Lối duy nhất để 500 dân ở bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn đi lại trong vài chục năm qua. Sửa cầu chỉ chừng 70 triệu nhưng không có ngân sách. (Hình: Tuổi Trẻ) |
Một
phóng sự được đăng trên tờ Tuổi Trẻ hồi cuối tuần qua khiến người ta
liên tưởng đến một scandal trước đó hai tuần. Hàng chục ngàn dân Bắc Kạn
không bằng chủ tịch một xã ở Hà Tĩnh.
Phóng sự “Những
cây cầu... chờ sập” của tờ Tuổi Trẻ kể rằng, ở tỉnh Bắc Kạn - nơi phần
lớn dân chúng là người thiểu số có đến 246 cây cầu không còn an toàn
nhưng dân chúng vẫn phải sử dụng.
Chẳng hạn tại bản Tý, xã Thanh Mai, huyện Chợ Mới, mỗi khi trẻ con
băng qua cây cầu gỗ bắc qua suối Thanh Mai để tới trường, cha mẹ chúng
phải ra đầu cầu, sẵn sàng tiếp cứu bởi cầu có thể sập bất kỳ lúc nào.
Khoảng 500 người Dao, Tày, Nùng, từ già tới trẻ ở bản Tý phải qua lại
trên cây cầu ọp ẹp đó để ra thế giới bên ngoài và trở về nhà. Nếu nước
suối Thanh Mai dâng cao, trẻ con ở bản Tý phải nghỉ học, người làm phải
bỏ làm, không ai dám quá cầu bởi sợ mất mạng.
Ông Lường Văn Nam, phó chủ tịch xã Thanh Mai, cho biết, ba trong số
năm cây cầu trên địa phận xã này là cầu tạm bằng tre, gỗ được làm cách
nay vài chục năm giống như cây cầu ở bản Tý. Dẫu nguy hiểm trong cả mùa
mưa lẫn mùa khô nhưng dân chúng không còn lựa chọn nào khác.
Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, phó bí thư tỉnh Bắc Kạn, xác nhận, tỉnh Bắc
Kạn hiện có 246 cây cầu cần đập bỏ để xây mới hoặc sửa chữa. Tuy nhiên
dẫu chi phí sửa chữa chỉ khoảng 70 triệu đồng/cầu thì tỉnh này cũng
không có tiền. Bởi chờ tiền từ ngân sách trung ương và từ lòng hảo tâm
của các doanh nghiệp nên tỉnh này chỉ mới sửa được 11 cây cầu!
Liệu ngân sách Việt Nam có eo hẹp tới mức không thể làm mới hay sửa
những cây cầu tạm ở Bắc Kạn? Câu trả lời dường như là không.
Trước đó hai tuần, Tổng Cục Đường Bộ của Bộ Giao Thông-Vận Tải Việt
Nam mới chính thức thừa nhận, việc chi 3.5 tỷ đồng làm cầu treo Khe Tây ở
xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, “chưa hiệu quả” rồi thôi,
không có ai phải chịu trách nhiệm về việc dùng 3.5 tỷ này “chưa hiệu
quả.”
Cầu treo Khe Tây, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh, ngốn 3.5 tỷ từ ngân
sách chỉ phục vụ gia đình chủ tịch xã và một gia đình khác. (Hình: Dân Trí)
sách chỉ phục vụ gia đình chủ tịch xã và một gia đình khác. (Hình: Dân Trí)
Sau khi bị chỉ
trích vì tình trạng do thiếu cầu, dân chúng nhiều nơi muốn đi lại phải
đu dây, chống bè vượt sông, suối, khiến nhiều người, kể cả trẻ con bị
thương, thậm chí mất mạng, Tổng Cục Đường Bộ của CSVN xin ngân sách để
thực hiện ngay 186 cây cầu treo “thiết yếu,” phục vụ nhu cầu đi lại cho
dân chúng ở các vùng sâu, vùng xa và cầu treo Khe Tây nằm trong nhóm
“thiết yếu” vừa kể!
Tuy nhiên theo điều tra của báo giới Việt Nam thì dân chúng xã Sơn
Thọ không cần cầu treo Khe Tây, bởi cách cầu này khoảng 200 mét đã có
một cây cầu khác. Cầu treo Khe Tây, ngốn hết 3.5 tỷ đồng từ ngân sách
chỉ phục vụ việc đi lại của hai gia đình mà một trong hai là gia đình
của chủ tịch xã Sơn Thọ. Qua cầu, đi quá nhà của viên chủ tịch xã là
không còn đường.
Đến lúc đó thì viên tổng cục phó Tổng Cục Đường Bộ bảo rằng, cơ quan của ông ta chỉ lo cầu treo, những việc khác là trách nhiệm của địa phương!
Đáng lưu ý là do trách nhiệm về việc khai thác cầu treo Khe Tây được đẩy cho chính quyền địa phương nên đại diện Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh và đại diện chính quyền huyện Vũ Quang buộc phải tiết lộ là họ từng có kế hoạch xin... sáu tỷ đồng để mở một con đường phía bên kia cầu treo Khe Tây. Kế hoạch này đã được duyệt nhưng chưa thực hiện vì phải chờ vốn!
Không có ai thắc mắc và cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm về việc chỉ một mình viên chủ tịch xã Sơn Thọ hưởng dụng hai công trình trị giá 9.5 tỷ đồng, bao gồm một cây cầu treo đã ngốn 3.5 tỷ và một con đường sẽ ngốn 6 tỷ. (G.Đ)
Đến lúc đó thì viên tổng cục phó Tổng Cục Đường Bộ bảo rằng, cơ quan của ông ta chỉ lo cầu treo, những việc khác là trách nhiệm của địa phương!
Đáng lưu ý là do trách nhiệm về việc khai thác cầu treo Khe Tây được đẩy cho chính quyền địa phương nên đại diện Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh và đại diện chính quyền huyện Vũ Quang buộc phải tiết lộ là họ từng có kế hoạch xin... sáu tỷ đồng để mở một con đường phía bên kia cầu treo Khe Tây. Kế hoạch này đã được duyệt nhưng chưa thực hiện vì phải chờ vốn!
Không có ai thắc mắc và cũng chẳng có ai chịu trách nhiệm về việc chỉ một mình viên chủ tịch xã Sơn Thọ hưởng dụng hai công trình trị giá 9.5 tỷ đồng, bao gồm một cây cầu treo đã ngốn 3.5 tỷ và một con đường sẽ ngốn 6 tỷ. (G.Đ)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét