Lê Diễn Ðức
Câu chuyện thương tâm xẩy ra vào buổi sáng mùa Ðông ngày 22 tháng 1 năm 2015 tại vùng quê miền Bắc ở tỉnh Quảng Ninh.
Một người thanh niên ở xã Sông Khoai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh, bắt trộm một con gà bị dân chúng hò nhau bắt trói vào cột điện,
rồi dùng nước lạnh hắt lên người. Toàn thân người thanh niên run lên vì
lạnh...
Thế nhưng bị trói và hắt nước lạnh vẫn còn là may mắn. Ngày 26 tháng 3 năm 2012, tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh (Ðồng Nai), một số dân làng tình nghi anh Vòng Tiến Ðạt bắt trộm gà nên xông vào đánh anh tử vong.
Cách đây không lâu, vào tối ngày 19 tháng 12 năm 2014, tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa, dân làng Bằng Phú phát hiện bốn thanh niên đi xe máy vào làng bắt trộm chó nên đã chặn bắt, rồi vây đánh hội đồng khiến hai người chết, hai người trọng thương.
Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2013, tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), dân chúng đã đuổi theo hai nghi phạm trộm chó, đốt xe máy của họ và một trong hai nghi phạm bị dân đánh đến chết.
Sự việc tương tự cũng xảy ra tại xã Hồng Phong và Nguyễn Huệ (thuộc
Ðông Triều, Quảng Ninh) vào ngày 3 tháng 1 năm 2015. Hai kẻ trộm chó,
Trần Văn Kha bị dân làng đánh chết và Bùi Ðình Ðăng bị thương nặng.Thế nhưng bị trói và hắt nước lạnh vẫn còn là may mắn. Ngày 26 tháng 3 năm 2012, tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang, thị xã Long Khánh (Ðồng Nai), một số dân làng tình nghi anh Vòng Tiến Ðạt bắt trộm gà nên xông vào đánh anh tử vong.
Cách đây không lâu, vào tối ngày 19 tháng 12 năm 2014, tại xã Thạch Bình, Thạch Thành, Thanh Hóa, dân làng Bằng Phú phát hiện bốn thanh niên đi xe máy vào làng bắt trộm chó nên đã chặn bắt, rồi vây đánh hội đồng khiến hai người chết, hai người trọng thương.
Chiều ngày 10 tháng 6 năm 2013, tại xã Tân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An), dân chúng đã đuổi theo hai nghi phạm trộm chó, đốt xe máy của họ và một trong hai nghi phạm bị dân đánh đến chết.
Những câu chuyện đại loại như trên đây khá phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Tại sao con người lại có thể đối xử với nhau ác độc, man rợ như thế? Ðâu rồi kỷ cương và trật tự xã hội?
Ðành rằng, ăn trộm, ăn cắp là hành vi xấu, pháp luật cần phải nghiêm trị, nhưng tại sao dân chúng lại nổi cơn thịnh nộ và tự xử theo luật rừng?
Trên báo chí trong nước, khắp nơi ở đâu chúng ta cũng thấy cái ác hoành hành. Cướp của, giết người trở thành đề tài thường xuyên. Xã hội dường như liệt kháng trong cuộc chiến chống lại cái ác. Chuẩn mực đạo đức xuống cấp trầm trọng.
Ðây là hậu quả sâu xa của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa trong suốt mấy chục năm qua. Các giá trị tâm linh, tín ngưỡng bị coi thường, luân thường đạo lý của gia đình và xã hội bị hủy hoại.
Thay vì cổ vũ tình yêu thương, tôn trọng truyền thống “nhiễu điều phủ lấy giá gương,” thì nền giáo dục quảng bá đấu tranh giai cấp, tiêu diệt các thế lực thù địch. Con người nhìn thấy ở đâu cũng thấy kẻ thù. Tất cả những gì khác với tuyên truyền của nhà cầm quyền đều bị cho là “phản động”!
Ở bất cứ đâu, mọi thứ liên quan đến cuộc sống cũng được quy ra bằng tiền. Học hành, bằng cấp, tìm việc làm, thăng tiến... đều phải thông qua văn hóa phong bì. Cuộc sống chạy theo danh vọng và đồng tiền choán hết chỗ của lương tâm, vật chất ngày càng được coi trọng hơn giá trị tinh thần. Người ta cao ngạo, hung hăng khoe của trong khi đời sống của người lao động lam lũ, thiếu thốn đủ điều, học sinh vùng cao thèm khát một bữa cơm có thịt.
Bao trùm lên đời sống con người là sự giả dối, lừa gạt, khiến trước khi có quyết định gì người ta cũng phải cảnh giác. Từ miếng ăn hàng ngày đến cả... tình yêu!
Trưởng thành trong một xã hội như thế, con người trở nên vô cảm, ganh ghét nhau, đối xử với nhau bạc ác với nhau cũng không có gì là lạ.
Một nguyên nhân khác của các sự kiện trên là người dân mất hiết niềm tin vào bộ máy tư pháp của chính quyền.
Công lý trong chế độ Cộng Sản chỉ là một trò hề. Nó giống như trang bìa của cuốn sách về luật dân sự có in hình diễn viên hài Công Lý!
Vi phạm luật giao thông ư? Chỉ cần chi cho cảnh sát mấy trăm ngàn là yên! Những kẻ đại diện cho pháp luật ngang nhiên khuếch khích dân chúng coi thường pháp luật.
Công an, viện kiểm sát, tòa án đều là công cụ của Ðảng Cộng Sản Việt Nam. Một mình một sân, nhà cầm quyền vừa đá bóng vừa thổi còi. Luật pháp chỉ là thứ trang sức của chế độ. Cựu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trịnh Hồng Dương đã từng nói rằng, luật dân sự Việt Nam xử thế nào cũng được!
Vì thế mới có vụ tòa án huyện Ðức Trọng, tỉnh Lâm Ðồng, xử phạt ba người 13 năm tù về tội ăn cắp hai con vịt.
Trong khi đó, các vụ án chính trị thì tuyên bố xử công khai nhưng công an ngăn chặn dân chúng, thậm chí cả người thân vào tham dự, còn bản án được sắp đặt trước theo chỉ đạo.
Những vụ công an đánh chết người thi được bao che và nhận những bản án không tương xứng với tội phạm.
Tiềm lực của đất nước bị hao mòn thảm hại vì nạn tham nhũng, mà thực chất là ăn cắp, ăn cướp, diễn ra ngày càng trầm trọng. Không chỉ một con sâu làm rầu nồi canh mà cả bầy sâu thi nhau đục khoét, rút ruột công trình, trở thành những “đường dây có tổ chức” (lời Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng).
Mới đây Ngân Hàng Thế Giới (WB) xếp Việt Nam đứng thứ nhì về mức độ tham nhũng trong 189 quốc gia được xếp hạng. Ðiều này cho thấy, người dân phải đã trả giá đắt và ôm món nợ nặng nề như thế nào từ việc xây dựng “phát triển” đất nước. 10 đến 40 % tổng số tiền đầu tư vào các công trình công bị rút ruột chảy vào túi riêng của các quan chức!
Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thất thoát thua lỗ hàng tỷ đôla như Vinashine, Vinalines, Tổng công ty Sông Ðà, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, v.v... thì chỉ xử lý vài quan chức nhỏ lấy lệ, các quan chức lớn trực tiếp lãnh đạo thì vô can. Cuộc chiến chống tham nhũng chỉ thực hiện từ thắt lưng trở xuống! Ôm cả một đống tài sản bất minh như cựu Tổng Thanh Tra Trần Văn Truyền cũng chỉ bị cảnh cáo trong nội bộ đảng.
Người tố cáo tham nhũng, tiêu cực thì bị đánh đến nứt sọ, cho nghỉ việc. “Nhiều nơi những tiêu cực bị tố cáo rõ rành rành nhưng các cơ quan chức năng vờ đi, làm người tố cáo bị cô lập.” Vụ Dược Sĩ Trần Thị Kiều Oanh, cư ngụ thị xã Ðồng Xoài, tỉnh Bình Phước, nhân viên Phòng Giám Ðịnh Y Khoa tỉnh Bình Phước là một ví dụ (Người Lao Ðộng Online 3.10.2013).
Ở Việt Nam hôm nay ăn cắp, ăn cướp của công thực sự là đặc quyền của giới quan chức cộng sản.
Một hiện tượng đặc trưng của lực lượng công an “còn đảng còn mình” là thường xuyên sử dụng côn đồ hoặc giả dạng làm côn đồ trấn áp dân chúng, đánh đập những người yêu nước.
Có nhiều các chế độ độc tài, phát xít ở những quốc gia khác nhau, nhưng chưa thấy chế độ nào sử dụng phương thức bần tiện, hèn hạ này. Tính chính danh của chế độ qua những hành vi này đã bị vứt vào sọt rác!
Lực lượng công quyền mà còn đốn mạt, đê tiện như thế, nói sao người dân không thèm chờ đợi công lý, luật pháp mà tự ra tay giải quyết.
Tội ác lớn nhất của chế độ Cộng Sản là phá hủy nền văn hóa, những truyền thống lâu đời của dân tộc và di hại của nó còn đọng mãi sau nhiều thế hệ.
Ở Ba Lan, mặc dù đã hơn 25 năm xóa bỏ chế độ Cộng Sản, xây dựng dân chủ, nhưng đâu đó vẫn còn ảnh hưởng cách suy nghĩ của thời Cộng Sản. Vào các cơ quan nhà nước, tâm lý xin-cho vẫn tồn tại ở những công chức lớn tuổi.
Mới đây chính phủ Cộng Sản Việt Nam đã ra “nghị quyết ngăn chặn sự xuống cấp đạo đức xã hội.”
Mỉa mai thay, sau mấy chục năm giáo dục, nhồi sọ, học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, nhà nước Cộng Sản Việt Nam đã phải ra một nghị quyết khôi hài như thế.
Trong bài “Loạn kỷ cương hay lệch chuẩn trong xã hội?” trên tờ Dân Trí ngày 12 tháng 8 năm 2014, tác giả Nguyễn Huỳnh Mai viết:
“Văn hóa không phải từ trên trời rơi xuống, cũng không phải do một cơ quan quyền lực ấn định mà văn hóa đi từ dân tình trong bối cảnh thiên nhiên, địa lý, lịch sử...; từ cách sống, cấu trúc tổ chức và sinh hoạt xã hội, trật tự trên dưới, luật lệ và các giá trị phải tuân thủ.”
Ðúng vậy, chẳng có nghị quyết hành chính nào của nhà cầm quyền có thể thay đổi được sự xuống cấp đạo đức xã hội.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn,” văn hóa xã hội của VIệt Nam dưới thời cai trị của đảng Cộng Sản Việt Nam giống như ngôi nhà bị dột từ nóc, các rường cột nhân văn bị xói mòn, mục rữa, không có cách gì vá víu, sửa chữa được. Mội trường nuôi dưỡng và tạo nên văn hóa ứng xử và lối sống văn minh đã bị bức tử.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét