khắp đường phố Hồng
Kông, nhân ngày quốc khánh mồng 1/10 của Trung Cộng.
Điểm đáng nói trong cuộc biểu tình của sinh
viên Hồng Kông lần này - ngoài việc giữ được số đông và duy trì kỷ luật của bất
bạo động – sự tổ chức chặt chẽ giữa các khâu về chăm sóc y tế, hướng dẫn, liên
lạc, vệ sinh, ẩm thực cho hàng chục ngàn người tham gia trong nhiều ngày tọa
kháng tại Trung tâm đặc khu hành chính trung ương là điều đáng chú ý.
Việc sinh viên chia nhau đi dọn rác sau mỗi
cao điểm tọa kháng và viết những lời cáo lỗi vì đã gây trở ngại lưu thông cho
người dân trên một số đường phố đã có những tác động tâm lý chiến hết sức quan
trọng.
Ngoài ra, nếu Facebook là dụng cụ quan trọng
để thanh niên sinh viên Hồi Giáo xử dụng hầu dấy lên cuộc cách mạng Á Rập vào
năm 2011 thì vào năm 2014, sinh viên Hồng Kông đã ứng dụng FireChat của
Smartphone để liên lạc, thông tin với nhau sau khi nhà cầm quyền Hồng Kông tắt
Internet và cúp điện thoại di động.
Làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng Kông đã
bước qua tuần lễ thứ hai trong sự bất động của chính quyền Hồng Kông.
Nhiều dự kiến cho rằng Bắc Kinh sẽ không ra
tay đàn áp vì không muốn trở lại ác mộng Thiên An Môn năm 1989 và cho rằng làn
sóng đấu tranh tại Hồng Kông hiện không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lực đảng
Cộng sản Trung Quốc như tại Bắc Kinh hay Thượng Hải.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể án binh bất động
kéo dài vì làn sóng bất bạo động sẽ gia tăng cường độ cho đến khi người biểu
tình đạt được mục tiêu đòi hỏi.
Nhiều xác xuất là chính quyền Bắc Kinh sẽ
phải để cho ông Lương Chấn Anh từ nhiệm như trường hợp ông Đồng Kiến Hoa, cựu đặc
khu hành chính Hồng Kông từ chức vào năm 2005 trước làn sóng gần nửa triệu người
biểu tình đòi tự do và tôn trọng các quyền công dân.
Tóm lại, làn sóng bất tuân dân sự tại Hồng
Kông có nhiều điều đáng học và có thể coi là một luồng gió mát đang thổi đến
phong trào dân chủ Việt Nam
nói riêng và tại Á Châu nói chung.
Điểm then chốt của làn sóng bất tuân dân sự
Hồng Kông hiện nay không phải là sự từ chức của ông Lương Chấn Anh mà chính là
Bắc Kinh phải để diễn ra cuộc bầu cử tự do như người dân Hông Kông mong muốn,
và đến sớm hơn kỳ hạn chứ không là năm 2017.
Lý
Thái Hùng
Ngày 1/10/2014
0 nhận xét:
Đăng nhận xét