Chị Triều tự hào về nghề đưa đò giúp chị mưu sinh và nuôi hai con. |
Luke Bùi
Giữa thời buổi ai ai cũng sống vội, trên dòng sông Cửu Long vẫn còn đó những con đò chầm chậm đưa khách qua lại mỗi ngày.
Hiện tại, trên tuyến sông từ chợ Hòa Khánh, Tiền Giang đến Vĩnh Long vẫn có một phụ nữ tiếp nối nghề lái đò mà mẹ chị truyền lại.
Trong gần 40 năm qua, mẹ con họ vẫn cần mẫn với công việc lái đò dù khách qua lại mỗi năm một thưa thớt.
Khi từ nhà người bạn ở xã Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang, ra bờ sông Trà Lọt trước nhà đón chiếc đò đi sang Vĩnh Long, tôi đã thấy lạ: Người lái là một phụ nữ nhỏ thó, cao cỡ 1,4m, khoảng 40 tuổi mà nhìn lam lũ như 50. Hỏi ra mới hay chị Thái Thị Thành, tên thường gọi là Thủy Triều, thừa hưởng nghiệp đưa đò từ má mình, bà Nguyễn Thị Huệ, thường gọi là Năm Thủ.
Hiện tại, trên tuyến sông từ chợ Hòa Khánh, Tiền Giang đến Vĩnh Long vẫn có một phụ nữ tiếp nối nghề lái đò mà mẹ chị truyền lại.
Trong gần 40 năm qua, mẹ con họ vẫn cần mẫn với công việc lái đò dù khách qua lại mỗi năm một thưa thớt.
Khi từ nhà người bạn ở xã Hòa Khánh, tỉnh Tiền Giang, ra bờ sông Trà Lọt trước nhà đón chiếc đò đi sang Vĩnh Long, tôi đã thấy lạ: Người lái là một phụ nữ nhỏ thó, cao cỡ 1,4m, khoảng 40 tuổi mà nhìn lam lũ như 50. Hỏi ra mới hay chị Thái Thị Thành, tên thường gọi là Thủy Triều, thừa hưởng nghiệp đưa đò từ má mình, bà Nguyễn Thị Huệ, thường gọi là Năm Thủ.
Cùng một con đò, cùng tuyến sông, khác chăng sau gần 40 năm là khách đi đò nay chỉ còn vài bà già đi chợ, khám bệnh...
Trong thời buổi ai cũng vội vã, những người trẻ dường như không còn đủ kiên nhẫn khi ngồi trên một chiếc đò chạy chậm rì.
Trong thời buổi ai cũng vội vã, những người trẻ dường như không còn đủ kiên nhẫn khi ngồi trên một chiếc đò chạy chậm rì.
Con đò của chị Triều chạy tuyến chợ Hòa Khánh, Tiền Giang đến Vĩnh Long. |
Thời gian đem lại nhiều sự thay đổi chóng mặt, nghe người dân địa phương kể từ những năm cuối thập niên 1970 đến giữa thập niên 1990, khi đường sá chưa thuận tiện và chiếc xe gắn máy hãy còn là vật dụng xa xỉ với nhiều người dân miền Tây, chiếc đò này đắt khách quanh năm, mỗi lần đò chạy là người ta ngồi từ mũi tới lái, thậm chí ngồi cả trên mui.
Bà Thủ là người xởi lởi, tốt bụng, thường không lấy tiền con nít trong vùng đi học bằng đò nên được nhiều người dân yêu quý. Năm nay bà đã 81 tuổi, nghỉ ở nhà đã lâu nhưng nhiều khách đi đò của chị Triều vẫn hỏi thăm về bà.
Nở nụ cười đôn hậu, bà Thủ kể, “Nghề đưa đò tuy đơn giản, nhưng mình phải vui vẻ, có chữ tín và tận tâm mới làm lâu bền được. Có như vậy thì người ta mới thoải mái bước lên đò của mình, mấy bạn hàng ngoài chợ mới tin cẩn nhờ mình vận chuyển đồ mỗi ngày. Có những gia đình đi đò của tôi từ đời ông bà đến đời con cháu. Đôi khi, việc hỏi han nhau mỗi ngày cũng đem lại niềm vui, khiến mình gắn bó với con đò từ năm này qua năm khác.”
Bà Thủ tiết lộ, vào những năm cực thịnh của nghề đưa đò, bà có thể sắm một chỉ vàng sau mỗi ngày chạy trên sông. Nhờ vậy mà bà có thể nuôi sáu đứa con và giúp mỗi đứa có một khoản vốn nho nhỏ khi chúng trưởng thành.
Bà Thủ là người xởi lởi, tốt bụng, thường không lấy tiền con nít trong vùng đi học bằng đò nên được nhiều người dân yêu quý. Năm nay bà đã 81 tuổi, nghỉ ở nhà đã lâu nhưng nhiều khách đi đò của chị Triều vẫn hỏi thăm về bà.
Nở nụ cười đôn hậu, bà Thủ kể, “Nghề đưa đò tuy đơn giản, nhưng mình phải vui vẻ, có chữ tín và tận tâm mới làm lâu bền được. Có như vậy thì người ta mới thoải mái bước lên đò của mình, mấy bạn hàng ngoài chợ mới tin cẩn nhờ mình vận chuyển đồ mỗi ngày. Có những gia đình đi đò của tôi từ đời ông bà đến đời con cháu. Đôi khi, việc hỏi han nhau mỗi ngày cũng đem lại niềm vui, khiến mình gắn bó với con đò từ năm này qua năm khác.”
Bà Thủ tiết lộ, vào những năm cực thịnh của nghề đưa đò, bà có thể sắm một chỉ vàng sau mỗi ngày chạy trên sông. Nhờ vậy mà bà có thể nuôi sáu đứa con và giúp mỗi đứa có một khoản vốn nho nhỏ khi chúng trưởng thành.
Bà Thủ bên chiếc đò mà bà chạy từ năm 1975 trên sông Trà Lọt mang tên là “Chân Thành.”
* Không muốn con tiếp nối nghề đưa đò
Tuy là nghề mẹ truyền con nối và đã theo con đò từ bé, nhưng chị Triều đã cố gắng để công việc của mình mang tính chính danh bằng việc lấy hai cái bằng thuyền trường và máy trưởng phương tiện thủy nội địa.
Không đón được nhiều khách như những năm trước, chiếc đò có cái tên mỹ miều “Chân Thành” bây giờ chở nhiều bao gạo, đậu, đường, rau... cho bạn hàng giữa hai tỉnh lân cận. Những túi rau, bao đậu, gạo được tính công vận chuyển từ 5,000 đồng, tức 25 cent/món, mang tính “lấy công làm lời.”
Mỗi lần đò tấp vô bờ, chị Triều lại khệ nệ khiêng những bao hàng thoăn thoắt lên xuống, ghi sổ yêu cầu chuyển hàng của khách. Nối tiếp nghề đưa đò nhưng chị Triều may mắn hơn mẹ là có người chồng sát cánh, giúp chèo chống mỗi khi đò cập bờ.
Công việc đưa đò của vợ chồng chị Triều bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày, đem lại cho họ khoản thu nhập chỉ khoảng 6-7 triệu đồng, tức $ 300-350 mỗi tháng.
Điều oái oăm là do tuyến sông này còn có một chiếc đò của chủ khác cùng hoạt động trong lúc lượng khách không nhiều nên đò của chị Triều chạy nửa tháng, nghỉ nửa tháng. Thu nhập kém khiến cho con đò ngày xưa tính cả lốc máy và vỏ trị giá mấy cây vàng bây giờ cũng xuống giá, ước lượng chỉ 50 triệu đồng, tức $2,500 nếu sang nhượng lại.
Tuy là nghề mẹ truyền con nối và đã theo con đò từ bé, nhưng chị Triều đã cố gắng để công việc của mình mang tính chính danh bằng việc lấy hai cái bằng thuyền trường và máy trưởng phương tiện thủy nội địa.
Không đón được nhiều khách như những năm trước, chiếc đò có cái tên mỹ miều “Chân Thành” bây giờ chở nhiều bao gạo, đậu, đường, rau... cho bạn hàng giữa hai tỉnh lân cận. Những túi rau, bao đậu, gạo được tính công vận chuyển từ 5,000 đồng, tức 25 cent/món, mang tính “lấy công làm lời.”
Mỗi lần đò tấp vô bờ, chị Triều lại khệ nệ khiêng những bao hàng thoăn thoắt lên xuống, ghi sổ yêu cầu chuyển hàng của khách. Nối tiếp nghề đưa đò nhưng chị Triều may mắn hơn mẹ là có người chồng sát cánh, giúp chèo chống mỗi khi đò cập bờ.
Công việc đưa đò của vợ chồng chị Triều bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng đến 5 giờ chiều mỗi ngày, đem lại cho họ khoản thu nhập chỉ khoảng 6-7 triệu đồng, tức $ 300-350 mỗi tháng.
Điều oái oăm là do tuyến sông này còn có một chiếc đò của chủ khác cùng hoạt động trong lúc lượng khách không nhiều nên đò của chị Triều chạy nửa tháng, nghỉ nửa tháng. Thu nhập kém khiến cho con đò ngày xưa tính cả lốc máy và vỏ trị giá mấy cây vàng bây giờ cũng xuống giá, ước lượng chỉ 50 triệu đồng, tức $2,500 nếu sang nhượng lại.
Khách trên đò chủ yếu là người đi chợ, đi khám bệnh. |
Khi tôi tìm đến nhà chị Triều tại xã Đồng Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, hai đứa con học lớp 7, 8 của chị đang chuẩn bị đến trường. Những ngày bố mẹ tất bật đưa đò, chúng phải ăn cơm tiệm.
Tôi bâng quơ hỏi, “Chị có nghĩ sẽ truyền lại nghề đưa đò cho hai đứa con mình không?”
Chị Triều đáp, “Thôi, tôi không mong vậy. Chiếc đò là tài sản của má tôi để lại, tôi cũng không có ruộng vườn gì để làm nên cứ chạy ngày qua ngày để kiếm sống thôi. Làm nghề này cực lắm, phải biết canh con nước để đò không bị mắc cạn, tập quen với chuyện bị khách xài xể này nọ mỗi khi họ không ưng bụng...
Dù thu nhập ngày càng giảm nhưng ngày nào không chạy đò, tôi lại thấy buồn buồn, chồn chân vì không có dịp gặp người này người kia trên sông. Nhưng tôi muốn các con mình học hành tới nơi tới chốn và có một tương lai tươi sáng hơn. Vả lại, chắc gì tới thời của tụi nó còn có người muốn đi đò?”
Lại hỏi, “Sao ngày trước ba má không truyền nghề đưa đò và giao phó chiếc đò cho con trai mà lại tới phiên chị”?
Chị Triều cười buồn, “Ôi, ba tôi mới mất năm ngoái. Ngày ổng còn nằm trên giường bệnh, thằng anh tui còn bận chơi số đề, nó chỉ quan tâm đến chuyện ông già để lại giấy tờ nhà cho ai thôi...”
Nghe chuyện của chị mà tôi nén tiếng thở dài khi nhìn nắng lấp loáng trên sông...
Luke Bùi/Người Việt
Tôi bâng quơ hỏi, “Chị có nghĩ sẽ truyền lại nghề đưa đò cho hai đứa con mình không?”
Chị Triều đáp, “Thôi, tôi không mong vậy. Chiếc đò là tài sản của má tôi để lại, tôi cũng không có ruộng vườn gì để làm nên cứ chạy ngày qua ngày để kiếm sống thôi. Làm nghề này cực lắm, phải biết canh con nước để đò không bị mắc cạn, tập quen với chuyện bị khách xài xể này nọ mỗi khi họ không ưng bụng...
Dù thu nhập ngày càng giảm nhưng ngày nào không chạy đò, tôi lại thấy buồn buồn, chồn chân vì không có dịp gặp người này người kia trên sông. Nhưng tôi muốn các con mình học hành tới nơi tới chốn và có một tương lai tươi sáng hơn. Vả lại, chắc gì tới thời của tụi nó còn có người muốn đi đò?”
Lại hỏi, “Sao ngày trước ba má không truyền nghề đưa đò và giao phó chiếc đò cho con trai mà lại tới phiên chị”?
Chị Triều cười buồn, “Ôi, ba tôi mới mất năm ngoái. Ngày ổng còn nằm trên giường bệnh, thằng anh tui còn bận chơi số đề, nó chỉ quan tâm đến chuyện ông già để lại giấy tờ nhà cho ai thôi...”
Nghe chuyện của chị mà tôi nén tiếng thở dài khi nhìn nắng lấp loáng trên sông...
Luke Bùi/Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét