Những chiếc thùng chứa chất độc hại được phát hiện tại một cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi. Ảnh: Báo Lao Động |
Sống ở Việt Nam mỗi ngày phải đối diện với hàng trăm nỗi bất an
thường trực. Ngoài chuyện lo lắng cho con cái trong việc học hành, đến
lo sợ chuyện tai nạn giao thông. Trước những tin tức tràn lan về thực
phẩm độc hại, nhiều khi tai nạn giao thông hay giáo dục cho con cái
không đáng lo bằng việc ăn thứ gì để khỏi chết.
Thực phẩm bẩn, chất độc hại không phải chỉ được tuồn từ Trung Quốc
sang, mà ngay chính người Việt tự đầu độc chính đồng bào của mình. Từ
trái cây, rau chứa đầy thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, đến
dư lượng chất cấm có trong thực phẩm chăn nuôi khiến người không khỏi
bàng hoàng. Để được lợi, người chăn nuôi thoải mái sử dụng những chất
tạo nạc, kháng sinh. Báo chí không ngừng đăng tải tin tức trái cây chưa
chín, chỉ cần ngâm trong thùng hóa chất vài tiếng sau đã có thể ăn ngon
lành. Hoặc thực phẩm hôi thối sau một thời gian ngâm hóa chất đã có thể
đem bán ngoài thị trường. Bởi vậy, Việt Nam là một trong những quốc gia
có tỷ lệ người mắc bệnh ung thư cao hàng đầu thế giới.
Trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 10,000 người chết vì tai nạn
giao thông. Trong khi đó, số người mắc bệnh ung thư mỗi năm là 150,000
người và khoảng 75,000 chết về căn bệnh này. Tính ra, cứ trung bình mỗi
ngày có 205 người chết vì ung thư. Từ những con số đã cho thấy tai nạn
giao thông chưa hẳn đã là nỗi lo hàng đầu của người dân Việt Nam.
Trong ngày 16/11, tại Quốc hội, lời phát biểu của ông Trần Ngọc Vinh đã làm xôn xao nghị trường:
"Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế".
Những chất tăng trọng, tạo nạc luôn được người chăn nuôi sử dụng trong trang trại của mình. Ảnh: VTC |
Nỗi lo lắng của ông Vinh cũng là của toàn thể người dân Việt Nam.
Người dân Việt đâu ai cũng có thể giàu có như nguyên Tổng Bí thư đảng
CSVN Lê Khả Phiêu để có thể tự tạo cho mình một vườn rau sạch trên sân
thượng. Họ chỉ có thể ra ngoài chợ mua từng bó rau, miếng thịt về nấu ăn
cho gia đình. Dù biết trong thực phẩm mua hằng ngày chứa đầy những chất
độc hại có thể gây ra bệnh ung thư, nhưng người Việt không còn sự lựa
chọn nào khác.
Chính quyền được lập ra là để bảo vệ người dân. Vậy nhưng ở Việt
Nam thì không như vậy. Thay vì phải tìm mọi cách ngăn chặn tình trạng
phun chất độc hại vào trong rau quả, quản lý gắt gao không để thực phẩm
bẩn tuồn ra thị trường thì chính quyền CSVN lại khuyên người dân nên là
"người nội trợ thông minh". Nghĩa là phải biết cách phân biệt thực phẩm
nào được tẩm độc, thực phẩm nào không.
Làm sao có thể tin tưởng được rau quả trong siêu thị đã an toàn?. Ảnh: Dân Trí |
Bằng việc thường xuyên trên truyền hình có những chương trình hướng
dẫn cách phân biệt thực phẩm sạch, thực phẩm bẩn, chính quyền đã thừa
nhận sự bất lực của mình. Sự bất lực này đã có từ lâu nay khi họ không
thể ngăn chặn được hàng chục tấn thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tuồn
sang Việt Nam mỗi ngày. Bằng cách đó, chính quyền đang để cho Trung Quốc
đầu độc người dân của họ.
Để bảo vệ mình, một số người giàu có bỏ tiền ra để xây dựng những
vườn rau tại nhà. Họ tự trồng cây, chăm sóc cho dù không phải là những
nông dân. Nhưng không còn cách nào khác. Song, đó cũng chỉ là về rau,
trong khi thịt cá vẫn phải mua ngoài thị trường.
Thật khó có thể quy hết trách nhiệm và buộc người bán phải có lương
tâm. Mấu chốt vấn đề vẫn phải thuộc về quản lý của chính quyền. Người
dân đi làm, đóng thuế để nuôi bộ máy chính quyền, thì những người nhận
tiền thuế của dân phải có trách nhiệm bảo vệ người dân. Tuy nhiên, đòi
hỏi ấy e là khó đối với chế độ mà những quan chức, cán bộ đã quen thói
"sống chết mặc bay".
Người Quan Sát
0 nhận xét:
Đăng nhận xét