Bảy
giới chức lãnh đạo của Liên Ðoàn Bóng Ðá Thế Giới (FIFA) vừa bị cảnh
sát Thụy Sĩ bắt hôm Thứ Tư, 27 Tháng Năm, vì bị tố cáo tham nhũng và rửa
tiền liên quan đến hai giải World Cup 2018 và World Cup 2022, theo tin
hãng thông tấn AP.
Trong hình là 6 quan chức cao cấp của FIFA bị khởi tố vì tham nhũng,
trong đó có Phó Chủ Tịch Jeffrey Webb. (Hình: AP/Photo)
Các giới chức công lực Thụy Sĩ thực hiện vụ bắt này theo yêu cầu của
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, sau khi cơ quan này cho biết có bằng chứng cho thấy
tình trạng “tham nhũng tràn lan, có hệ thống, và sâu rộng” trong tổ chức
thể thao lớn nhất thế giới này.
Cũng theo yêu cầu trên, Thụy Sĩ sẽ dẫn độ những người bị bắt sang Hoa Kỳ.
Sự việc xảy ra khi các giới chức FIFA họp tại một khách sạn sang
trọng Baur au Lac ở Zurich để chuẩn bị cho cuộc bỏ phiếu, mà theo đó,
ông Sepp Blatter sẽ được bầu làm chủ tịch FIFA lần thứ năm liên tiếp.
Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ cho hay, có tổng cộng 14 người bị điều tra, trong
đó có cả ông Blatter, nhưng ông lại không nằm trong số người bị bắt hôm
Thứ Tư.
Ngoài ra, FBI cũng khám xét văn phòng Liên Đoàn Bóng Đá Trung Mỹ (CONCACAF) mang đi một số hồ sơ và máy điện toán để điều tra.
Trong một cuộc họp báo sau đó, đại diện FIFA nói rằng cuộc bỏ phiếu
bầu chủ tịch, dự trù diễn ra vào ngày Thứ Sáu, sẽ không thay đổi với
việc đương kim Chủ Tịch Sepp Blatter sẽ tranh cử.
FIFA cũng loại bỏ khả năng sẽ có việc bỏ phiếu lại nơi được chọn làm
địa điểm tổ chức giải World Cup, với Nga được chọn tổ chức năm 2018 và
Qatar năm 2022.
Văn phòng công tố Thụy Sĩ cho hay trong bản thông cáo gửi tới báo chí
rằng họ tịch thu “các dữ kiện điện tử và tài liệu” tại trụ sở FIFA
trong khuôn khổ cuộc điều tra. Cảnh sát Thụy Sĩ nói rằng họ sẽ thẩm vấn
10 giới chức trong ủy ban điều hành FIFA từng tham dự cuộc bỏ phiếu chọn
địa điểm tổ chức World Cup hồi Tháng Mười Hai, 2010.
Cuộc điều tra ở Thụy Sĩ nhắm vào “những người tình nghi có liên hệ
đến hành động phi pháp và rửa tiền,” tạo sự nghi ngờ về tính công minh
của cuộc bỏ phiếu.
“FIFA hoàn toàn hợp tác với cuộc điều tra và hỗ trợ việc thu thập
chứng cớ trong việc này,” theo bản thông cáo của FIFA gửi tới báo chí.
Bộ Tư Pháp Mỹ nói rằng hai đương kim phó chủ tịch FIFA ở trong số
những người bị bắt và bị truy tố. Ðó là ông Jeffrey Webb ở Cayman
Islands và Eugenio Figueredo của Uruguay. Những người khác là Eduardo Li
ở Costa Rica, Julio Rocha ở Nicaragua, Costas Takkas ở Anh, Rafael
Esquivel ở Venezuela và Jose Maria Marin ở Brazil.
Tất cả bảy người này đều có liên hệ đến các liên đoàn bóng đá khu vực ở Bắc và Nam Mỹ.
Nếu bị kết tội, họ có thể lãnh bản án 20 năm tù.
Bộ trưởng Tư Pháp Mỹ, bà Loretta E. Lynch, cho hay cáo trạng nói rằng
có tình trạng tham nhũng tràn lan, có hệ thống và sâu rộng ở ngoại quốc
cũng như ở ngay tại Mỹ và kéo dài ít nhất hai thế hệ lãnh đạo qua, từng
lạm dụng vị trí của mình để nhận nhiều triệu đô la tiền hối lộ.
Bà
Loretta Lynch đến buổi họp báo hôm Thứ Tư ở Brooklyn, New York,
công bố
vụ truy tố một số viên chức FIFA. (Hình: AP/Mark Lennihan)
Phía Thụy Sĩ cho hay cuộc điều tra của họ riêng rẽ với cuộc điều tra ở Mỹ nhưng giới chức hai bên cộng tác với nhau.
Những chuyện tai tiếng về tham nhũng ở FIFA đã được nói đến từ lâu,
nhưng nay là lần đầu tiên bị đưa ra trước pháp luật. Trước kia những
cuộc điều tra chỉ được tiến hành và giải quyết trong phạm vi nội bộ.
Thể thao là một trong những ngành kinh doanh quan trọng và kiếm lời nhiều nhất trên thế giới hiện nay. FIFA thu về hàng tỉ đô la qua việc tổ chức các giải thi đấu bóng đá quốc tế, World Cup và nhiều giải khu vực khác, với tiền bán vé, thầu bản quyền truyền hình, quảng cáo và bảo trợ của các đại công ty.
Trong hai giải World Cup gần đây, 2010 ở Nam Phi và 2014 ở Brazil, mỗi giải đều có trên 3 tỉ người trên khắp thế giới theo dõi qua truyền hình và là sự kiện thể thao lớn nhất cũng như có giá trị cao nhất về quảng cáo thương mại.
Tiền lời của FIFA về World Cup 2014 khoảng $2.6 tỉ. Tiền bán vé vào sân dự khán các trận đấu, tổng cộng $527 triệu thật ra chỉ là một phần nhỏ trong thu nhập. Theo CNN 11 triệu vé được đặt mua, nhưng khả năng ghế ngồi ở các sân có giới hạn, và vé có để bán chỉ dưới 1/3 con số ấy. Do đại đa số khán giả chỉ có thể xem qua truyền hình, tiền bán bản quyền truyền hình là phần thu nhập lớn nhát, $2.4 tỉ. Các đại công ty bảo trợ cho World Cup, có hợp đồng trong nhiều năm, bao gồm Addidas, Coca-Cola, Hyundai, Visa và Gazprom.
Tuy nhiên, chi tiêu của FIFA cũng không phải là ít, bao gồm chi phí tổ chức, tiền trả cho các đội tuyển và tiền thưởng, cùng hàng tỉ đô la yểm trợ cho các quốc gia đứng tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở như sân bóng, hệ thống đường giao thông. FIFA cũng chi một khoản tiền lớn cho việc phát triển môn thể thao bóng đá ở nhiều quốc gia.
Mỗi năm FIFA trả lương khoảng $88 triệu cho số nhân sự khổng lồ làm việc thường trực trong đó $40 triệu cho 13 viên chức cao cấp nhất. Tiền lương của Chủ Tịch Sepp Blatter và những giới chức quan trọng khác không được tiết lộ.
Trong cuộc bầu cử chức chủ tịch FIFA sắp tới, đối thủ duy nhất của ông Blatter là ông hoàng Ali bin al-Hussein của vương quốc Jordan. Ông hoàng này tuyên bố FIFA cần có một ban lãnh đạo hoàn toàn mới.
Bà Loretta Lynch, bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, nói rằng cuộc bầu cử ấy không có liên quan gì tới thời điểm các công tố viên quyết định truy tố một số viên chức FIFA. Trong cuộc họp báo ở New York, bà cho biết các điều tra viên tìm ra $110 triệu tiền hối lộ liên hệ với giải Copa America sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ năm 2016.
Theo lời bà, đây chỉ là một phần của tình trạng tham nhũng tràn lan, có hệ thống, và sâu rộng xảy ra trong tổ chức điều hành môn thể thao bóng đá trên toàn thế giới này. Hai Liên Ðoàn Bóng Ðá Bắc Mỹ/vùng biển Caribbean (CONCACAF) và Nam Mỹ (CONMEBOL) đều dính dáng vào chuyện này.
Sau vụ này, Liên Ðoàn Bóng Ðá Brazil đưa ra tuyên bố “hoàn toàn ủng hộ mọi hình thức điều tra” về tham nhũng, và tái xác nhận “cam kết ủng hộ công lý và sự trong sáng.”
Trong số bảy người bị bắt ở Zurich có ông Jose Maria Marin, chủ tịch Liên Ðoàn Bóng Ðá Brazil.
Bộ Tư Pháp Costa Rica cho biết sẽ mở cuộc điều tra về ông Eduardo Li.
Uruguay không bình luận gì về việc phó chủ tịch liên đoàn bóng đá nước họ, ông Eugenio Figueredo, bị bắt.
Nhưng một viên chức Liên Ðoàn Bóng Ðá Venezuela nói với hãng thông tấn xã AP rằng ông tin rằng Rafael Esquivel vô tội.
Bộ Tư Pháp Thụy Sĩ cho biết chỉ có một trong số bảy người bị bắt đồng ý để dẫn độ về Mỹ và người này, danh tánh không công bố, sẽ được giao cho nhà chức trách Mỹ ngay. Thụy Sĩ cũng cho biết Hoa Kỳ có thời hạn 40 ngày để tống đạt yêu cầu chính thức dẫn độ sáu người kia,
Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch nói rằng tham nhũng và hối lộ đã làm hoen ố FIFA từ ít nhất 24 năm, từ 1991, và liên quan đến các quốc gia, tổ chức, công ty.
Liên Ðoàn Bóng Ðá Âu Châu (UEFA) tổ chức một phiên họp khẩn cấp ngày Thứ Tư ở Warsaw, Ba Lan, dưới sự chủ tọa của Chủ Tịch Michel Platini để thảo luận về đề nghị hoãn cuộc bầu cử ngày Thứ Sáu. Ban lãnh đạo UEFA trước đây vẫn ủng hộ ông hoàng Ali bin al-Hussein mặc dầu đương kim Chủ Tịch Sepp Blatter có nhiều ưu thế tái đắc cử.
FIFA cũng cho biết sẽ không có việc bỏ phiếu lại trong việc chọn địa điểm tổ chức World Cup 2018 và World Cup 2022. Một giới chức cao cấp bóng đá Nga nói rằng nước mình hoạt động đúng luật khi được chấp thuận làm nơi tổ chức World Cup 2018. Bộ Trưởng Thể Thao Vitalo Mutko tuyên bố Nga tán thành cuộc điều tra của Thụy Sĩ và sẽ chuẩn bị để trình bày đầy đủ mọi việc.
Như đã đề cập ở trên, dư luận từ lâu không ngạc nhiên về những chuyện mờ ám trong FIFA. Nhưng điều bất ngờ là Hoa Kỳ, nước mà bóng đá chưa phải là môn thể thao hàng đầu, đưa vụ này ra trước công lý. Người ta tin rằng trong những ngày tới sẽ còn thêm nhiều sự kiện mới khác được phơi bày.
(V.Giang, HC)
Thể thao là một trong những ngành kinh doanh quan trọng và kiếm lời nhiều nhất trên thế giới hiện nay. FIFA thu về hàng tỉ đô la qua việc tổ chức các giải thi đấu bóng đá quốc tế, World Cup và nhiều giải khu vực khác, với tiền bán vé, thầu bản quyền truyền hình, quảng cáo và bảo trợ của các đại công ty.
Trong hai giải World Cup gần đây, 2010 ở Nam Phi và 2014 ở Brazil, mỗi giải đều có trên 3 tỉ người trên khắp thế giới theo dõi qua truyền hình và là sự kiện thể thao lớn nhất cũng như có giá trị cao nhất về quảng cáo thương mại.
Tiền lời của FIFA về World Cup 2014 khoảng $2.6 tỉ. Tiền bán vé vào sân dự khán các trận đấu, tổng cộng $527 triệu thật ra chỉ là một phần nhỏ trong thu nhập. Theo CNN 11 triệu vé được đặt mua, nhưng khả năng ghế ngồi ở các sân có giới hạn, và vé có để bán chỉ dưới 1/3 con số ấy. Do đại đa số khán giả chỉ có thể xem qua truyền hình, tiền bán bản quyền truyền hình là phần thu nhập lớn nhát, $2.4 tỉ. Các đại công ty bảo trợ cho World Cup, có hợp đồng trong nhiều năm, bao gồm Addidas, Coca-Cola, Hyundai, Visa và Gazprom.
Tuy nhiên, chi tiêu của FIFA cũng không phải là ít, bao gồm chi phí tổ chức, tiền trả cho các đội tuyển và tiền thưởng, cùng hàng tỉ đô la yểm trợ cho các quốc gia đứng tổ chức xây dựng hạ tầng cơ sở như sân bóng, hệ thống đường giao thông. FIFA cũng chi một khoản tiền lớn cho việc phát triển môn thể thao bóng đá ở nhiều quốc gia.
Mỗi năm FIFA trả lương khoảng $88 triệu cho số nhân sự khổng lồ làm việc thường trực trong đó $40 triệu cho 13 viên chức cao cấp nhất. Tiền lương của Chủ Tịch Sepp Blatter và những giới chức quan trọng khác không được tiết lộ.
Trong cuộc bầu cử chức chủ tịch FIFA sắp tới, đối thủ duy nhất của ông Blatter là ông hoàng Ali bin al-Hussein của vương quốc Jordan. Ông hoàng này tuyên bố FIFA cần có một ban lãnh đạo hoàn toàn mới.
Bà Loretta Lynch, bộ trưởng Tư Pháp Hoa Kỳ, nói rằng cuộc bầu cử ấy không có liên quan gì tới thời điểm các công tố viên quyết định truy tố một số viên chức FIFA. Trong cuộc họp báo ở New York, bà cho biết các điều tra viên tìm ra $110 triệu tiền hối lộ liên hệ với giải Copa America sẽ được tổ chức lần đầu tiên tại Mỹ năm 2016.
Theo lời bà, đây chỉ là một phần của tình trạng tham nhũng tràn lan, có hệ thống, và sâu rộng xảy ra trong tổ chức điều hành môn thể thao bóng đá trên toàn thế giới này. Hai Liên Ðoàn Bóng Ðá Bắc Mỹ/vùng biển Caribbean (CONCACAF) và Nam Mỹ (CONMEBOL) đều dính dáng vào chuyện này.
Sau vụ này, Liên Ðoàn Bóng Ðá Brazil đưa ra tuyên bố “hoàn toàn ủng hộ mọi hình thức điều tra” về tham nhũng, và tái xác nhận “cam kết ủng hộ công lý và sự trong sáng.”
Trong số bảy người bị bắt ở Zurich có ông Jose Maria Marin, chủ tịch Liên Ðoàn Bóng Ðá Brazil.
Bộ Tư Pháp Costa Rica cho biết sẽ mở cuộc điều tra về ông Eduardo Li.
Uruguay không bình luận gì về việc phó chủ tịch liên đoàn bóng đá nước họ, ông Eugenio Figueredo, bị bắt.
Nhưng một viên chức Liên Ðoàn Bóng Ðá Venezuela nói với hãng thông tấn xã AP rằng ông tin rằng Rafael Esquivel vô tội.
Bộ Tư Pháp Thụy Sĩ cho biết chỉ có một trong số bảy người bị bắt đồng ý để dẫn độ về Mỹ và người này, danh tánh không công bố, sẽ được giao cho nhà chức trách Mỹ ngay. Thụy Sĩ cũng cho biết Hoa Kỳ có thời hạn 40 ngày để tống đạt yêu cầu chính thức dẫn độ sáu người kia,
Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch nói rằng tham nhũng và hối lộ đã làm hoen ố FIFA từ ít nhất 24 năm, từ 1991, và liên quan đến các quốc gia, tổ chức, công ty.
Liên Ðoàn Bóng Ðá Âu Châu (UEFA) tổ chức một phiên họp khẩn cấp ngày Thứ Tư ở Warsaw, Ba Lan, dưới sự chủ tọa của Chủ Tịch Michel Platini để thảo luận về đề nghị hoãn cuộc bầu cử ngày Thứ Sáu. Ban lãnh đạo UEFA trước đây vẫn ủng hộ ông hoàng Ali bin al-Hussein mặc dầu đương kim Chủ Tịch Sepp Blatter có nhiều ưu thế tái đắc cử.
FIFA cũng cho biết sẽ không có việc bỏ phiếu lại trong việc chọn địa điểm tổ chức World Cup 2018 và World Cup 2022. Một giới chức cao cấp bóng đá Nga nói rằng nước mình hoạt động đúng luật khi được chấp thuận làm nơi tổ chức World Cup 2018. Bộ Trưởng Thể Thao Vitalo Mutko tuyên bố Nga tán thành cuộc điều tra của Thụy Sĩ và sẽ chuẩn bị để trình bày đầy đủ mọi việc.
Như đã đề cập ở trên, dư luận từ lâu không ngạc nhiên về những chuyện mờ ám trong FIFA. Nhưng điều bất ngờ là Hoa Kỳ, nước mà bóng đá chưa phải là môn thể thao hàng đầu, đưa vụ này ra trước công lý. Người ta tin rằng trong những ngày tới sẽ còn thêm nhiều sự kiện mới khác được phơi bày.
(V.Giang, HC)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét