Modem chất thành đống trên bàn ở chi nhánh Bình Dương của Công Ty FPT nhưng khách hàng vẫn ùn ùn kéo đến gửi modem nhờ sửa chữa. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Sau
khi đánh sập, đoạt quyền kiểm soát hàng ngàn trang web của chính quyền,
các tổ chức, các doanh nghiệp, mới đây, hacker (tin tặc) tiếp tục tấn
công vào người dùng Internet tại Việt Nam.
Tờ Tuổi Trẻ vừa
cho biết, nhiều modem loại wifi của những người sử dụng dịch vụ Internet
do Công Ty FPT cung cấp đã bị tấn công, thay đổi cấu hình khiến họ
không thể truy cập vào Internet. Một số modem còn đổi tên wifi thành
“China hacker.”
Cũng theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ có một số loại modem loại wifi bị hacker
kiểm soát, trong đó có loại modem do Trung Quốc sản xuất, được FPT mua
để cung cấp cho khách hàng.
Vụ tấn công vừa kể đã diễn ra suốt hai tuần qua, xảy ra chủ yếu đối
với những khách hàng của Công Ty FPT cư trú tại Bình Dương - nơi bùng
phát đợt biểu tình chống Trung Quốc và chuyển thành bạo động.
Đại diện chi nhánh Bình Dương của Công Ty FPT thú nhận họ chưa biết
nguyên nhân và phỏng đoán, việc nhiều modem loại wifi bị thay đổi cấu
hình, đổi tên có thể là do một loại virus chưa được nhận diện.
Giữa năm ngoái, Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam từng cảnh báo về
một vấn nạn nan giải đối với an ninh Internet tại Việt Nam. Đó là gần
như toàn bộ thiết bị mà các công ty viễn thông Việt Nam đang sử dụng là
sản phẩm do hai công ty Huawei và ZTE của Trung Quốc sản xuất.
Theo Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam, có 6/7 công ty viễn thông ở
Việt Nam đang sử dụng thiết bị và công nghệ do Huawei và ZTE cung cấp.
Trên toàn Việt Nam, hiện có khoảng 30,000 trạm thu phát sóng (BTS) đang
sử dụng thiết bị của Huawei và ZTE.
Trước nữa, chỉ tính riêng năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như:
modem, router, USB do Huawei và ZTE sản xuất đã được bán trên thị trường
Việt Nam. Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam xác nhận là chưa thống kê
được số thiết bị do Huawei và ZTE sản xuất, đã được bán tại Việt Nam.
Huawei và ZTE là hai công ty hàng đầu của Trung Quốc, chuyên cung cấp
thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực viễn thông. Ủy Ban Tình Báo của Hạ
Viện Hoa Kỳ từng cảnh báo, thiết bị, công nghệ của Huawei và ZTE có thể
đã được cấy những tác nhân độc hại trước khi bán cho khách hàng, gây ra
mối de dọa an ninh đối với Hoa Kỳ.
Hiệp Hội An Toàn Thông Tin Việt Nam cũng từng cảnh báo về tình trạng
nhiều máy chủ của các cơ quan chính quyền Việt Nam bị tấn công. Trong đó
có khoảng 400 máy chủ âm thầm bị kết nối thường trực ra nước ngoài để
đánh cắp thông tin mật. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét