Tác giả đứng bên một đoạn Bức Tường Berlin hồi năm 2000.(Hình: Huy Phương cung cấp) |
Huy Phương
Ngày 9 Tháng Mười Một mỗi năm,
kể từ năm 1989, cả thế giới chào mừng ngày Bức Tường Berlin sụp đổ.
Không phải chỉ là những phiên bản, mà bức tường này được cắt từng mảnh,
vận chuyển đến nhiều nơi trên thế giới, lắp đặt lại xem như một di tích
cần ghi nhớ, bài học của một giai đoạn ô nhục của chế độ Cộng Sản. Một
đoạn của bức tường này được để tại Thư Viện Tổng Thống Ronald Reagan ở
Simi Valley, California.
Sau khi Thế Chiến 2
kết thúc, Cộng Hòa Dân Chủ Đức (Đông Đức) được thành lập tại vùng quản
lý của quân đội Liên Xô tại Đức ngày 7 Tháng Mười, 1949, sau khi Cộng
Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức) ra đời tại phần phía Tây trong khu vực Pháp,
Anh và Hoa Kỳ quản lý. Vì lý do còn sự chiếm đóng của quân đội Liên Xô,
mặc dù thành lập từ 1949, mãi đến năm 1955, Đông Đức mới tuyên bố đầy
đủ quyền tự trị của một quốc gia. Sau gần nửa thế kỷ theo đuổi một nền
kinh tế lạc hậu, với một không khí chính trị nô lệ, áp bức, khi nước Đức
thống nhất, tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Đông Đức chỉ góp được 7%
của cả nước Đức so với 93% của Tây Đức dù dân Tây Đức chỉ chiếm 1/3 dân
số cả nước. Suốt một thời gian dài sau khi thống nhất, Tây Đức đã hy
sinh, chia sẻ để cả hai miền đều no ấm, thịnh vượng bằng nhau.
Tại
sao phía Cộng Sản phải dựng lên Bức Tường Berlin? Ông Mikhail
Pervukhin, Đại Sứ Liên Xô tại Đông Đức, đã trả lời câu hỏi này, “Nếu
không có bức tường người dân sẽ thấy được sự yếu kém của phía Đông so
với phía Tây.” Bức tường Berlin phải được dựng lên, nếu không một ngày
kia, không còn một người dân nào ở lại với chế độ Cộng Sản, kể cả binh
lính. Chỉ trong vòng sáu năm, từ năm 1955 đến 1961, sau khi rơi vào tay
Cộng Sản, 20% dân số Đông Đức (3 triệu rưỡi người) đã vượt thoát sang
Tây Đức.
Bức tường Berlin còn được gọi là “Bức Tường Ô Nhục” do chính phủ Đông Đức dựng nên từ ngày 13 Tháng Tám, 1961 được gọi là “tường thành bảo vệ chống Phát Xít,” nhưng rõ ràng không thấy một người Phát Xít nào leo ngược bức tường đi tìm hạnh phúc trong thế giới Cộng Sản. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến Tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.
Mặc dù với hàng rào bê tông, cốt sắt có hệ thống báo động tự động, chó săn, 12,000 công an lùng sục ngày đêm, tháp canh, roi điện, hố sâu cản xe tăng và cơ giới, cho đến ngày bức tường sụp đổ đã có hơn 5,000 người dân Đông Đức bất chấp hiểm nguy vượt qua bức tường này thành công đến Tây Đức. Ngoài ra, cũng có 200 người dân Đông Đức bị bắn hạ khi tìm cách vượt qua vùng tự do.
Bài học của Bức Tường Berlin chưa đủ để thức tỉnh lương tri của những chế độ Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Việt Nam. Sau Hiệp Định Geneva 1954, sông Bến Hải được làm ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam, một triệu người miền Bắc không chờ “bộ đội cụ Hồ” vào tiếp thu Hà Nội đã khăn gói di cư vào Nam. Sau đó hơn 20 năm, cũng chưa thấy ai ở miền Nam bơi qua sông để ra Bắc tìm tự do, no ấm mà chỉ thấy những người bến Bắc, dưới mạng lưới công an dày đặc, tìm đường vào Nam.
Sau Tháng Tư, 1975, khi Bắc Việt lấp được sông Bến Hải thì hơn một triệu người không muốn “được giải phóng” đã bồng bế nhau ra đi, và sau đó, hơn nửa triệu người lại tìm đường vượt biên, vượt biển và cứ hai người tìm cách ra đi thì có một người thiệt mạng. Giá như có một cây cầu có thể nối liền Việt Nam với các nước tự do, hay có tàu bè đến cảng Sài Gòn hay Hải Phòng rước người ra đi vô thời hạn, thì Việt Nam không còn lại được một cái cột đèn để soi sáng “lăng Bác âm u.”
Cho đến 39 năm sau ngày “giải phóng,” vì sao còn cảnh người Việt đóng tàu vượt biển sang Úc, và chuyện đi lấy chồng ngoại, chuyện cầm cố nhà đất để được đi lao động nước ngoài, chuyện cho con du học mà mong con đừng nghĩ chuyện về, chuyện chuyển vốn ra ngoại quốc để lập “đầu cầu” cho mai hậu, phải chăng tất cả điều đó đã nói lên sự “ưu việt” của chế độ Cộng Sản, một chế độ bị chán ghét, đã xô đẩy mọi người phải rời bỏ quê hương, đất nước ra đi.
Nếu Cuba, Bắc Hàn mở cổng biên giới, việc gì sẽ xảy ra.
Nếu biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico bỏ ngỏ thì nước Mỹ sẽ tràn ngập di dân Nam Mỹ bất hợp pháp.
Chính phủ Mỹ đã bỏ ra hàng tỷ đô la để xây vài nghìn cây số tường cao tại biên giới hai nước không phải để ngăn người Mỹ chạy sang lập nghiệp bên đất Mexico. Trước đây, Hoa Kỳ đã không tiên liệu được chuyện hằng năm có khoảng 600,000 dân gốc Hispanic vượt biên vào Hoa Kỳ.
Đông Đức xây bức tường để ngăn dân của họ chạy ra, Hoa Kỳ xây hàng rào biên giới để ngăn dân ở ngoài nước chạy vào. Tị nạn chính trị hay kinh tế thì cũng là do sự lỗi lầm, ngu dốt của một chế độ.
Lúc 11 giờ 30 phút đêm 9 Tháng Mười Một, 1989, một trung tá công an biên phòng Đông Đức, ông Harald Jager, đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa Tường Berlin, trong đêm hàng nghìn người đã ồ ạt chạy sang phía Tây. Một năm sau, nước Đức thống nhất trong tự do mà không đổ một giọt máu. Việt Nam “thống nhất” trong một hoàn cảnh khốn nạn nhất, tù đày, kỳ thị, chia lìa, đói nghèo, oan khuất, thù hận ngút trời, mà “đống xương vô định đã cao bằng đầu!”
Bây giờ có một bức tường, không phải xây bằng xi măng cốt sắt nhưng 40 năm nay vẫn còn tồn tại giữa những con người Việt Nam, mà phần ô nhục dành cho phía Cộng Sản.
Bức tường Berlin còn được gọi là “Bức Tường Ô Nhục” do chính phủ Đông Đức dựng nên từ ngày 13 Tháng Tám, 1961 được gọi là “tường thành bảo vệ chống Phát Xít,” nhưng rõ ràng không thấy một người Phát Xít nào leo ngược bức tường đi tìm hạnh phúc trong thế giới Cộng Sản. Bức tường này là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của Chiến Tranh Lạnh và của việc chia cắt nước Đức.
Mặc dù với hàng rào bê tông, cốt sắt có hệ thống báo động tự động, chó săn, 12,000 công an lùng sục ngày đêm, tháp canh, roi điện, hố sâu cản xe tăng và cơ giới, cho đến ngày bức tường sụp đổ đã có hơn 5,000 người dân Đông Đức bất chấp hiểm nguy vượt qua bức tường này thành công đến Tây Đức. Ngoài ra, cũng có 200 người dân Đông Đức bị bắn hạ khi tìm cách vượt qua vùng tự do.
Bài học của Bức Tường Berlin chưa đủ để thức tỉnh lương tri của những chế độ Cộng Sản, nhất là Cộng Sản Việt Nam. Sau Hiệp Định Geneva 1954, sông Bến Hải được làm ranh giới chia cắt hai miền Việt Nam, một triệu người miền Bắc không chờ “bộ đội cụ Hồ” vào tiếp thu Hà Nội đã khăn gói di cư vào Nam. Sau đó hơn 20 năm, cũng chưa thấy ai ở miền Nam bơi qua sông để ra Bắc tìm tự do, no ấm mà chỉ thấy những người bến Bắc, dưới mạng lưới công an dày đặc, tìm đường vào Nam.
Sau Tháng Tư, 1975, khi Bắc Việt lấp được sông Bến Hải thì hơn một triệu người không muốn “được giải phóng” đã bồng bế nhau ra đi, và sau đó, hơn nửa triệu người lại tìm đường vượt biên, vượt biển và cứ hai người tìm cách ra đi thì có một người thiệt mạng. Giá như có một cây cầu có thể nối liền Việt Nam với các nước tự do, hay có tàu bè đến cảng Sài Gòn hay Hải Phòng rước người ra đi vô thời hạn, thì Việt Nam không còn lại được một cái cột đèn để soi sáng “lăng Bác âm u.”
Cho đến 39 năm sau ngày “giải phóng,” vì sao còn cảnh người Việt đóng tàu vượt biển sang Úc, và chuyện đi lấy chồng ngoại, chuyện cầm cố nhà đất để được đi lao động nước ngoài, chuyện cho con du học mà mong con đừng nghĩ chuyện về, chuyện chuyển vốn ra ngoại quốc để lập “đầu cầu” cho mai hậu, phải chăng tất cả điều đó đã nói lên sự “ưu việt” của chế độ Cộng Sản, một chế độ bị chán ghét, đã xô đẩy mọi người phải rời bỏ quê hương, đất nước ra đi.
Nếu Cuba, Bắc Hàn mở cổng biên giới, việc gì sẽ xảy ra.
Nếu biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico bỏ ngỏ thì nước Mỹ sẽ tràn ngập di dân Nam Mỹ bất hợp pháp.
Chính phủ Mỹ đã bỏ ra hàng tỷ đô la để xây vài nghìn cây số tường cao tại biên giới hai nước không phải để ngăn người Mỹ chạy sang lập nghiệp bên đất Mexico. Trước đây, Hoa Kỳ đã không tiên liệu được chuyện hằng năm có khoảng 600,000 dân gốc Hispanic vượt biên vào Hoa Kỳ.
Đông Đức xây bức tường để ngăn dân của họ chạy ra, Hoa Kỳ xây hàng rào biên giới để ngăn dân ở ngoài nước chạy vào. Tị nạn chính trị hay kinh tế thì cũng là do sự lỗi lầm, ngu dốt của một chế độ.
Lúc 11 giờ 30 phút đêm 9 Tháng Mười Một, 1989, một trung tá công an biên phòng Đông Đức, ông Harald Jager, đã khóc sau khi ra lệnh mở cửa Tường Berlin, trong đêm hàng nghìn người đã ồ ạt chạy sang phía Tây. Một năm sau, nước Đức thống nhất trong tự do mà không đổ một giọt máu. Việt Nam “thống nhất” trong một hoàn cảnh khốn nạn nhất, tù đày, kỳ thị, chia lìa, đói nghèo, oan khuất, thù hận ngút trời, mà “đống xương vô định đã cao bằng đầu!”
Bây giờ có một bức tường, không phải xây bằng xi măng cốt sắt nhưng 40 năm nay vẫn còn tồn tại giữa những con người Việt Nam, mà phần ô nhục dành cho phía Cộng Sản.
Tạp ghi Huy Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét