Lại rơi nước mắt: Công an tham gia
đánh học sinh chỉ bị tù treo.
Ba bị cáo (từ trái sang): Lê Tấn Khỏe, Lê Minh Phát, Lê Ngọc Tâm nghe tòa tuyên án -
Ảnh: DUY THANH
VRNs (16.11.2014)
-Sài Gòn- Theo thông tin trên báo Tuổi trẻ, “nhiều người dự khán phiên tòa sơ
thẩm tại TAND huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, vào ngày 12.11, đã không cầm được
nước mắt khi nghe các bị cáo mô tả, nhân chứng kể về việc em Tu Ngọc Thạch -học
sinh lớp 9, ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh- bị công an xã và bạn đánh dẫn đến tử
vong”.
Câu chuyện xẩy ra vào chiều ngày 29.12.2013,
do Lê Tán Khỏe -15 tuổi- bị cáo, thấy Thạch
học sinh lớp 9 được người anh
chở trên xe đạp đi ngang qua quán nước đối diện UBND xã Vạn Long, Khỏe cầm một
vỏ chai nước khoáng bằng thủy tinh chạy đuổi theo, ném trúng vào gáy khiến
Thạch ngã xuống đường. Lúc này, hai công an viên xã Vạn Long là Lê Minh Phát
cùng Lê Ngọc Tâm ngồi trong quán nước mía đối diện UBND xã Vạn Long nhìn thấy
Khỏe rượt đuổi, ném vỏ chai nước khoáng trúng đầu Thạch, nên cả hai bắt Khỏe và
hai người bạn của Khỏe vào phòng làm việc của công an xã. Tại đây, các công an
viên này mới biết Khỏe là con ông Lê Văn Dũng, cũng là công an viên của xã.
Thay vì các công viên xã làm việc
với Khỏe về hành vi ‘ném chai nước vào đầu Thạch’, thì công an xã lại thả Khỏe
và các bạn của Khỏe ra về. Sau đó, công an viên Phát nhận điện thoại của công
an viên Tâm báo ra đường 2 Tháng 9 (thuộc xã Vạn Phước) bắt nhóm của Thạch đang
đi trên xe máy chở ba về làm việc, vì nhóm này đi tìm để đánh nhóm của Khỏe.
Nên công an viên Phát đã chạy đến nhà ông Dũng -cha của Khỏe- báo tin. Ngay sau
đó, công an viên Phát chạy ra đường 2 Tháng 9 gần quốc lộ 1 thì gặp Thạch đang
đứng đó.
Tại đây, công an viên Phát rượt
đuổi Thạch chạy 300-400m thì tóm được, tát vào mặt khiến nạn nhân ngã nhào xuống
ruộng. Thạch tiếp tục chạy trốn, thì công an viên Phát cùng ông Phó công an xã
Vạn Phước tên là Huỳnh Trung Thắng truy tìm. Không lâu sau đó, công an viên
Phát đã phát hiện Thạch đang trốn trong một lùm cây, nên “bị cáo tát vào
mặt, đạp vào mông làm Thạch ngã xuống. Bị cáo dùng còng số 8 mang theo còng tay
Thạch, rồi có tát thêm 1-2 cái lên mặt. Khi [công an viên tên] Tâm chở Thạch và
bị cáo về phòng làm việc Công an xã Vạn Long, vì Thạch không chịu trả lời tên
tuổi nên bị cáo có cốc vào đầu Thạch rồi đánh vào sườn, vào ngực của Thạch.
Thật ra bị cáo chỉ đánh nhẹ để trấn áp và bắt Thạch chứ không phải đánh gây
thương tích” – Công an viên Phát khai.
Dù hai nhân chứng Tu Ngọc Thanh và
Tu Ngọc Thiện là anh ruột của nạn nhân Thạch, khẳng định ngay khi họ đến Công
an xã Vạn Long để bảo lãnh Thạch về nhà, Thạch kể đã trốn trong lùm cây gần
quốc lộ 1 rồi, mà vẫn bị công an viên Phát bắt được, dùng mũ bảo hiểm đánh 3-4
cái vào đầu làm Thạch ngất xỉu. Tại tòa, công an viên Phát thừa nhận mũ bảo
hiểm mà cơ quan điều tra thu được ở hiện trường là mũ của Phát, nhưng mũ này
rơi khi bị cáo rượt đuổi Thạch chứ không dùng đánh Thạch. Trong kết luận điều
tra, Cơ quan CSĐT Công an huyện Vạn Ninh cũng kết luận “không xem đây -mũ bảo
hiểm- là vật chứng vụ án”.
Bài báo cũng tường thuật phiên tòa
diễn biến có vẻ khách quan khi kể: “Trước lời khai của [công an viên] Phát, chủ tọa phiên tòa hỏi: “Thạch là nạn nhân
vì bị Khỏe ném chai trúng đầu, Thạch đứng trên đường là không vi phạm pháp
luật, bị cáo cũng không được giao nhiệm vụ đi bắt Thạch, tại sao lại truy đuổi,
bắt còng tay rồi đánh từ ngoài ruộng, dưới lề đường đến cả trụ sở công an xã?”.
Một hội thẩm nhân dân nói: “Bị cáo từng là
vận động viên võ thuật, đoạt huy chương vàng môn quyền anh, tát một cái là
Thạch ngã dúi xuống ruộng, rồi còn đánh lên hông, ngực… mà nói đánh nhẹ là thế
nào? Phải nói đánh như vậy là có thể gây chấn thương nặng cho người bị đánh. Là
công an viên mà mới nghe chuyện vu vơ, không xác minh đã vội vàng đi đuổi bắt,
đánh người ta như vậy thì bảo vệ dân cái gì?”….
Thế nhưng cuối cùng, vào sáng ngày 14.11.2014,
TAND huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) đã tuyên án: Lê Minh Phát -24 tuổi, công an
viên xã Vạn Long, huyện Vạn Ninh- sáu năm tù về tội cố ý gây thương tích, chín
tháng tù về tội bắt người trái pháp luật, tổng hợp hình phạt là sáu năm chín
tháng tù. Tuyên phạt Lê Ngọc Tâm -31 tuổi, công an viên xã Vạn Long- chín tháng
tù cho hưởng án treo về tội bắt người trái pháp luật. Phạt Lê Tấn Khỏe -sinh
ngày 10-4-1999, ngụ xã Vạn Long- ba năm tù về tội cố ý gây thương tích.
Bình luận về mức án này, Tèo Em
viết: “Công an đánh chết trẻ vị thành niên mà chỉ bị xử 6 năm 9 tháng tù giam, TAND
huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) xử gì nhẹ hều vậy? Xử vậy hỏi người dân sao không bức
xúc và nghi ngờ tính nghiêm minh của pháp luật. Mấy ông CA này cứ đánh chết
người riết người dân không còn cảm giác CA là bạn dân mà thay vào đó CA là hung
thần thôi”; Còn Quốc Dũng, than thở: “Quá nhẹ, bảo sao ngày càng
nhiều vụ như vậy xảy ra, công an mà nện chết con người ta được, tài thiệt đó,
tuy nhiên vẫn chưa tài bằng VKS và tòa án, nơi đã khép cho tên công an này 6
năm 9 tháng tù”.
Điều đáng nói là, theo báo Pháp luật, ngay sau khi nghe chủ tọa phiên
tòa tuyên án, bị cáo Lê Minh Phát đã tỏ ra rất tức giận,
dùng chân đạp mạnh vào ghế tòa án, khiến nhiều cảnh sát bảo vệ phải lao vào
ngăn cản. Sự việc này xảy ra trước sự chứng kiến của HĐXX cùng đông đảo
những người dự khán phiên tòa. Sau đó, người nhà của bị cáo này cũng la ó phản
đối, cho rằng bản án quá nặng. Chủ Tọa phiên Tòa lắc đầu, than: “đây là hành
động thái quá, chưa bao giờ xảy ra tại TAND huyện Vạn Ninh”. Còn một người dân
thì bức xúc: “Là công an viên nhưng bị cáo này tỏ ra rất côn đồ”.
Rõ ràng, cho dù có được nương nhẹ
cách nào, (đánh chết một em học sinh mà chỉ bị 6 năm 9 tháng tù và 9 tháng tù cho
hưởng án treo) – thì đối với những ông trời con còn đảng- còn mình này vẫn thấy
bị xử ép, nên phản ứng rất côn đồ. Còn người nhà họ thì thấy án quá nặng bởi vì
họ nghĩ đảng còn là do mình còn, nay mới chỉ có đánh chết một thiếu niên mà
phải đi tù và phải chịu án treo, thì quá oan uổng? Sự việc này làm liên
tưởng đến vụ án ông Huynh- bà Tâm ở Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước, chỉ đánh nhau với người thân của cán bộ xã do bị ức hiếp, mà cũng – mỗi
người bị tuyên án 5 năm 6 tháng tù. Thật trớ trêu!
Thế nhưng, phản ứng của người dân
vẫn chỉ là “rơi nước mắt”, than thở “công an mà rất côn đồ. Tội người dân nước
tôi. Bao giờ mới dám “dậy mà đi…”?
Pv. VRNs
0 nhận xét:
Đăng nhận xét