Nhà nó nghèo, ba nó mất
vì bệnh ung thư phổi để lại bốn đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Mẹ nó bươn chải
tần tảo làm đủ nghề nuôi anh em nó. Thấy mẹ vất vả quá, học xong cấp 2, nó bỏ
học, đi phụ hồ với mấy người trong xóm để kiếm tiền phụ mẹ nuôi ba đứa em
ăn học.
Năm vừa tròn 18 tuổi, thay vì bước chân vào cánh cửa đại học như chúng bạn cùng trang lứa, hai mẹ con nó chạy vạy đầu trên xóm dưới, mượn bà con họ hàng được ít tiền để lo cho nó đi Nhật xuất khẩu lao động. Mẹ đặt hết niềm tin vào nó, còn nó coi như đó là trách nhiệm của một thằng con trai cả, và đó cũng là cách duy nhất để giúp đỡ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Năm vừa tròn 18 tuổi, thay vì bước chân vào cánh cửa đại học như chúng bạn cùng trang lứa, hai mẹ con nó chạy vạy đầu trên xóm dưới, mượn bà con họ hàng được ít tiền để lo cho nó đi Nhật xuất khẩu lao động. Mẹ đặt hết niềm tin vào nó, còn nó coi như đó là trách nhiệm của một thằng con trai cả, và đó cũng là cách duy nhất để giúp đỡ gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo.
Sau ba tháng rời vùng quê
nghèo miền tây lên Sài Gòn học tiếng Nhật, cuối cùng cũng đến ngày nó rời xa quê
hương Việt Nam để đi tìm ước mơ đổi đời cho mình. Nhưng giấc mộng sang xứ người
đổi đời chóng tan. Xứ người chẳng phải là thiên đường để ôm mộng đổi đời như nó
nghĩ. Nhưng nó đành căm lặng, không dám gọi về Việt Nam nói với mẹ điều gì. nó chỉ còn biết làm việc quần quật và
dành dụm, chắt chiu từng đồng rồi cứ vài ba tháng lại gởi về quê nhà cho mẹ và mấy đứa
em với vài dòng thư ngắn tô vẽ cuộc sống đầy đủ sung túc chỉ có trong mơ của
thân phận một người Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở xứ hoa anh đào.
Hồi mới qua đến Nhật, vào đúng ngay mùa đông, thời tiết lạnh cắt da cắt thịt, đêm nào đi làm về, nó với mấy người cùng phòng cũng nấu nước nóng, đổ vào chiếc bình đựng nước bằng inox rồi bỏ dưới nệm để ngủ cho ấm. Mấy người ở chung phòng với nó cũng đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, ôm mộng đi xuất khẩu lao động để đổi đời. Anh Thành quê ở tận vùng miền núi Tây Bắc, gia cảnh một vợ ba đứa con, đứa lớn nhất mang bệnh tim bẩm sinh, đứa nhỏ nhất chưa đầy một tuổi, hai vợ chồng chỉ có vài mẩu ruộng trồng bắp ngô để sống qua ngày mà cũng bán lấy tiền để được đi xuất khẩu lao động kiếm tiền chữa bệnh tim cho đứa con lớn và lo cho hai đứa nhỏ. Hỏi anh bán hết đất rồi thì lấy gì mà vợ con ở nhà kiếm ăn? Anh ngậm ngùi nói vợ mình hàng ngày đành gởi mấy đứa con cho nhà hàng xóm rồi đạp xe hơn mười cây số lên huyện giúp việc cho tiệm bán tạp hóa. Thằng Đô quê ở trên Đắc Lắc, cũng như nó, còn thanh niên độc thân chưa vợ con gì hết nhưng vì hận tình mà quyết định đi sang Nhật xuất khẩu lao động ôm mộng làm giàu trả thù đời. Chuyện là gia đình thằng Đô trên Đắc Lắc cũng chẳng giàu có mấy, chỉ đủ ăn đủ mặc,cả gia đình năm anh em chỉ có mình thằng là con trai, lại là anh cả. Thằng Đô cứ nghĩ cuộc đời nó rồi cũng theo cái nghề trồng cà phê cha truyền con nối của ba má nó, ai ngờ đâu cách đây mấy năm, ông bà chủ vườn cà phê làm ăn thua lỗ nên trốn nợ bỏ đi xứ khác, cả nhà thất nghiệp. Đúng vào lúc ấy bên phía gia đình cô người yêu mà Đô quen từ hồi học cấp 3 lại hối thúc chuyện cưới xin chứ họ sợ con gái nhà mình quá lứa lỡ thì. Mà cưới vào lúc đó thì nhà thằng Đô làm gì chuẩn bị đủ tiền bạc để lo tiện tùng cưới hỏi. Cuối cùng gia đình bên đó ép cô người yêu đi lấy chồng bên Trung Quốc, hạnh phúc hay không không biết, thằng Đô chỉ biết là khi nhận được tin báo người yêu mình chuẩn bị lấy chồng thì nó cũng bán luôn chiếc xe tay ga đời mới mới mua cách đây vài tháng để lấy tiền lo giấy tờ đi Nhật xuất khẩu lao động ôm mộng đổi đời kiếm thật nhiều tiền mới quay trở về quê hương. Thỉnh thoảng thằng Đô vẫn nói giỡn với anh em trong phòng là nó hận tình nên mới quyết định đi về xứ mặt trời mọc này. Cả ba người ở chung phòng trọ, cùng đi làm trong một xưởng sản xuất đồ nhựa, mỗi ngày làm 10 tiếng đồng hồ. Vất vả thì có vất vả, cực khổ thì có cực khổ nhưng cả ba đều thấy mình còn may mắn hơn nhiều người Việt Nam xuất khẩu lao động khác vì có người khi vừa đến Nhật thì biết mình bị lừa, đưa tiền cho trung tâm môi giới việc làm ở Việt Nam rồi nhưng qua đến Nhật lại không có việc làm, tiền bạc trong người cũng không còn, đành đi lang thang trộm cắp sống qua ngày. Mà trời mùa hè đi làm không sao, chứ mùa đông thì cực lắm. Lắm lúc cũng muốn bỏ về Việt Nam, nhưng rồi nó nghĩ lại ngày trước đã quyết tâm ra nước ngoài rồi thì khi về cũng phải dư giả chút chút để ra oai mà về. chứ mang tiếng đi lao động nước ngoài ngần ấy năm trời nhưng về không dư giả gì thì không chỉ túi nhục cho mình mà còn làm xấu mặt gia đình ở nhà. Hơn ai hết, nó biết rõ mẹ và ba đứa em ở nhà đặt nhiều hi vọng niềm tin vào nó lắm, nó không muốn phụ lòng mẹ và các em.
Hồi mới qua đến Nhật, vào đúng ngay mùa đông, thời tiết lạnh cắt da cắt thịt, đêm nào đi làm về, nó với mấy người cùng phòng cũng nấu nước nóng, đổ vào chiếc bình đựng nước bằng inox rồi bỏ dưới nệm để ngủ cho ấm. Mấy người ở chung phòng với nó cũng đều xuất thân từ những vùng quê nghèo, ôm mộng đi xuất khẩu lao động để đổi đời. Anh Thành quê ở tận vùng miền núi Tây Bắc, gia cảnh một vợ ba đứa con, đứa lớn nhất mang bệnh tim bẩm sinh, đứa nhỏ nhất chưa đầy một tuổi, hai vợ chồng chỉ có vài mẩu ruộng trồng bắp ngô để sống qua ngày mà cũng bán lấy tiền để được đi xuất khẩu lao động kiếm tiền chữa bệnh tim cho đứa con lớn và lo cho hai đứa nhỏ. Hỏi anh bán hết đất rồi thì lấy gì mà vợ con ở nhà kiếm ăn? Anh ngậm ngùi nói vợ mình hàng ngày đành gởi mấy đứa con cho nhà hàng xóm rồi đạp xe hơn mười cây số lên huyện giúp việc cho tiệm bán tạp hóa. Thằng Đô quê ở trên Đắc Lắc, cũng như nó, còn thanh niên độc thân chưa vợ con gì hết nhưng vì hận tình mà quyết định đi sang Nhật xuất khẩu lao động ôm mộng làm giàu trả thù đời. Chuyện là gia đình thằng Đô trên Đắc Lắc cũng chẳng giàu có mấy, chỉ đủ ăn đủ mặc,cả gia đình năm anh em chỉ có mình thằng là con trai, lại là anh cả. Thằng Đô cứ nghĩ cuộc đời nó rồi cũng theo cái nghề trồng cà phê cha truyền con nối của ba má nó, ai ngờ đâu cách đây mấy năm, ông bà chủ vườn cà phê làm ăn thua lỗ nên trốn nợ bỏ đi xứ khác, cả nhà thất nghiệp. Đúng vào lúc ấy bên phía gia đình cô người yêu mà Đô quen từ hồi học cấp 3 lại hối thúc chuyện cưới xin chứ họ sợ con gái nhà mình quá lứa lỡ thì. Mà cưới vào lúc đó thì nhà thằng Đô làm gì chuẩn bị đủ tiền bạc để lo tiện tùng cưới hỏi. Cuối cùng gia đình bên đó ép cô người yêu đi lấy chồng bên Trung Quốc, hạnh phúc hay không không biết, thằng Đô chỉ biết là khi nhận được tin báo người yêu mình chuẩn bị lấy chồng thì nó cũng bán luôn chiếc xe tay ga đời mới mới mua cách đây vài tháng để lấy tiền lo giấy tờ đi Nhật xuất khẩu lao động ôm mộng đổi đời kiếm thật nhiều tiền mới quay trở về quê hương. Thỉnh thoảng thằng Đô vẫn nói giỡn với anh em trong phòng là nó hận tình nên mới quyết định đi về xứ mặt trời mọc này. Cả ba người ở chung phòng trọ, cùng đi làm trong một xưởng sản xuất đồ nhựa, mỗi ngày làm 10 tiếng đồng hồ. Vất vả thì có vất vả, cực khổ thì có cực khổ nhưng cả ba đều thấy mình còn may mắn hơn nhiều người Việt Nam xuất khẩu lao động khác vì có người khi vừa đến Nhật thì biết mình bị lừa, đưa tiền cho trung tâm môi giới việc làm ở Việt Nam rồi nhưng qua đến Nhật lại không có việc làm, tiền bạc trong người cũng không còn, đành đi lang thang trộm cắp sống qua ngày. Mà trời mùa hè đi làm không sao, chứ mùa đông thì cực lắm. Lắm lúc cũng muốn bỏ về Việt Nam, nhưng rồi nó nghĩ lại ngày trước đã quyết tâm ra nước ngoài rồi thì khi về cũng phải dư giả chút chút để ra oai mà về. chứ mang tiếng đi lao động nước ngoài ngần ấy năm trời nhưng về không dư giả gì thì không chỉ túi nhục cho mình mà còn làm xấu mặt gia đình ở nhà. Hơn ai hết, nó biết rõ mẹ và ba đứa em ở nhà đặt nhiều hi vọng niềm tin vào nó lắm, nó không muốn phụ lòng mẹ và các em.
Hồi đầu khi chưa đặt chân
đến Nhật, nó cũng như bao
nhiêu người khác ôm mộng làm giàu đổi đời, nhưng mà có đi rồi mới biết thân phận người lao động
như nó ở xứ người cũng chẳng sung sướng gì, nếu có khác với cuộc sống
người công nhân lao động ở Việt Nam thi khác ở chỗ là ở bên này cơ sở vật chất
làm việc trong hãng xưởng tiên tiến hơn mà thôi. Người Nhật đối xử với người lao động Việt
Nam cũng không tệ nhưng dạo thời gian gần đây, dân xuất khẩu lao động Việt Nam
mình qua Nhật nhiều quá, sinh ra nhiều tệ nạn trộm cắp, nên rồi
dần dần cái nhìn của người Nhật với người lao động Việt Nam mình khác hẳn, nếu không muốn nói là khinh
rẻ. Dạo trước không sao, chứ khoảng một năm gần đây, đi đâu trong siêu thị,
trong nhà ga tàu xe hay cả ở chỗ mấy hãng xưởng làm việc đều thấy dán bảng tiếng việt lưu ý, đề phòng trộm cắp. Cũng từ
dạo đó mà cuộc sống của những thân phận người lao động Việt Nam ở Nhật như nó
càng buồn tủi hơn.
Mùa đông năm nay trời lạnh
quá, mấy hôm rồi tuyết rơi không ngừng. Bất chợt nó muốn được quay trở về nhà. Cũng đã bốn năm rồi
từ ngày nó rời quê nhà để ôm mộng sang Nhật đổi đời và chưa một lần về lại quê nhà thăm mẹ,
thăm em. nó cảm thấy mệt mỏi với cuộc sống thân phận người lao động nơi đây. Bốn
năm qua tha phương nơi xứ người ôm giấc mộng đổi đời, có bao nhiêu tiền nó đều gởi về nhà, giờ đây còn lại
chút đỉnh, nó định mua ít quà cho mọi người trong nhà, số còn lại chắc cũng đủ
lo cho con nhỏ em kế đi học nghề cắt tóc và mua hai chiếc xe đạp cho hai thằng em
nó đi học với chiếc vé máy bay một chiều quay về Việt Nam. Nghĩ là làm.
Ngày nó về, mẹ và các em mừng rỡ nhận
quà. Nó vẫn nói dối với mọi người trong nhà về cuộc sống sung túc đầy đủ
của mình trong bốn năm qua đi lao động nơi xứ người nhưng vì bây giờ muốn lấy vợ,
lập gia đình rồi nên muốn về quê, không muốn đi làm bên ấy nữa.
Đêm đầu tiên về lại nhà, nó nằm bên cạnh
mẹ ngủ, lâu rồi nó mới được nắn chân nắn tay xoa bóp cho mẹ. Mẹ nó bất chợt nhận
ra đôi bàn tay chai sạn đầy gân guốc của nó rồi xoa đầu nó khóc: Con nói dối mẹ
làm gì vậy, nhìn tay chân con như thế, chẳng lẽ mẹ không biết chừng ấy năm qua ở nơi
xứ người con làm việc cực nhọc thế nào vì mẹ, vì các em sao. Nó ôm mẹ khóc, có lẽ sau ngày
ba nó mất, đây là lần đầu tiên nó lại khóc. Nó nào ngờ rằng sau giấc mộng đổi đời
xuất khẩu lao động nhiều đắng cay buồn tủi nơi xứ người là những giọt nước mắt hạnh
phúc ấm áp bên mẹ.
Vương Vi
Vương Vi
0 nhận xét:
Đăng nhận xét