Một đoàn công tác liên bộ khảo sát về khu vực dự kiến xây dựng phi trường Long Thành. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Ông
Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải Việt Nam vừa cho biết, sau
khi tính toán lại, dự án xây dựng phi trường Long Thành chỉ cần... 15.8
tỷ Mỹ kim.
Trước đây, Bộ Giao
Thông-Vận Tải Việt Nam xin đến 18.7 tỷ Mỹ kim để thực hiện dự án xây
dựng phi trường Long Thành. Sau khi dự án này bị nhiều giới phản đối vì
tính khả thi thấp, chi phí quá cao trong bối cảnh ngân sách eo hẹp, nợ
nần chồng chất, cơ quan này “tính toán lại” và chi phí đầu tư cho phi
trường Long Thành bớt đi ... 2.9 tỷ Mỹ kim!
Ông Thăng giải thích, sở dĩ vốn đầu tư cho việc xây dựng phi trường
Long Thành bớt đi được 2.9 tỷ Mỹ kim vì việc mức độ chính xác của các
tính toán trước đó “chưa cao.” Quy mô của dự án cũng đã được tính lại và
nay, dự án xây dựng phi trường Long Thành chỉ cần 2,750 héc ta đất chứ
không cần thu hồi đến 5,000 hécta đất như trước.
Dẫu chi phí đầu tư cho dự án xây dựng phi trường Long Thành đã giảm,
song Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam vẫn tỏ ra nghi ngại về dự án
này khi nghe ông Thăng “báo cáo bổ sung về dự án cảng hàng không quốc
tế Long Thành.”
Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam, cho rằng, cần cân nhắc thật kỹ xem dự án xây dựng phi trường Long Thành có cần thực hiện ngay hay không, trong bối cảnh, đường cao tốc Bắc-Nam chưa đủ tiền để hoàn thiện, hệ thống đường sắt thì lạc hậu, cần phải làm lại.
Ông Hiển cũng nói thêm là cần làm rõ về cơ chế tài chính cho dự án xây dựng phi trường Long Thành. Đó là cấp vốn không hoàn lại hay là cấp vốn cho doanh nghiệp kinh doanh? Vay vốn ODA để cấp hay để cho vay lại? Chưa kể những khoản mà tổng công ty Hàng Không Việt Nam vay thì chính phủ Việt Nam có phải bảo lãnh hay không? Việc quản lý các nguồn vốn và cách thu hồi vốn sẽ là thế nào?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam và chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách để thuyết phục Quốc Hội Việt Nam chấp thuận cho thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành, kể cả dối trá!
Hồi trung tuần tháng 10 năm ngoái, đại diện Đại Sứ Quán Nhật tại Hà Nội khẳng định với BBC rằng, thông tin về việc Nhật cam kết cho vay 2 tỷ Mỹ kim để xây phi trường Long Thành là “sai sự thật.”
Kế hoạch xây dựng phi trường Long Thành được soạn thảo cách nay khoảng 10 năm, sau khi có dự đoán rằng, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020. Khi hoàn thành, phi trường Long Thành sẽ có bốn phi đạo, công suất 100 triệu hành khách mỗi năm, gấp bốn hoặc năm lần công suất của phi trường Tân Sơn Nhất, có thể thay thế hoàn toàn phi trường Tân Sơn Nhất và trở thành phi trường trung chuyến cho các chuyến bay quốc tế qua khu vực Đông Nam Á và giúp tăng nguồn thu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mong muốn vừa kể khó khả thi, bởi lâu nay, những phi trường ở Thái Lan và Singapore đã được các hãng hàng không quốc tế chọn làm điểm trung chuyển.
Chưa kể những phi trường hiện có tại Việt Nam như Phú Quốc, Cần Thơ, Cam Ranh vốn đã là phi trường quốc tế, các hãng hàng không có thể sắp xếp để phi cơ của họ bay thẳng tới đó, họ sẽ không cần phi trường Long Thành như một điểm trung chuyển nữa.
Ngoài ra, theo một báo cáo của tỉnh Đồng Nai, nếu thu hồi 5,000 héc ta đất cho dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người.
Bên cạnh đó, do chi phí quá lớn (tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án ngốn hơn 18 tỷ Mỹ kim), việc xây dựng phi trường Long Thành sẽ khiến nợ nần của Việt Nam thêm nặng nề.
Bất chấp ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không và kinh tế, hồi đầu tháng 10 năm ngoái, chính phủ Việt Nam vẫn chấp thuận dự án xây phi trường Long Thành.
Tuy nhiên khi thay mặt chính phủ Việt Nam trình bày dự án xây dựng phi trường Long Thành với Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Việt Nam, ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải, không thuyết phục được ủy ban này về nguồn tiền và tính hiệu quả của dự án khi sẽ phải lấy một khoản tiền lớn từ ngân sách và vay một khoản không nhỏ từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong bối cảnh nợ nần của Việt Nam đang tăng nhanh và ngân sách mất cân đối nghiêm trọng vì thất thu.
Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam nhấn mạnh sự lo ngại về việc chính phủ Việt Nam chưa làm rõ sẽ tìm từ đâu nguồn tiền khổng lồ để thực hiện dự án.
Sau đó đến trung tuần tháng 10, ông Phạm Quý Tiêu, thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải, chủ động thông tin cho báo giới rằng, dự án phi trường Long Thành là một hình thức “đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không” thành ra “nhà nước phải đầu tư.” Cũng vì vậy, phải vay vốn. Về nguồn vay, ông Tiêu “tiết lộ,” Nhật đã “cam kết” cho Việt Nam vay 2 tỷ Mỹ kim để xây dựng phi trường Long Thành. Ông Tiêu bảo là “cam kết” đó được Nhật đưa ra từ cuối năm ngoái khi thủ tướng Việt Nam gặp Thủ tướng Nhật. “Nhật quan tâm và sẽ dành 2 tỷ mỹ kim chi dự án phi trường Long Thành.”
Ngay sau đó, ông Hayashi Hiroyuki, bí thư thứ nhất phụ trách về việc cho vay vốn của Đại Sứ Quán Nhật tại Việt Nam, khẳng định, Nhật chưa có quyết định nào về khoản đầu tư vào phi trường Long Thành nên “chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam.” (G.Đ)
Ông Phùng Quốc Hiển, chủ nhiệm Ủy Ban Tài Chính-Ngân Sách của Quốc Hội Việt Nam, cho rằng, cần cân nhắc thật kỹ xem dự án xây dựng phi trường Long Thành có cần thực hiện ngay hay không, trong bối cảnh, đường cao tốc Bắc-Nam chưa đủ tiền để hoàn thiện, hệ thống đường sắt thì lạc hậu, cần phải làm lại.
Ông Hiển cũng nói thêm là cần làm rõ về cơ chế tài chính cho dự án xây dựng phi trường Long Thành. Đó là cấp vốn không hoàn lại hay là cấp vốn cho doanh nghiệp kinh doanh? Vay vốn ODA để cấp hay để cho vay lại? Chưa kể những khoản mà tổng công ty Hàng Không Việt Nam vay thì chính phủ Việt Nam có phải bảo lãnh hay không? Việc quản lý các nguồn vốn và cách thu hồi vốn sẽ là thế nào?
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt Nam và chính phủ Việt Nam vẫn cố gắng tìm mọi cách để thuyết phục Quốc Hội Việt Nam chấp thuận cho thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành, kể cả dối trá!
Hồi trung tuần tháng 10 năm ngoái, đại diện Đại Sứ Quán Nhật tại Hà Nội khẳng định với BBC rằng, thông tin về việc Nhật cam kết cho vay 2 tỷ Mỹ kim để xây phi trường Long Thành là “sai sự thật.”
Kế hoạch xây dựng phi trường Long Thành được soạn thảo cách nay khoảng 10 năm, sau khi có dự đoán rằng, phi trường Tân Sơn Nhất sẽ quá tải vào năm 2020. Khi hoàn thành, phi trường Long Thành sẽ có bốn phi đạo, công suất 100 triệu hành khách mỗi năm, gấp bốn hoặc năm lần công suất của phi trường Tân Sơn Nhất, có thể thay thế hoàn toàn phi trường Tân Sơn Nhất và trở thành phi trường trung chuyến cho các chuyến bay quốc tế qua khu vực Đông Nam Á và giúp tăng nguồn thu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mong muốn vừa kể khó khả thi, bởi lâu nay, những phi trường ở Thái Lan và Singapore đã được các hãng hàng không quốc tế chọn làm điểm trung chuyển.
Chưa kể những phi trường hiện có tại Việt Nam như Phú Quốc, Cần Thơ, Cam Ranh vốn đã là phi trường quốc tế, các hãng hàng không có thể sắp xếp để phi cơ của họ bay thẳng tới đó, họ sẽ không cần phi trường Long Thành như một điểm trung chuyển nữa.
Ngoài ra, theo một báo cáo của tỉnh Đồng Nai, nếu thu hồi 5,000 héc ta đất cho dự án phi trường Long Thành, chính quyền sẽ phải thu hồi đất của 5,400 gia đình, ảnh hưởng tới sinh hoạt, sinh kế của 17,000 người.
Bên cạnh đó, do chi phí quá lớn (tổng vốn đầu tư cho toàn bộ dự án ngốn hơn 18 tỷ Mỹ kim), việc xây dựng phi trường Long Thành sẽ khiến nợ nần của Việt Nam thêm nặng nề.
Bất chấp ý kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực hàng không và kinh tế, hồi đầu tháng 10 năm ngoái, chính phủ Việt Nam vẫn chấp thuận dự án xây phi trường Long Thành.
Tuy nhiên khi thay mặt chính phủ Việt Nam trình bày dự án xây dựng phi trường Long Thành với Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội Việt Nam, ông Đinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải, không thuyết phục được ủy ban này về nguồn tiền và tính hiệu quả của dự án khi sẽ phải lấy một khoản tiền lớn từ ngân sách và vay một khoản không nhỏ từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong bối cảnh nợ nần của Việt Nam đang tăng nhanh và ngân sách mất cân đối nghiêm trọng vì thất thu.
Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội Việt Nam nhấn mạnh sự lo ngại về việc chính phủ Việt Nam chưa làm rõ sẽ tìm từ đâu nguồn tiền khổng lồ để thực hiện dự án.
Sau đó đến trung tuần tháng 10, ông Phạm Quý Tiêu, thứ trưởng Giao Thông-Vận Tải, chủ động thông tin cho báo giới rằng, dự án phi trường Long Thành là một hình thức “đảm bảo khẩn nguy về an ninh hàng không” thành ra “nhà nước phải đầu tư.” Cũng vì vậy, phải vay vốn. Về nguồn vay, ông Tiêu “tiết lộ,” Nhật đã “cam kết” cho Việt Nam vay 2 tỷ Mỹ kim để xây dựng phi trường Long Thành. Ông Tiêu bảo là “cam kết” đó được Nhật đưa ra từ cuối năm ngoái khi thủ tướng Việt Nam gặp Thủ tướng Nhật. “Nhật quan tâm và sẽ dành 2 tỷ mỹ kim chi dự án phi trường Long Thành.”
Ngay sau đó, ông Hayashi Hiroyuki, bí thư thứ nhất phụ trách về việc cho vay vốn của Đại Sứ Quán Nhật tại Việt Nam, khẳng định, Nhật chưa có quyết định nào về khoản đầu tư vào phi trường Long Thành nên “chưa hứa hẹn gì với phía Việt Nam.” (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét