(Hình minh họa: Getty Images) |
Nhưng liệu chuyện bạn cứ hay dí mắt vào phone có đến mức trở thành “nghiện” chưa? Nghiên cứu từ trường Đại Học Iowa đưa ra bài trắc nghiệm sau đây để cho thấy việc lệ thuộc vào điện thoại của bạn đã đến mức độ báo động nào.
Người ta dùng chữ “nomophobia” để diễn tả nỗi sợ hãi khi không có cái điện thoại trong tay.
Bài trắc nghiệm sẽ dùng thang điểm từ 1 đến 7 cho 20 tình huống được đặt ra. Nếu điều bạn hoàn toàn không đồng ý với điều nêu ra thì bạn cho 1 điểm. Điều bạn đồng ý tuyệt đối thì cho 7 điểm. Còn lại là tùy sự đánh giá nặng nhẹ của bạn.
Kết quả mức độ nghiện phone của bạn sẽ là điểm cộng lại của 20 câu được nêu ra dưới đây. Điểm càng cao nghĩa là mức độ lệ thuộc vào điện thoại của bạn càng lớn, hay nỗi sợ hãi khi không có cái phone trong tay của bạn càng tột bực.
Đây là những câu mà bạn cần tự hỏi chính mình:
1. Bạn sẽ cảm thấy không thoải mái khi không truy cập liên tục thông tin này nọ trên phone của mình?
2. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi không thể tìm kiếm thông tin trên điện thoại khi bạn muốn làm điều đó?
3. Bạn cảm thấy lo lắng khi không thể coi được tin tức trên phone, để biết chuyện gì đang xảy ra, thời tiết thế nào...?
4. Bạn cảm thấy bức rứt nếu không thể dùng điện thoại thông minh hay những tính năng của nó khi bạn muốn?
5. Điện thoại hết pin cũng làm cho bạn âu lo?
6. Bạn sẽ thấy sợ khi điện thoại của bạn hết phút để gọi hay đã xài hết mức internet được ấn định?
7. Khi không kết nối được Wi-Fi hay điện thoại bị mất tín hiệu, bạn cứ liên tục kiểm tra xem nó đã có thể vào internet được chưa, có signal hay chưa?
8. Khi không dùng được điện thoại smartphone, bạn cảm thấy sợ hãi như thể mình bị mắc kẹt đâu đó?
9. Trong một chốc nào đó không thể xem điện thoại được, bạn sẽ cảm thấy như đang “thèm” nó ghê gớm?
(Hình minh họa: Getty Images) |
Khi không có điện thoại bên cạnh mình:
1. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng vì mình không thể gọi ngay cho gia đình bạn bè?
2. Bạn sẽ thấy áy náy vì gia đình, bạn bè không thể gọi mình?
3. Bạn sẽ thấy âu lo vì bạn không thể nhận tin nhắn hay các cuộc gọi?
4. Bạn sẽ thấy bồn chồn vì mình không thể giữ liên lạc với gia đình, bạn bè?
5. Bạn thấy băn khoăn vì không biết liệu có ai đang cố gắng liên lạc với bạn?
6. Bạn sẽ cảm thấy áy náy vì sự liên lạc thường xuyên với gia đình và bạn bè bị phá hủy?
7. Bạn thấy bức rứt vì bị đứt quãng với những kết nối trên mạng online?
8. Bạn thấy không thoải mái vì bạn không thể bắt kịp những gì có ngày hôm nay trên các phương tiện truyền thông và internet?
9. Bạn cảm thấy tệ hại vì bạn không thể coi những gì được nhắn gửi cho mình từ các mạng xã hội mà bạn có liên hệ?
10. Bạn cảm thấy bồn chồn vì bạn không coi email được?
11. Bạn cảm thấy quái đản vì bạn không biết làm gì?
Thang điểm:
20 điểm: bạn không bị “nomophobia” - không bị chứng sợ hãi khi không có điện thoại
21-60: “nomophobia” nhẹ – có bị chứng sợ hãi vì không có điện thoại nhưng ở mức nhẹ.
60-100: “nomophobia” mức trung bình – bị chứng sợ hãi vì không có có điện thoại ở mức trung bình
101-140: “nomophobia” nặng – bạn bị chứng sợ hãi khi không có điện thoại trong tay ở mức nặng rồi.
Cần lưu ý: Có thể nhiều người cảm thấy mức độ tự tin khẳng định chắc chắn ở một vài câu hỏi, nhưng nó không có nghĩa là bạn là người bị chứng “nomophobia.” Bởi, như ông Caglar Yildirim, trưởng nhóm nghiên cứu của trường Đại Học Iowa nói: có sự khác biệt trong việc đơn giản là dùng điện thoại nhiều và bị nghiện điện thoại.
“Sự lệ thuộc vào điện thoại của bạn trở thành 'bệnh' khi nó tác động, cản trở thói quen hằng ngày của bạn và cái phone trở thành mối bận tâm của bạn.” Ông Yildirim giải thích.
Chứng “nomophobia” - sợ không có điện thoại thông minh bên cạnh – cũng đi kèm một số biểu hiện khác, bao gồm cả nỗi sợ hãi vô lý khi không xem điện thoại được, sự thôi thúc phải coi liền xem có email gì, tin nhắn gì, lời bình nào... khi tín hiệu từ chiếc điện thoại vang lên, cảm thấy khổ sở khi phải chờ đợi cho cuộc họp hay cuộc trò chuyện kết thúc mới được xem điện thoại.
Tuy nhiên, theo ông Yildirim, bạn cũng có thể tự “trị bệnh” nghiện điện thoại hay nỗi sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh bằng những cách sau:
-Đề ra những không gian “không điện thoại” như khi dùng cơm tối với người khác, khi đang nói chuyện trực tiếp với ai đó.
-Bỏ điện thoại qua một bên và cố gắng tăng dần thời gian không đụng đến cái phone.
-Tắt chế độ Wi-Fi thường xuyên của điện thoại để khỏi phải nghe liên tục những tín hiệu báo có email, có tin nhắn, có những gì mới xuất hiện trên các trang mạng xã hội, truyền thông
Nhưng dù có “nomophobia” hay không, ông Yildirim cho rằng chúng ta cũng không cần phải từ bỏ việc dùng điện thoại hay cấm dùng điện thoại thông minh.
Thích hay không thích, điện thoại thông minh là một phần của đời sống chúng ta, chỉ cần chúng ta biết dùng chúng một cách thông minh là được. (N.L)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét