Lê Phan
Ở
thủ đô của Hungary có một công viên hết sức đặc biệt được chính thức
gọi tên là Memento Part (công viên của kỷ vật), nhưng kỷ vật đây là kỷ
vật của thời của chế độ Cộng Sản và cái tên không chính thức của nó là
“nghĩa địa tượng.”
Công viên này là do Kiến Trúc Sư Akos Eleod, người Hung vẽ kiểu sau
khi thắng trong cuộc thi do chính Nghị Viện thành phố Budapest tổ chức.
Ông Aleod đã diễn tả công viên của mình như sau, “Công viên này là về
chế độ độc tài. Và đồng thời, bởi nó có thể bàn luận, diễn tả, xây dựng,
công viên này cũng là về dân chủ. Sau cùng chỉ có chế độ dân chủ mới
cho cơ hội để chúng ta có thể tự do suy nghĩ về chế độ độc tài.”
Công viên này được
chia làm hai khu. Khu thứ nhất là khu các pho tượng mà cái tên chính
thức là “công viên 'Một Câu Nói về Độc tài,'” dựa trên một bài thơ của
một thi sĩ người Hung. Khu thứ nhì mang tên là “Quảng trường nhân
chứng.” Khu tượng chứa 42 pho tượng được lấy đi từ mọi nơi ở thành phố
Budapest sau khi chế độ Cộng Sản sụp đổ. Khu nhân chứng mang một bản sao
của “Đôi bốt của Stalin” vốn trở thành biểu tượng của cuộc Cách Mạng
Hungary hồi năm 1956 sau khi pho tượng của Stalin đã bị kéo đổ xuống
khỏi bệ hồi năm 1956 chỉ còn có đôi bốt thôi.
Website của công viên có một lời giải thích về sự hình thành của công
viên này. Bài này giải thích là vấn đề tương lai của những pho tượng mà
chế độ Cộng Sản tạo nên đã gây ra những tranh cãi gay go sau khi chế độ
sụp đổ hồi năm 1989. Nhiều người vì hận thù muốn phá hủy những biểu
tượng của chế độ độc tài. Nhưng thay vì phá hủy các bức tượng đá và
đồng, những điều gợi lại lịch sử 40 năm trước đó, các lãnh tụ của chế độ
dân chủ mới, quyết định gỡ bỏ chúng xuống và thu thập lại ở một nơi mà
mọi người đều có thể đến xem.
Nếu độc giả có dịp đến thăm công viên này thì một trong những điều mỉa mai nhất là con đường dẫn chúng ta đi qua các pho tượng tiêu biểu cho chế độ, từ những tượng lãnh tụ đến những tượng của các “anh hùng lao động,” cùng những điều đã từng là tác phẩm nghệ thuật của chế độ, để sau cùng kết thúc với một bức tường. Một kết luận mỉa mai cho một chế độ đã đi vào ngõ cụt của lịch sử.
Nhưng theo các sử gia thì sáng kiến đầu tiên làm “một nghĩa địa cho tượng đài” là từ Ấn Độ. Sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, tân quốc gia không biết làm gì với khá nhiều những pho tượng của các vị vua, thống đốc và viên chức của Đế Quốc Anh cả. Họ bèn quyết định giữ lại một công viên, công viên Đăng Quang (Coronation Park) vốn là nơi mà Nữ Hoàng Victoria được phong làm nữ hoàng Ấn Độ, được chọn là nơi mà tất cả những pho tượng được gom về.
Tôi chưa được tới Delhi để xem điều mà một nhà báo Anh gọi là “nghĩa địa của Đế Quốc Anh,” nhưng nghe đâu một trong những cảnh ngoạn mục nhất là một quần thể tượng gồm bức tượng của Hoàng Đế George V và quanh trước mặt pho tượng này, thành một vòng bán nguyệt là tượng của các vị tiểu vương. Khi người Ấn dựng khu này họ đã làm chín cái bệ nhưng ngày nay vẫn chỉ có năm bệ có tượng. Quang cảnh, theo nhà báo tả, trông tiêu điều, mặc dầu toàn thể công viên có hàng rào thép cao và được canh gác cẩn mật.
Đó thưa là kinh nghiệm của những pho tượng của một chế độ sau khi chế độ đó sụp đổ. Phải nói những pho tượng ở hai “nghĩa trang tượng” này là còn may mắn. Hầu hết khi một chế độ sụp đổ, các pho tượng bị phá hủy. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ cảnh dân chúng Iraq lật đổ pho tượng khổng lồ của nhà độc tài Saddam Hussein ở Baghdad.
Trong nước mấy tuần nay đã ồn lên câu chuyện tượng đài Hồ Chí Minh mà tỉnh Sơn la đề nghị thực hiện.
Sự việc tỉnh Sơn La, một tỉnh nghèo miền núi mà theo thống kê của chính Hà Nội có đến 71,000 gia đình nghèo, không đủ cơm ăn áo mặc, đòi dựng tượng ngàn tỷ là một điều đã gây rất nhiều bất bình.
Rất nhiều cư dân của tỉnh là các đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống của dân chúng trong tỉnh hầu hết chỉ trông cậy vào núi rừng mà rừng nay đang bị phá hoại nên cuộc sống hết sức khó khăn. Ấy thế mà Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh mới loan báo việc xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1,400 tỷ đồng. “Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự và công dân về những dự án tượng đài trăm tỷ, ngàn tỷ” đã nhận xét “ số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!”
Giáo Sư Ngô Bảo Châu trên trang Facebook của mình đã tức giận viết, “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Dĩ nhiên ai cũng hiểu tại sao các quan chức của các địa phương thích xây tượng đài với những kế hoạch trăm ngàn tỷ đồng. Chả thế mà nhà báo Phạm Đình Trọng đã viết, “ Chính quyền tỉnh này nhìn tỉnh kia, tỉnh này học tỉnh kia tham nhũng bóp nặn dân, bòn rút ngân sách. Quảng Nam dựng tượng bà mẹ dù là mẹ anh hùng cũng chỉ là bà mẹ dân đen còn tốn tới 441 tỷ đồng. Vĩnh Phúc xây miếu thờ thứ lễ nghĩa vay mượn, văn hóa quỳ lạy lỗi thời, cũng 300 tỷ đồng. Tỉnh miền núi heo hút, xơ xác Sơn La quanh năm khoai sắn ít có dự án, công trình để ăn chia thì phải có công trình ngàn tỷ mới bõ bèn chia nhau.”
Chưa hết, được biết thực hiện chỉ thị của Ban Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch của Hà Nội đã đề ra dự án một hệ thống 14 tượng đài Hồ Chí Minh và nghe đâu nó sẽ mọc lên ở khắp ba miền đất nước từ Bắc Kạn đến Kiên Giang không nơi nào mà không có. Danh sách đó gồm Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Và thủ tướng chính quyền đã đồng ý.
Thế ra Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa học được bài học của lịch sử. Những pho tượng, những công trình kiến trúc mà dựa trên xương máu của nhân dân khó mà tồn tại. Mà nếu những pho tượng, những đền đài kiến trúc này có tồn tại thì chế độ xây dựng nên nó cũng tàn tạ. Có gì vĩ đại hơn các kim tự tháp của cổ Ai Cập? Nhưng chế độ bây giờ đâu rồi. Ở Đông Nam Á, những đền đài Angkor Watt kinh hồn khiến ai cũng sửng sốt khi chứng kiến. Nhưng chế độ xây dựng nên những đền đài đó đã tiêu diệt chỉ ít lâu sau khi xây dựng nên nó vì nhân dân kiệt quệ không đủ sức chống đỡ ngoại bang đến xâm lăng.
Xây dựng tượng làm gì khi mà dân chúng đang đói khổ, ngoại bang đang dòm ngó lãnh hải của chúng ta.
Tôi còn nhớ có một lần về Hà Nội đi làm phóng sự. Một hôm tôi và một anh bạn đồng nghiệp đi chơi ở chỗ lăng Hồ Chí Minh. Chơi quanh quẩn khu đó có một nhóm thiếu niên. Anh bạn đồng nghiệp của tôi, vốn tự nhận mình là Việt kiều phản động, hỏi các em, “Thế các em biết lăng này là lăng của ai không?” Các em mau mắn trả lời “Lăng Bác Hồ.” Anh bạn hỏi tiếp “Thế các em có biết bác Hồ là ai không?” Các em nhìn nhau, ú ớ một hồi rồi lắc đầu. Anh bạn cắc cớ chỉ cái hình Hồ Chí Minh to lớn ở ngay đó và hỏi, “Thế cái ông kia là ông nào vậy?” Các em vui vẻ trả lời “Ông râu!”
Tôi xin bảo đảm câu chuyện đó hoàn toàn thật. Các em bé đó đa số là con nhà nghèo, có lẽ chả đi học bao nhiêu nên một phần các em chưa bị nhồi sọ. Nhưng ngay cả nếu có bị nhồi sọ, các em cũng không cần biết đến họ Hồ. Và đó chính là vấn đề của chế độ. Chính nghĩa của họ không thể dựa trên quá khứ được nữa. Cái thành tích “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” bây giờ thành vô nghĩa.
Mỹ không chết mà ngày nay đang trở về với sự chào đón trọng thể của đảng và nhà nước. Ngụy tuy nhào nhưng ngày nay đã chứng tỏ là sau cùng mới là kẻ thắng khi Đảng Cộng Sản phải bỏ chủ thuyết để ôm lấy chủ nghĩa tư bản.
Thành ra chế độ có xây bao nhiêu tượng Hồ Chí Minh cũng không có ý nghĩa gì cả. Một ngày nào đó, khi chế độ sụp đổ, có lẽ chúng ta lại có dịp xây “nghĩa địa tượng” như đã được làm ở Budapest và Delhi chăng?
Nếu độc giả có dịp đến thăm công viên này thì một trong những điều mỉa mai nhất là con đường dẫn chúng ta đi qua các pho tượng tiêu biểu cho chế độ, từ những tượng lãnh tụ đến những tượng của các “anh hùng lao động,” cùng những điều đã từng là tác phẩm nghệ thuật của chế độ, để sau cùng kết thúc với một bức tường. Một kết luận mỉa mai cho một chế độ đã đi vào ngõ cụt của lịch sử.
Nhưng theo các sử gia thì sáng kiến đầu tiên làm “một nghĩa địa cho tượng đài” là từ Ấn Độ. Sau khi tuyên bố độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, tân quốc gia không biết làm gì với khá nhiều những pho tượng của các vị vua, thống đốc và viên chức của Đế Quốc Anh cả. Họ bèn quyết định giữ lại một công viên, công viên Đăng Quang (Coronation Park) vốn là nơi mà Nữ Hoàng Victoria được phong làm nữ hoàng Ấn Độ, được chọn là nơi mà tất cả những pho tượng được gom về.
Tôi chưa được tới Delhi để xem điều mà một nhà báo Anh gọi là “nghĩa địa của Đế Quốc Anh,” nhưng nghe đâu một trong những cảnh ngoạn mục nhất là một quần thể tượng gồm bức tượng của Hoàng Đế George V và quanh trước mặt pho tượng này, thành một vòng bán nguyệt là tượng của các vị tiểu vương. Khi người Ấn dựng khu này họ đã làm chín cái bệ nhưng ngày nay vẫn chỉ có năm bệ có tượng. Quang cảnh, theo nhà báo tả, trông tiêu điều, mặc dầu toàn thể công viên có hàng rào thép cao và được canh gác cẩn mật.
Đó thưa là kinh nghiệm của những pho tượng của một chế độ sau khi chế độ đó sụp đổ. Phải nói những pho tượng ở hai “nghĩa trang tượng” này là còn may mắn. Hầu hết khi một chế độ sụp đổ, các pho tượng bị phá hủy. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ cảnh dân chúng Iraq lật đổ pho tượng khổng lồ của nhà độc tài Saddam Hussein ở Baghdad.
Trong nước mấy tuần nay đã ồn lên câu chuyện tượng đài Hồ Chí Minh mà tỉnh Sơn la đề nghị thực hiện.
Sự việc tỉnh Sơn La, một tỉnh nghèo miền núi mà theo thống kê của chính Hà Nội có đến 71,000 gia đình nghèo, không đủ cơm ăn áo mặc, đòi dựng tượng ngàn tỷ là một điều đã gây rất nhiều bất bình.
Rất nhiều cư dân của tỉnh là các đồng bào dân tộc thiểu số. Cuộc sống của dân chúng trong tỉnh hầu hết chỉ trông cậy vào núi rừng mà rừng nay đang bị phá hoại nên cuộc sống hết sức khó khăn. Ấy thế mà Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh mới loan báo việc xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1,400 tỷ đồng. “Tuyên bố của các tổ chức xã hội dân sự và công dân về những dự án tượng đài trăm tỷ, ngàn tỷ” đã nhận xét “ số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi!”
Giáo Sư Ngô Bảo Châu trên trang Facebook của mình đã tức giận viết, “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1,400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Dĩ nhiên ai cũng hiểu tại sao các quan chức của các địa phương thích xây tượng đài với những kế hoạch trăm ngàn tỷ đồng. Chả thế mà nhà báo Phạm Đình Trọng đã viết, “ Chính quyền tỉnh này nhìn tỉnh kia, tỉnh này học tỉnh kia tham nhũng bóp nặn dân, bòn rút ngân sách. Quảng Nam dựng tượng bà mẹ dù là mẹ anh hùng cũng chỉ là bà mẹ dân đen còn tốn tới 441 tỷ đồng. Vĩnh Phúc xây miếu thờ thứ lễ nghĩa vay mượn, văn hóa quỳ lạy lỗi thời, cũng 300 tỷ đồng. Tỉnh miền núi heo hút, xơ xác Sơn La quanh năm khoai sắn ít có dự án, công trình để ăn chia thì phải có công trình ngàn tỷ mới bõ bèn chia nhau.”
Chưa hết, được biết thực hiện chỉ thị của Ban Bí Thư của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch của Hà Nội đã đề ra dự án một hệ thống 14 tượng đài Hồ Chí Minh và nghe đâu nó sẽ mọc lên ở khắp ba miền đất nước từ Bắc Kạn đến Kiên Giang không nơi nào mà không có. Danh sách đó gồm Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc. Và thủ tướng chính quyền đã đồng ý.
Thế ra Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn chưa học được bài học của lịch sử. Những pho tượng, những công trình kiến trúc mà dựa trên xương máu của nhân dân khó mà tồn tại. Mà nếu những pho tượng, những đền đài kiến trúc này có tồn tại thì chế độ xây dựng nên nó cũng tàn tạ. Có gì vĩ đại hơn các kim tự tháp của cổ Ai Cập? Nhưng chế độ bây giờ đâu rồi. Ở Đông Nam Á, những đền đài Angkor Watt kinh hồn khiến ai cũng sửng sốt khi chứng kiến. Nhưng chế độ xây dựng nên những đền đài đó đã tiêu diệt chỉ ít lâu sau khi xây dựng nên nó vì nhân dân kiệt quệ không đủ sức chống đỡ ngoại bang đến xâm lăng.
Xây dựng tượng làm gì khi mà dân chúng đang đói khổ, ngoại bang đang dòm ngó lãnh hải của chúng ta.
Tôi còn nhớ có một lần về Hà Nội đi làm phóng sự. Một hôm tôi và một anh bạn đồng nghiệp đi chơi ở chỗ lăng Hồ Chí Minh. Chơi quanh quẩn khu đó có một nhóm thiếu niên. Anh bạn đồng nghiệp của tôi, vốn tự nhận mình là Việt kiều phản động, hỏi các em, “Thế các em biết lăng này là lăng của ai không?” Các em mau mắn trả lời “Lăng Bác Hồ.” Anh bạn hỏi tiếp “Thế các em có biết bác Hồ là ai không?” Các em nhìn nhau, ú ớ một hồi rồi lắc đầu. Anh bạn cắc cớ chỉ cái hình Hồ Chí Minh to lớn ở ngay đó và hỏi, “Thế cái ông kia là ông nào vậy?” Các em vui vẻ trả lời “Ông râu!”
Tôi xin bảo đảm câu chuyện đó hoàn toàn thật. Các em bé đó đa số là con nhà nghèo, có lẽ chả đi học bao nhiêu nên một phần các em chưa bị nhồi sọ. Nhưng ngay cả nếu có bị nhồi sọ, các em cũng không cần biết đến họ Hồ. Và đó chính là vấn đề của chế độ. Chính nghĩa của họ không thể dựa trên quá khứ được nữa. Cái thành tích “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” bây giờ thành vô nghĩa.
Mỹ không chết mà ngày nay đang trở về với sự chào đón trọng thể của đảng và nhà nước. Ngụy tuy nhào nhưng ngày nay đã chứng tỏ là sau cùng mới là kẻ thắng khi Đảng Cộng Sản phải bỏ chủ thuyết để ôm lấy chủ nghĩa tư bản.
Thành ra chế độ có xây bao nhiêu tượng Hồ Chí Minh cũng không có ý nghĩa gì cả. Một ngày nào đó, khi chế độ sụp đổ, có lẽ chúng ta lại có dịp xây “nghĩa địa tượng” như đã được làm ở Budapest và Delhi chăng?
Lê Phan
0 nhận xét:
Đăng nhận xét