Bùn đỏ vương vãi, chỉ cần mưa lớn là bị rửa trôi và chảy tràn ra ngoài. Ảnh: M.Vinh. |
“Nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch thì tổng lỗ năm 2015 của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khoảng 37,4 triệu USD”.
Các dự án bôxit hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có
những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng.
Nhiều chuyên gia đã nhận định, chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng
sản Việt Nam (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc.
“Chết” ngay từ khi đấu thầu
Theo tiến
sĩ (TS) Nguyễn Thành Sơn - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông
Hồng, Luật đấu thầu của Việt Nam quy định, ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư
phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê
duyệt. Ông Sơn cho biết, với những dự án lớn như Tân
Rai và Nhân Cơ thì thông thường phải thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ
thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi
thứ.
Trên lý thuyết, khi TKV tự làm thì sẽ tiết kiệm
chi phí tư vấn, tức khoảng 5% tổng giá trị gói thầu, tương đương 695 tỷ đồng.
Nhưng trên thực tế, TKV đã công bố phí quản lý và tư vấn dự án lên gần 800 tỷ
đồng. Ông Sơn cho rằng: “TKV đã tự mình mắc lừa, tự
sập bẫy của chính mình. Tưởng làm lấy sẽ rẻ, nhưng cuối cùng lại không
rẻ”. Ông Nguyễn Văn Ban - nguyên trưởng ban alumin
(Tổng công ty Khoáng sản VN), trình bày: “Ở một hội thảo diễn ra năm 2009 đã chỉ
ra những nguy cơ về hiệu quả kinh tế của các dự án này, nhất là với nhà máy Nhân
Cơ”. Ông Ban cho biết, nhà thầu Trung Quốc đã bỏ thầu
rất thấp làm các nhà thầu ở những nước phương Tây từ bỏ. Nhưng đến khi chúng ta
làm việc cùng họ để ký hợp đồng thì giá bỏ thầu và giá trên hợp đồng là khác
nhau. “Phía Trung Quốc giải thích về sự chênh lệch
này, là do trong giá bỏ thầu họ chưa tính đến các thiết bị dự phòng”, ông Sơn
cho hay. TS Nguyễn Thành Sơn bổ sung, trong đấu thầu
bao giờ cũng có điều kiện tiên quyết là yêu cầu kinh nghiệm của nhà thầu. Theo
đó, nhà thầu cho biết, công nghệ được sử dụng ở nhà máy Tân Rai là công nghệ
bayer - công nghệ được cho là tiên tiến nhất hiện nay.
“Tuy nhiên, điều quan trọng là các thiết bị trên dây chuyền công
nghệ ấy có hiện đại hay không? Tân Rai có thể 'chết' vì chính điều đấy”, TS Sơn
nhấn mạnh.
Thua lỗ
kéo dài
Theo TS Nguyễn Thành Sơn, chỉ riêng trong
khẩu xử lý alumina đã tổn thất 30,34% lượng bôxit. Đồng nghĩa cứ 3 tỷ hoặc 10 tỷ
tấn bôxit thì mất đi khoảng 1 tỷ hoặc 3 tỷ tấn. Trên
thế giới, bình quân để có 1 tấn sản phẩm thì mất 2-5 giờ công (cho toàn nhà
máy). So với quy mô của Tân Rai hiện tại thì chỉ cần 250-300 lao động. Thực tế
đang có hơn 1.000 lao động. Điều này chứng tỏ trình độ
tự động hóa, điều kiện tập trung của nhà máy còn rất thấp.
Cũng theo ông Sơn, kế hoạch điều hành sản xuất năm 2014 của cả Tân
Rai và Nhân Cơ là sản xuất và tiêu thụ 660.000 tấn alumina.
Giá thành bình quân tính cả chi phí vận chuyển là 403-464 USD/tấn.
Trong khi đó, giá bán, theo báo cáo của TKV gửi Thủ tướng Chính phủ là 324-346
USD. Ông Sơn thông tin: “Năm 2013, tỉ lệ thua lỗ là
20%. Năm 2014 tăng lên thành 21%. Riêng năm 2015 thì dự tính là lỗ 14%, với điều
kiện sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch. Nếu không đủ sản lượng này thì tỉ lệ
thua lỗ cũng không giảm nhiều”.
Chất lượng nhà máy quá thấp
Ông Nguyễn Văn
Ban nói: “Tại Trung Quốc chưa có nhà máy nào xử lý quặng bôxit tương tự của nước
ta. Họ chỉ sử dụng công nghệ hòa tách bằng hệ thống đường ống chưa được sử dụng
rộng rãi trên thế giới”. Vì vậy, theo ông Ban, hai nhà
máy họ xây dựng chỉ mang tính “thử nghiệm”, nên việc thiết kế, vận hành, kinh
nghiệm sản xuất và quy trình công nghệ không đảm bảo tạo nên những rủi ro vô
cùng lớn. So sánh với mặt bằng chung trên thế giới,
ông Ban nhấn mạnh, thiết kế kỹ thuật của nhà thầu Trung Quốc có hệ thống chỉ
tiêu rất thấp. Ông Ban dẫn chứng: “Nước tiêu hao gấp
đôi, tỉ lệ tiêu hao năng lượng tăng lên 25%, kiềm tăng 5-7kg /tấn alumin, và đặc
biệt là thực thu alumin của nhà máy chỉ đạt 85% trong khi bình quân của thế giới
là 87%”. Điều này dẫn đến nếu nhà máy Tân Rai sản xuất
630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm so với công bố của TKV, thì mỗi năm mức tổn
thất sẽ khoảng 40 triệu USD.
Rủi ro cao
Theo ông Ban, rủi ro của nhà máy
Tân Rai ngày càng lớn. Hồ bùn đỏ thiết kế rất đắt nhưng khả năng lưu giữ thấp mà
sắp tới phải mở rộng hồ. Đồng thời, quặng của nước ta có lượng chất hữu cơ cao,
gây nguy hiểm cho chất lượng alumin. “Tất nhiên, chỉ
sau 4-5 năm, khi hữu cơ tích tụ trong dây chuyền thì mới tác động đến sản phẩm.
Tuy nhiên, điều lo lắng là trong thiết kế của nhà thầu Trung Quốc không hề có
công đoạn lọc khử cacbon hữu cơ này”, ông Ban khẳng định.
Ông Sơn cho biết: “Ngày xưa, nói đến dự án bôxit Tây nguyên người
ta lo về ảnh hưởng tới môi trường (bùn đỏ). Đến nhà máy alumina thì lo thêm vì
hiệu quả kinh tế”.
ZING NEWS
0 nhận xét:
Đăng nhận xét