Trên danh nghĩa giao lưu văn hóa với
các quốc gia trên thế giới, Trung quốc lên kế hoạch thành lập viện Khổng tử ở
những quốc gia có quan hệ ngoại giao với mình. Năm 2004, Hàn quốc là thí điểm
đầu tiên, vì có hai điều kiện thuận lợi. Thứ nhất là vẫn phát triển mạnh ở quốc
gia này và thứ hai là chính quyền Seoul đang nhờ Bắc Kinh áp lực Bình Nhưỡng về
việc ngưng chế tạo vũ khí hạt nhân cũng như tên lửa.
Sau Hàn quốc là Nhật Bản rồi đến
các quốc gia Âu Mỹ và mới đây nhất vào tháng 10 năm 2013, trong chuyến thăm
Việt Nam của Thủ tướng Trung quốc Lý Khắc Cường đã ký một thỏa thuận với ông
Nguyễn Tấn Dũng về chuyện thiết lập một viện Khổng Tử ở Việt Nam.
Nếu viện Khổng Tử ở là nơi để giao
lưu thuần về văn hóa, dạy tiếng Trung quốc thì chẳng nói làm chi, nhưng Bắc Kinh
lại sử dụng các viện Khổng Tử này để tuyên truyền cho chế độ Cộng sản Trung
quốc và biến đó thành hang ổ hoạt động gián điệp nên mới có vấn đề.
Đại học
Chicago ở Hoa Kỳ là nơi bắn ‘’phát súng lệnh’’ đầu tiên khi 108 giáo sư ở đây
ký tên chung trong một bản kiến nghị yêu tố giác nhà trường đã tham gia vào một
dự án sư phạm mang tính chính trị, hoạt động trên toàn thế giới,một dự án về
nhiều mặt đi ngược với giá trị học thuật của một trường đại học” khi cho phép
viện này có mặt trong khuôn viên của trường… Một lập luận đơn giản, dễ hiểu mà
các giáo sư ký tên trong bản kiến nghị đưa ra là : Giả sử có một công ty sản
xuất thuốc lá đến trường đại học chúng ta yêu cầu được quản lý khoa dạy về chất
độc thì liệu trường có nên đồng ý hay không? Nhưng đây lại là trường hợp của
Viện Khổng Tử”.
Sau đại học Chicago
là đến đại học Pennsylvania State rồi lan sang đại học Mcmaster, đại học Sherbrooke ở Canada. Tin tức các viện Khổng Tử ở
Mỹ và Canada
được truyền đi nhanh chóng khiến cho nhiều quốc gia có viện Khổng Tử phải xét
lại vấn đề.
Michel Juneau-Katsuy, một quan chức
tình báo Canada
về hưu, cảnh báo rằng các Viện Khổng Tử có thể là mặt trận do thám. Còn theo
ông Richard Fadden (người đứng đầu cơ quan tình báo Canada, nay là Thứ trưởng
Quốc phòng) thì các giảng viên được cử tới Canada từ Bắc Kinh là những người “từng
tổ chức biểu tình chống Chính phủ Canada… trong các vấn đề chính sách liên quan
tới những chủ điểm tranh cãi mà Bắc Kinh gọi là “ngũ độc” (Đài Loan, Pháp Luân
Công, Tây Tạng, Tân Cương và phong trào dân chủ)”.
Tại Nhật Bản và có lẽ cũng như
nhiều quốc gia tự do dân chủ khác thì đại học có quyền tự trị nên chuyện thiết
lập một viện Khổng Tử trong khuôn viên đại học không cần xin phép chính quyền,
chỉ cần nhà trường chấp thuận là được. Tính đến cuối năm 2013 có 13 trường đại
học Nhật thiết lập viện Khổng Tử, lúc đầu các viện Khổng Tử này được nhiều sinh
viên Nhật vào để học tiếng Trung quốc và tìm hiểu thêm về văn hóa Trung Hoa,
nhưng đến năm 2008 (năm Trung quốc tổ chức Olympic Bắc Kinh) thì có vấn đề vì các
viện Khổng Tử này đồng loạt đưa ra những tài liệu không trung thực về lịch sử Tây
Tạng, Tân Cương, Nội Mông… Vào thời điểm này gần như cả thế giới đều tẩy chay
cuộc rước đuốc Thế vận Bắc Kinh để ủng việc người dân Tây Tạng đấu tranh đòi
quyền tự trị, lẽ đương nhiên là phần đông sinh viên Nhật cũng theo xu hướng
bênh vực những người dân Tây Tạng đang bị đàn áp ở Trung quốc. Trong tất cả
những buổi hội thảo tại viện Khổng Tử, sinh viên Nhật đều đưa vấn đề Tây Tạng
ra để thảo luận thế nhưng nhân viên của viện Khổng Tử toàn là người Trung quốc
đem những tài liệu bóp méo lịch sử Tây Tạng ra để giải thích và đương nhiên
chẳng thuyết phục được ai, nhiều câu hỏi đặt ra khiến nhân viên viện Khổng Tử không
trả lời nổi nên đề nghị không thảo luận về vấn đề chính trị.
Đáp lại sinh viên
Nhật yêu cầu viện Khổng Tử dẹp bỏ các tài liệu lịch sử sai sự thật và chấm dứt
việc tuyên truyền nói xấu công cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị của người Tây
Tạng. Vì là cơ quan tuyên truyền của Trung quốc nên viện Khổng Tử đời nào chấp
nhận sự yêu cầu của sinh viên Nhật. Vì không chấp nhận sự yêu cầu này nên hầu
hết sinh viên Nhật tẩy chay không thèm bước chân vào viện Khổng Tử nữa. Chuyện
chỉ dừng lại ở đó. Nhưng sau khi biết được nhiều nơi tại Hoa Kỳ, Canada quyết
định đóng cửa các việnn Khổng Tử vì đó là cơ quan tuyên truyền và ổ gián điệp
của Trung quốc thì sinh viên Nhật bắt đầu yêu cầu nhà trường dẹp bỏ viện Khổng
Tử. Khi mà đa số sinh viên đã lên tiếng và có sự đồng tình của nhiều giáo sư,
giảng viên đại học thì nhà trường khó mà từ chối, hơn nữa đây không phải là lần
đầu tiên một viện Khổng Tử bị đóng cửa.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét