Gs Nguyễn Châu
Đã nhiều thập kỷ qua hầu hết người Việt Nam đã đồng
hóa ngày Lễ Vu Lan của Phật giáo với tín ngưỡng truyền thống dân tộc Việt về Ngày Rằm Tháng Bảy.
Các nhà hoằng pháp Phật
giáo đã biến ngày Lễ Vu Lan thành
Mùa Báo Hiếu cho Mẹ, đề cao công ơn người Mẹ, đồng
thời du nhập tục Cài hoa Cẩm Chướng (Eillet- Carnation) vào Ngày của Mẹ từ Nhật
Bản về và thay thế vào Bông Hồng
("Bông Hồng Cài Áo" là một bài viết về Mẹ của Thiền Sư Nhất Hạnh, năm 1962,
tại Sài Gòn, sau khi từ Nhật về. Theo tục này ở Nhật, người còn mẹ đuợc cài hoa đỏ, người
mẹ đã qua đời đuợc cài hoa trắng. Người đuợc cài hoa đỏ sẽ tự hào và sung sướng
vì mình còn mẹ, trái lại người cái hoa trắng thì sẽ tủi thân, xót xa nhớ mẹ...("Tôi
nhìn lại bông hoa trắng trên áo mà bỗng thấy tủi thân. Tôi cũng mồ côi như bất
cứ một đứa trẻ vô phúc khốn nạn nào; chúng tôi không có được cái tự hào được
cài trên áo một bông hoa màu hồng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ
thương không quên mẹ, dù người đã khuất. Người được hoa hồng sẽ thấy sung sướng
nhớ rằng mình còn mẹ, và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất
núi có khóc than cũng không còn kịp nữa." Bông Hồng Cài Ái-Nhất Hạnh)...
Cái tục này tại Việt Nam
nhiều người nhận thấy nó
không phù hợp bởi vì tại sao trong ngày Báo Hiếu mà lại tạo ra hai cảnh
ngộ trái ngược "người thì cuời nụ vì sung sướng, kẻ thì khóc thầm vì xót
xa!.
Ngoài ra, khi biến Lễ Vu Lan thành Ngày
Báo Hiếu, các chùa đã đi quá ý
nghĩa đạo pháp của Mùa Vu Lan - Tự Tứ của chư tăng. Ý nghĩa thiêng liêng của
"Ðại hội Vu Lan," là nguyện lực xá tội cho những linh hồn đang bị
nghiệp đày đọa ở Địa Ngục và cởi mở cho linh hồn người còn sống vui tươi, hướng
thiện và hành thiện. Câu chuyện Mục Liên Thanh Đề là thông điệp nhắn gửi rằng
"Sống ở trần gian mà làm điều ác thì sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục để
đền tội ác đã gây ra. Không
ai cứu được. Mục Kiền Liên đã tu và thành Bồ Tát, có Đệ Nhất Thần Thông cũng
không cứu đuợc mẹ mình ra khỏi ngục A tỳ!
Do đó, nhân ngày Rằm
tháng Bảy âm lịch, cùng xin tìm hiểu sự khác nhau giữa tập tục Cúng Cô Hồn
tháng Bảy và Ngày Lễ Vu Lan.
SỰ TÍCH NGÀY CÚNG CÔ HỒN
THÁNG BẢY
Theo tín ngưỡng dân gian
Việt Nam, ngày Rằm tháng Bảy âm lịch là "Ngày Xá Tội Vong Nhân". Vào
ngày này, duới Âm Phủ, nhiều tội nhân được ân xá và Diêm Vương ra lệnh mở tất cả các
cửa ngục... để mọi vong hồn đuợc ra ngoài trở về trần gian...
Thực tế, thì dân gian Việt Nam
coi tháng Bảy là “tháng cô hồn”, tức là tháng của những “vong hồn cô đơn” lang
thang không nơi nuơng tựa. Đây là dịp để cúng thí, “chăm lo” cho những linh hồn
bơ vơ chưa có nơi thờ cúng.
Người xưa tin rằng vào
ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành.
Vì tin là ngày mở cửa ngục
ân xá cho vong linh, nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không
nơi nương tựa vào buổi chiều.
Ở nhiều nơi tại quốc nội Việt
Nam, người góp tiền của dựng miếu cô hồn và chuẩn bị đồ lễ cúng cô hồn rất
phong phú và tươm tất.
Nhiều nơi còn tổ chức Đàn
Tràng Giải Oan để cứu độ cho những linh hồn chết oan ức chưa có cơ hội
siêu thoát.
Những sinh hoạt này đã thể
hiện triết lý nhân văn cao đẹp của
tổ tiên Việt Nam, đó là lòng vị tha, mong muốn mọi linh hồn đều được cơ hội siêu thoát
và mong muốn cho những ai từng lầm lỡ đều có dịp phục thiện.
Cụ Nguyễn Du đã có một
bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, mô
tả những thảm thiết của cả hai cõi Âm, Dương vào những ngày tháng Bảy tại
Việt Nam.
"Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh ngắt
xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô
rụng vàng
Ðường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác
đác mưa sa
Lòng nào lòng chẳng
thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối
tăm trời đất,
Có khôn thiêng phảng
phất u minh...
Thương thay thập loại
chúng sinh
Hồn đơn, phách chiếc, lênh đênh quê người
Hương lửa đã không
nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa
bấy niên...
Bàn Cúng Cô Hồn thường đặt
ở bên ngoài, truớc sân nhà hoặc trên các lề đuờng, ngỏ xóm...thức ăn
thì đủ loại cơm canh, bánh trái...đặc biệt có một nồi cháo lõng (như nuớc cơm,
nuớc hồ) dành cho những linh hồn bị phạt tội "teo họng" (thực quản hẹp
lại không thể nuốt được các thức ăn thông thường). Cháo lõng này thường gọi là
"cháo thánh"...Ngoài thức ăn, còn có áo giấy, tiền âm phủ và vàng bạc vân
vân...gọi là để những linh hôn vừa mới ra khỏi ngục có chút lộ phí tìm về quê hương...
Cúng Cô Hồn là một nét đẹp
tâm linh trong Văn Hóa Dân Tộc Việt. Các dân tộc khác cũng có lễ hướng về những "Linh hồn
lang thang" (Les Âmes Errantes - Pháp)
Sự tin rằng có linh hồn tồn
tại ở cõi âm mà sự sống và cảm xúc cũng giống như người sống ở dương gian,
không phải chỉ có ở Việt Nam. Nhiều nơi trên thế giới cũng có và đôi khi mạnh hơn nữa.
Cúng Cô Hồn là một hành động
bố thí, thể hiện lòng từ bi bác ái, muốn chia sẻ sự đau khổ cho các chúng sanh
thiếu phước, thường bị đói
khát triền miên, bơ vơ, sống vất
vưởng, lang thang đã từ lâu không siêu thoát và nhất là không được người thân
quyến cúng giỗ.
Ngoài ra, về sự tích, Ngày Rằm Tháng
Bảy có liên quan đến ông A-Nan, một đệ tử thân cận của Phật Thích Ca.
Truyện kể rằng, ông A Nan
Đà khi đang ngồi trong tịnh thất thì có một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu) hiện
lên báo rằng 3 ngày nữa ông sẽ chết và hóa thành quỷ đói.
Cách duy nhất để sống đó
là cúng cho bọn quỷ đói thức ăn để được tăng thọ. Ngài còn được Phật truyền cho bài chú "Cứu Bạt
Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni", đem tụng trong lễ cúng để được thêm phước.
Dân gian Việt Nam thường
tổ chức cả hai lễ ấy vào cùng ngày Rằm tháng 7. Ở miền Bắc thì trọng ngày Xá tội
vong nhân hơn còn miền Trung và miền Nam thì đề cao lễ Vu Lan báo hiếu.
Vu Lan Là Gì?
Theo Nguyễn Phúc Bửu Tập:
"Cho đến bây giờ các học giả đạo
Phật đều thỏa thuận là chữ
"vu-lan-bồn," phiên âm từ chữ "ura-bon-e," xuất xứ từ tiếng Phạn Sanskrit
"ullambana," một hình thức đọc gọn chữ "avalambana," có
nghĩa là treo ngược.
Tiếng Trung Hoa dịch nghiã
là "đảo huyền," treo ngược chân lên trời, đầu xuống đất, là một
hình phạt vô cùng tàn khốc áp dụng cho các tội đồ. Người Trung Hoa phiên âm từ
"ura-bon-e" thành từ "vu-lan-bồn," nói tắt là
"vu-lan." Lễ Vu Lan trở thành một chức năng của tập tục thờ cúng tổ
tiên, rất quan trọng trong nền văn minh của Trung Hoa và các nước lân cận chịu ảnh hưởng
văn minh Trung Hoa.
Học giả người Nhật Bunyu
Matsuda sưu khảo trong đại tập Huyền Anh Diễn Nghĩa là một bộ kinh Phật gồm 25 tập,
449 quyển của đại sư Huyền Anh sống dưới đời Tùy, phiên âm và diễn dịch tất cả từ
ngữ trong kinh điển nhà Phật từ tiếng Ấn Ðộ sang tiếng Trung Hoa. Trong tập số
13, chữ vu lan bồn được phiên âm và giải thích cặn kẽ. Ðại sư Huyền Anh viết: từ ura-bon mà ta dịch
là vu lan bồn là một hình thức phiên âm sai lạc; phải viết đúng là ullambana mới
có nghĩa là "đảo huyền."
Lại nữa, vào đời Thịnh Ðường,
ở phủ Khai Phong, đại sư Tông Mật lại đưa ra một nhận định khác, khi ông viết phần Luận của cuốn Vu
Lan Bồn Kinh. Ông viết: ullam không hẳn là tiếng Phạn, từ này gốc ở
Trung bộ Á châu, nơi đạo Phật theo con đường Lụa hoằng dương vào Trung Hoa. Chữ
ullam có thể hiểu và dịch là đảo huyền, nhưng chữ bana phiên dịch ra Hán ngữ là bồn,
phải hiểu là một con thuyền hay một tấm ván, tấm bè làm khay, một cái chậu đựng thức
ăn. Vậy toàn bộ chữ ullambana dịch sang Hán ngữ, phải được hiểu là "cứu
giúp một con thuyền bị lật ngược, hay là quay lại cho ngay một tấm bè hay một
cái khay, một cái chậu, bị lật ngược." Ðại sư Tông Mật giải thích là ngay
trong bản kinh Ullamba Sutra (Vu-lan-bồn Kinh) cũng có đoạn nói đến cái khay. Ðức Phật dạy
muốn báo hiếu chuộc tội cho cha mẹ,
phải thành tâm "dâng đầy khay thức uống và hương hoa phẩm vật" cho
các bậc tôn trưởng cầu xin họ giúp lời cầu nguyện.
Ý kiến phân giải của đại sư
Tông Mật được đại sư Ðạo Thế là người trước tác bộ Pháp Uyển Châu Lâm yểm trợ. Tác phẩm
này dày 100 cuốn, là một công trình hệ thống hóa hai mục Kinh và Luận trong Tam
tạng kinh điển nhà Phật. Trong phần trích dịch Kinh Ullambana Sutra cũng có đoạn
nói tới lời đức Phật dạy phải dâng "đầy khay" hương hoa quả phẩm cho
tăng chúng để xin giúp lời cầu nguyện cho tổ tiên được siêu thoát.
Học giả Bunyu Matsuda còn
dẫn thêm là tài liệu trong bốn cuốn kinh khác, "Vu-lan-bồn Kinh sơ,
Vu-lan-bồn Kinh sơ hiếu hành châm, Thích Thị yếu lãm và Fan-i-ming i-chi
(?)", để yểm trợ lời giải thích của Tông Mật...
Về danh từ Vu Lan Hay Vu
Lan Bồn hiện đang được nhiều nhà nghiên cứu phân tích tìm hiểu một cách công phu,
nhưng chưa hoàn toàn đồng quan điểm với nhau về ý nghĩa chữ "đảo
huyền" của tiếng Hoa.
Nhìn chung, đa số người
Việt theo đạo Phật đều xem Vu Lan như là một danh từ Phật giáo bằng hoa ngữ,
ít người biết Vu Lan Bồn chỉ là cách
phiên âm của người Hoa từ chữ Phạn "Ullambana Sutra" với ý nghĩa
"Cứu khổ nạn".
Do đó, cần phải phân biệt
Ngày Xá Tội Vong Nhân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam với Lễ Vu Lan Bồn của
Phật giáo, tuy cùng cử hành cùng tháng, cùng ngày nhưng ý nghĩa và ý hướng
không hoàn toàn giống nhau.
NGUYỄN CHÂU
NGUYỄN CHÂU
0 nhận xét:
Đăng nhận xét