Chúng mình tiêu bạc thật, họ tiêu bạc giả, hãy cho lòi thánh đường bạc giả ra - Trần Đĩnh – Đèn Cù
Nhớ – năm nào – ông Nguyễn Chí Thiện đã “suýt” làm (xong) một bài thơ để dâng Bác, nhân ngày sinh nhật của Người:
Hôm nay 19-5
Tôi nằm
Toan làm thơ chửi Bác
Vần thơ mới hơi phang phác
Thì tôi thôi
Tôi nghĩ Bác
Chính trị gia sọt rác
Không đáng để tôi
Đổ mồ hôi
Làm thơ
Dù là thơ chửi Bác
Đến thằng Mac
Tổ sư Bác
Cũng chửa được tôi nguệch ngoạc vài câu
Thôi hơi đâu
Mặc thây bọn văn sĩ cô đầu
Vuốt râu, xoa đầu, mơn trớn Bác
Thế rồi tôi đi làm việc khác
Kệ cha Bác!
Tôi thì chả có việc gì khác để làm, rảnh thấy bà luôn; đã vậy, lại còn hơi bị tiểu tâm nên thỉnh thoảng (khi nổi cáu) vẫn cứ... đá vào một con chó chết. Coi, có dễ giận không chớ: “Bác tự nhận mình chỉ nêu ra được tác phong, còn tư tưởng lý luận thì để cho Mao Chủ tịch.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Tôi thì chả có việc gì khác để làm, rảnh thấy bà luôn; đã vậy, lại còn hơi bị tiểu tâm nên thỉnh thoảng (khi nổi cáu) vẫn cứ... đá vào một con chó chết. Coi, có dễ giận không chớ: “Bác tự nhận mình chỉ nêu ra được tác phong, còn tư tưởng lý luận thì để cho Mao Chủ tịch.” (Trần Đĩnh. Đèn Cù, Westminster, CA: Người Việt, 2014).
Đ... mẹ, nói vậy mà nghe được sao? Chủ thuyết thì của Marx, tư
tưởng và lý luận thì của Mao, và chúng bảo sao là Hồ bào hao
làm vậy. Sao mà Bác kính yêu của chúng ta lại dễ chịu (và
dễ dậy) dữ vậy cà?
Vẫn theo Trần Đĩnh, vào thời điểm này, Bác phải chịu lép một
bề vì nhà nước ta chưa được các nước XHCN quàng vai bá cổ
(lôi vào phe của anh em vô sản quốc tế) và Đảng thì đang ở vào
tình cảnh thê thảm lắm. Không tin, cứ nhìn thử bức ảnh (chụp
vào mùa Thu năm 1949) này coi:
Ảnh lấy từ BBC
Bức ảnh đập ngay vào mắt người xem bởi vẻ hoang vu, tiều tụy: một lán
nứa nhỏ ba vách nứa tuềnh toàng không nội thất, sau đó một vạt cây cối
bị đốn trơ gốc và miếng đất mới khai phá chưa kịp xây cất nhà lán. Nhưng
nổi lên hơn cả là hình ảnh Cụ Hồ và Lê Đạt. Ai xui mà chỉ có hai người
ngồi xổm?
Cụ Hồ - chắc đến chỗ Trường Chinh có việc - hốc hác đăm chiêu, Lê Đạt
mặt còn hơi sữa nhưng nom thẫn thờ. Tôi không thể không nghĩ đến hai
cha con một nông dân già bán gà ế chợ chiều ủ ê bên nhau mà đường về thì
xa và nhà thì nhẵn gạo…
Đặc biệt không một chút ranh giới phân chia đẳng cấp giữa người và
người. Không một bóng dáng quyền lực. Tất cả là một khung cảnh buồn, hiu
hắt, suy tàn… Mấy thành viên cuối cùng của một bộ tộc sống trên một dẻo
rừng biệt lập được National Geography chụp được. Bức ảnh với hết không
khí hiện thực ủ ê của nó cho thấy Cụ Hồ không thể không băng qua vùng
biên giới bị quân Pháp chiếm đóng để tìm Mao Trạch Đông. (Sđd trang 54).
Gặp bác Mao xong, được giao cho nhiệm vụ làm tiền đồn của phe
XHCN là bác Hồ hóa rồng liền. Tác phong đổi hẳn. Hết vẻ “ủ ê
” như “một nông dân già bán gà ế chợ chiều,” và (chắc) cũng thôi
ngồi chồm hổm, rồi biến ngay thành một... đấng quân vương – theo
như lời kể của Trần Đức Thảo, ba năm sau:
Lần ấy, khoảng cuối năm 1952, lúc tôi đang vô cùng hoang mang
thắc mắc, bực bội trong lòng vì tôi biết là đảng đang triệu
tập tại Tân Trào, ở ATK này, mà tôi lại không được tham dự.
Nhưng rồi xẩy ra một vụ việc là tôi cực kỳ xúc động: có lệnh
truyền xuống để chuẩn bị đưa Trần Đức Thảo đi chào “Bác”!
...
Rồi giờ phút sự thật, giữa “ông cụ” và tôi đã tới. Một
cán bộ đặc biệt được phái tới... Cán bộ lễ tân này dặn dò
từng chi tiết tỉ mỉ, chứng tỏ một sự tôn vinh, sùng bái tuyệt
đối:
- Yêu cầu của ban lễ tân là đồng chí phải thận trọng trong
từng cử chỉ, từng lời nói khi gặp “Người.” Thứ nhất là cần
nhớ rằng khi gặp thì phải đứng xa “Người” ít ra là ba mét!
Chỉ khi “Người” ra dấu, ra lệnh, mới được lại gần hơn. Thứ nhì
là không được tự ý nói leo, “Người” có hỏi câu gì thì mới
được phép trả lời. Mà phải trả lời đúng vào câu hỏi đó,
tuyệt đối không được tự ý nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ
ba là không được chào trước, nói trước. Thứ tư là không được
xưng “tôi”, y như ngang hàng với “Người.”
- Nếu không được xưng tôi thì xưng bằng gì?
- Đồng chí có thể xưng bằng “con,” hay bằng “cháu,” và phải
gọi Người bằng “bác” như đồng bào vẫn gọi... Những mệnh lệnh
này là quan trọng, đồng chí phải ghi nhớ cho kỹ, kẻo làm hỏng
cuộc diện kiến với “Người” là tai hại lắm đấy. Không phải ai
ở đây cũng đã được tới gần để chào “Người” đâu. (Trần Đức Thảo. Những Lời Trăng Trối, Arlington, VA: Tổ Hợp Xuất Bản Miền Đông Hoa Kỳ, 2014).
Người trông xa, ma trông gần. Bởi trông từ quá xa nên đã có lúc thiên hạ cứ ngỡ Bác là một vị thánh sống. Ký giả Tây (Jean Lacouture) phong Bác thành “thánh François bưng biền.” Báo Mỹ – Time, số ra ngày 16 tháng 7 năm 1965 – gọi Bác là “vị thánh râu dài của nước Việt Nam.”
Thiệt là quá đã và quá đáng!
May là dân Việt – thuở đó – không mấy ai rành ngoại ngữ nên vẫn
có người quan sát “tác phong bưng biền” của Bác với ít nhiều
nghi ngại, và... ái ngại:
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùa hè
năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng
nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên.
Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị
ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn chưng đôi
dép. Vì lòng kính trọng đối với ông, không muốn rồi đây người xem sẽ
nhận ra trên màn ảnh lớn diễn xuất lộ liễu, tôi tắt máy. Nghe tiếng cái
Eymo 35 đang kêu xè xè đột ngột im tiếng, ông ngẩng lên nhìn tôi, nhưng
ngay đó ông hiểu ra.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày. California: Văn Nghệ, 1997).
Ôi, tưởng gì chớ cái “tác phong chưng dép” thì bác vẫn “thao
tác” đều đều – vô cùng thành thạo – ở khắp cả mọi nơi:
Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một
chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài
thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến
vây kín đôi dép cao su của Bác.
Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống dùng
tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội vàng ghi
chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác nhau, các
phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị trí thuận
lợi.
Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa
vào để được ngắm nghía đôi dép. Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm
động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi
Bác tới thăm. (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).
Ngoài đôi dép, đôi môi của Bác cũng được bạn bè thế giới đặc
biệt quan tâm và (vô cùng) quan ngại – theo như bản tường thuật
của The Straits Times, số ra ngày 8 tháng 3 năm 1959:
“Chủ tịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt, 68 tuổi, đã bị bảo một cách thẳng
thừng rằng phải ngưng việc hôn hít các em gái Indonesia và tôn trọng
những điều dạy của Hồi giáo.
Báo chí Indonesia đã phê bình Chủ tịch Hồ về việc thường xuyên hôn
hít trong chuyến viếng thăm 10 ngày xuyên qua Java và khu nghỉ mát quần
đảo Bali.”
Dzụ này Đảng dấu kín như mèo... nên mãi đến năm 2014 cả nước mới biết được “những nụ hôn vượt biên giới”
(xa xôi) này. Cũng trong năm 2014, thiên hạ còn biết thêm đôi
điều tai tiếng (nữa) về tác phong của Bác – như đã dẫn:
- Yêu cầu của ban lễ tân là đồng chí phải thận trọng trong
từng cử chỉ, từng lời nói khi gặp “Người.” Thứ nhất là cần
nhớ rằng khi gặp thì phải đứng xa “Người” ít ra là ba mét!
Chỉ khi “Người” ra dấu, ra lệnh, mới được lại gần hơn. Thứ nhì
là không được tự ý nói leo, “Người” có hỏi câu gì thì mới
được phép trả lời. Mà phải trả lời đúng vào câu hỏi đó,
tuyệt đối không được tự ý nói thêm, nói ra ngoài câu hỏi. Thứ
ba là không được chào trước, nói trước. Thứ tư là không được
xưng “tôi”, y như ngang hàng với “Người.” (Trần Đ.T.247).
- Cải cách ruộng đất chính thức nổ pháo hiệu đầu tiên ở xã Dân Chủ,
Đồng Bẩm, Thái Nguyên, trên quốc lộ 1 lên Lạng Sơn. Đối tượng: Nguyễn
Thị Năm, tức Cát Hanh Long, nhân sĩ tên tuổi trong Trung ương Hội Liên
Hiệp Phụ Nữ cũng như Trung ương Mặt trận Liên Việt, người thường cùng
họp long trọng với Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Hoàng Quốc Việt. Nay bà
trở thành địa chủ phản động, cường hào gian ác lợi dụng tiếng thân sĩ để
phá hoại cách mạng và kháng chiến, có nhiều nợ máu với bần cố nông....
Cụ Hồ bịt râu đến dự... (Trần Đ. 83 - 84).
Thảo nào mà Bác đã “vãi nước mắt,” sau khi chứng kiến cái
chết rất đỗi thương tâm và rùng rợn của bà Nguyễn Thị Năm:
Khi du kích đến đưa bà ta đi, bà ta đã cảm thấy có gì nên cứ lạy van
“các anh làm gì thì bảo em trước để em còn tụng kinh”. Du kích quát:
“Đưa đi chỗ giam khác thôi, im!” Bà ta vừa quay người thì mấy loạt tiểu
liên nổ ngay sát lưng. Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan,
chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất...
Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn
đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn
ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?” Nghe xương
kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối
cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy… (Trần Đ. 85 – 86).
Ý Trời, có thiệt không đó – cha nội? Nói gì mà nghe thấy ghê dữ vậy?
Vâng, tôi xin đối mặt với công luận đây. Tôi ăn gian nói dối thì các ông cứ việc vạch ra. (Trần Đ.393).
Công luận thì tôi cũng tin như ông Nguyễn Chí Thiện (“Tôi biết
nó, đồng bào miền Bắc này biết nó. Việc nó làm, tội ác nó
ra sao.” 1968) nên khỏi cần đối mặt. Thiên hạ chỉ còn
phải chờ “các ông” trong Ban Tuyên Giáo Trung Ương sẽ “vạch ra”
cái tội “ăn gian nói dối” của Trần Đĩnh thôi.
Chỉ sợ là phải chờ rất lâu và bên công an vì sốt ruột nên sẽ
vào cuộc sớm hơn. Trong trường hợp này, tôi cũng xin được nhắc
nhỏ (và nhắc trước) rằng tác giả Đèn Cù đã bị kết án
từ năm 1968 rồi [“1.Phủ nhận mọi đường lối, chính sách của
Đảng, nhất là đường lối kháng chiến chống Mỹ; 2. Lăng mạ lãnh
tụ giai cấp, lãnh tụ dân tộc Hồ chủ tịch; 3. Chuẩn bị viết
tiểu thuyết chống Đảng.” (Trần Đ. 464.)] mà chả hề bị tù tội
gì ráo trọi.
Nay (e) khó mà tìm được tội danh gì mới, và đương sự thì đã
bước vào tuổi bát tuần. Đụng vô “thằng chả” chỉ thêm rách
việc thôi.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
0 nhận xét:
Đăng nhận xét