Hệ thống đo lường mét không được sử dụng tại Mỹ. (Hình minh hoạ: Adam Berry/ Getty Images) |
Nhất Anh/Người Việt (Lược dịch)
ATLANTA, Georgia (CNN)- Vì
sao Hoa Kỳ lại không dùng hệ thống đo lường mét như hầu hết các quốc
gia khác? Câu trả lời tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa một quá
trình lâu dài về quyết định của nước Mỹ đi ngược lại hệ thống đo lường
chung trên thế giới.
Chỉ có ba đất nước không sử dụng hệ thống đo lường mét hiện nay trên
thế giới. Đó là Miến Điện, Li-Băng và Hoa Kỳ. Vì sao người Mỹ lại không
dùng hệ thống đo lường này?
Những người phản đối hệ thống đo lường mét cho rằng những người ủng
hộ hệ thống này là thuộc cộng sản và hệ thống này là nhãn mác rẻ tiền.
Còn những người ủng hộ thì cho rằng những người phản đối là ngu ngốc và
làm cho Hoa Kỳ đi sau những nước khác.
Đã có rất nhiều
trang blog bàn luận về vấn đề tại sao Mỹ lại không đi theo hệ thống này.
Trong số đó, có tác giả John Bemelmans Marciano, người đã từ bỏ viết
tiếp cuốn sách thiếu nhi nổi tiếng “Madeline” để dành thời gian tìm
hiểu, viết và xuất bản quyển sách “Điều Gì Đã Xảy Ra Với Hệ Thống Mét?”
(Whatever Happened To The Metric System?) với mục đích giải thích và bàn
luận về vấn đề “đau đầu” này.Quyển sách tiết lộ một lịch sử hấp dẫn đằng sau quyết định vì sao Hoa
Kỳ đi theo hệ thống đo lường khác với thế giới như thế này.
Và câu chuyện bắt đầu từ tổng thống Thomas Jefferson.
Dùng hệ thống đo lường mét không phải là khoa học; mà là “chủ nghĩa tư bản”
Vị tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ đề xuất phân chia tiền xu của Mỹ
thành phần mười, phần trăm và phần ngàn. Quốc hội thông qua kế hoạch của
tổng thống Jefferson và Hoa Kỳ trở thành nước đầu tiên trên thế giới áp
dụng hệ thống tiền bạc theo thập phân.
Nhưng người Pháp mới là người đầu tiên áp dụng hệ thống đo lường mét
trong cuộc Cách mạng Pháp. Người Pháp cho rằng chia cho số 10 thì dễ
dàng hơn là dùng hệ thống cũ, ví dụ như nước đóng băng ở 0 độ C, sôi ở
100 độ C, chứ không phải 212 như độ F.
“Mọi người nghĩ rằng hệ thống mét là đơn giản và hợp lý”, Marciano
nói, “nhưng trong thực tế, chúng ta lại không nghĩ là chia cho 10 mà
chúng ta lại nghĩ về đo lường theo bước chân, về phân nửa hay phần ba.”
Ví dụ, mẫu (acres), dựa trên số lượng đất mà một người có thể cày trong một ngày.
Và thêm một điều khác nữa: mọi người thường nghĩ rằng hệ thống đo
lường mét có liên quan đến khoa học. Nhưng thật ra nó lại liên quan đến
“chủ nghĩa tư bản” khi mà mọi thứ được đo lường để buôn bán.
Marciano cho biết hầu như mỗi thành phố ở Âu Châu đã từng có hệ thống
đo lường riêng của mình. Khi các vương quốc thống nhất với nhau và trở
thành quốc gia thì nhu cầu có một hệ thống tiền tệ và đo lường để trao
đổi mua bán với các nước khác bắt đầu xuất hiện. Nhưng chẳng có quốc gia
nào lại muốn áp dụng hệ thống đo lường của quốc gia khác. Chính vì vậy
mà họ quyết định có một hệ thống đo lường quốc tế để tất cả các nước có
thể trao đổi hàng hoá và buôn bán với nhau; đó là hệ thống đo lường mét.
Năm 1866, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua việc sử dụng hệ thống đo lường
mét và sau gần một thập niên, Hoa Kỳ trở thành một trong 17 nước đầu
tiên ký kết hiệp định về hệ thống mét (the Treaty of the Meter).
Hệ thống đo lường mét tiếp tục được áp dụng ở nhiều nước khác hơn,
đặc biệt là sau khi chủ nghĩa thực dân đổ vỡ và các nước mới dành được
độc lập như Indonesia, Ấn Độ, hay Kenya, đều tham gia vào hệ thống quốc
tế này.
Tuy nhiên, hệ thống đo lường mét vẫn không được áp dụng ở Mỹ, mặc dù
quốc hội đã thông qua. Một hệ thống đo lường tiên tiến hơn được thông
qua vào năm 1960 và được gọi là hệ thống đo lường đơn vị (system of
units), gọi tắt là SI.
Nỗ lực của Mỹ với hệ thống đo lường mét
Năm 1975, Quốc hội thông qua Dự Luật Chuyển Đổi Mét (Metric
Conversion Act) và Hội Đồng Chuyển Đổi Hệ Thống Đo Lường Mét (U.S Metric
Board) cũng được thành lập để tham gia vào việc thực hiện việc chuyển
đổi hệ thống đo lường qua mét.
Nước Mỹ bắt đầu tiến hành các bản chỉ dẫn đường thông báo khoảng cách
nơi đến còn bao xa bằng kilomet dưới thời tổng thống Jimmy Carter-
người ủng hộ sử dụng hệ thống đo lường mét. Xa lộ 19, nơi kết nối
Tucson, Arizona và Mexico là xa lộ duy nhất còn bản chỉ dẫn bằng kilomet
hiện nay ở Mỹ.
Chỉ có duy nhất xa lộ 19 ở Mỹ có bản hướng dẫn đường theo hệ thống mét.
(Hình minh hoạ: Justin Sullivan/ Getty Images)
Vào cuối những năm
1970, những nhà sản xuất xe hơi bắt đầu chế tạo ra đồng hồ chỉ tốc độ
cả bằng kilomet và bằng dặm (miles). Nhưng khi nhìn vào đồng hồ chỉ tốc
độ với mức 88 km/ 1 giờ thì nghe “oách” hơn rất nhiều so với đi với tốc
độ khoảng 55 miles/1 giờ.
Các cuộc tranh luận về hệ thống đo lường trở nên căng thẳng và gay gắt hơn.Những người ủng hộ hệ thống đo lường mét cho rằng việc có thay đổi
các bản chỉ đường khoảng cách còn bao xa trên xa lộ giúp cho dân Mỹ có
thể làm quen với việc thay đổi hệ thống đo lường mới này. Nhưng thành
viên của đảng Cộng hoà, ông Charles Grassley, và sau đó trở thành thượng
nghị sĩ của tiểu bang Iowa bác bỏ việc thay đổi này.“Bắt người dân Mỹ chuyển đổi qua hệ thống đo lường mét là đi ngược
lại quyền tự do dân chủ của người dân,” ông Grassley cho biết.Grassley được rất nhiều dân Mỹ ủng hộ. Những người phản đối hệ thống
mét ngày một nhiều hơn và họ hợp lại thành một liên minh lớn để cố gắng
ngăn cản việc chuyển đổi qua hệ thống mét không xảy ra.Tháng Hai năm 1982, trong bản tin buổi chiều của đài CBS, phóng viên
Bob Schieffer thông báo trên truyền hình rằng Hội Đồng Chuyển Đổi Hệ
Thống Đo Lường Mét (Metric Board) tan rã sau một thời gian dài chi tiền
và vận động để chuyển đổi hệ thống đo lường.
Tương lai hệ thống đo lường mét ở Mỹ
Một số người vẫn tin rằng nước Mỹ cần nên suy nghĩ lại về việc chuyển đổi qua hệ thống đo lường mét, nhất là khi trong thời đại mới này, thế giới đang trở nên kết nối hơn.
Lợi ích về buôn bán trao đổi quốc tế ngày càng góp phần khuyến khích hệ thống đo lường này. Tiểu bang Hawaii và Oregon đang thông qua đạo luật về mét, trong việc tạo nên mối quan hệ buôn bán với đối tác ở Thái Bình Dương, phát triển du lịch và nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc tân tiến hơn.Bà Elizabeth Gentry, điều phối viên của Viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ Liên Bang (federal National Institute of Standards and Technology), đưa ví dụ về nhiên liệu xe hơi. Người Mỹ đổ xăng theo hệ thống gallon, nhưng một khi họ chuyển sang xài nhiên liệu khác như hydrogen, thì họ bắt buộc phải dùng kilogram bởi vì đây là hệ thống đo lường nhiên liệu hydrogen quốc tế.Nước Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống đo lường mét trong tương lai? Câu trả lời là còn bỏ ngỏ.
Tương lai hệ thống đo lường mét ở Mỹ
Một số người vẫn tin rằng nước Mỹ cần nên suy nghĩ lại về việc chuyển đổi qua hệ thống đo lường mét, nhất là khi trong thời đại mới này, thế giới đang trở nên kết nối hơn.
Lợi ích về buôn bán trao đổi quốc tế ngày càng góp phần khuyến khích hệ thống đo lường này. Tiểu bang Hawaii và Oregon đang thông qua đạo luật về mét, trong việc tạo nên mối quan hệ buôn bán với đối tác ở Thái Bình Dương, phát triển du lịch và nỗ lực xây dựng một môi trường làm việc tân tiến hơn.Bà Elizabeth Gentry, điều phối viên của Viện Tiêu Chuẩn và Công Nghệ Liên Bang (federal National Institute of Standards and Technology), đưa ví dụ về nhiên liệu xe hơi. Người Mỹ đổ xăng theo hệ thống gallon, nhưng một khi họ chuyển sang xài nhiên liệu khác như hydrogen, thì họ bắt buộc phải dùng kilogram bởi vì đây là hệ thống đo lường nhiên liệu hydrogen quốc tế.Nước Mỹ sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống đo lường mét trong tương lai? Câu trả lời là còn bỏ ngỏ.
Nhất Anh/Người Việt (Lược dịch)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét