Vợ chồng ông Vi Hải Đức, bà Lữ Thị Miền kể chuyện bị nhóm công an xã Châu Hoàn và huyện Quỳ Châu cướp tiền. (Hình: Dân Trí) |
Chận
bắt dân để kiểm tra, thấy người ta có nhiều tiền, năm ông công an đã
buộc bà này về trụ sở để đe dọa và lấy 93 triệu đồng trong tổng số tiền
bà mới đi vay.
Theo bản tin tường
thuật của tờ Dân Trí hôm Thứ Bảy, 26 Tháng Mười Hai, 2015, một người
phụ nữ tên Lữ Thị Miền, chạy xe gắn máy từ nhà người dì vào ngày 16
Tháng Mười Hai, 2015 sau khi vay được số tiền 493 triệu đồng để mua trâu
bò làm trang trại, mở rộng chuyện làm ăn.
Dọc đường, hôm đó, bà Miền bị một tổ tuần tra gồm bốn ông công an xã
Châu Hoàn và một công an huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An chận lại để khám
xét. Theo tờ Dân Trí, thấy bà này có số tiền lớn, dù bà đã giải thích về
lý do có nhiều tiền như vậy, và cũng không thấy bà Miền có dấu hiệu
buôn bán ma túy hay biểu hiện bất hợp pháp nào khác, bà vẫn bị bắt về
trụ sở công an xã để “làm việc.”
“Tổ công tác” bắt bà Lữ Thị Miền gồm các ông: Lữ Đức Năm - Trưởng
công an xã, Lô Văn Thanh - Phó công an xã, Hà Văn Tuyên - Phó công an
xã, Lữ Văn Dũng và Lữ Tự Nhiên, tất cả đều là công an viên xã Châu Hoàn.
Cũng trong tổ công tác này còn có một ông công an huyện Quỳ Châu tên là
Giáp (mà người dân địa phương cho biết, ông Giáp là công an nằm vùng).
Theo báo Dân Trí thuật lại, qua lời kể của vợ chồng bà Lữ Thị Miền
cũng như qua đơn tố cáo gửi chính quyền các cấp của họ, tổ công tác nói
trên “rà soát trên xe thấy một túi bóng đen chứa trong đó số tiền lớn,
tổ công tác đã “ép” chị Miền phải cởi bỏ áo, cởi quần ngay tại đường để
kiểm tra trên người chị. Mặc dù trước đó chị Miền đã cố giải thích lý do
mình có được số tiền trên là đi vay mượn về để lập trang trại phát
triển kinh tế.”
“Lúc đó họ bắt tôi cởi quần áo ngay ở đường để kiểm tra. Nhưng vì
lạnh quá nên tôi chỉ cởi áo thôi. Khám trên người không thấy gì nhưng họ
vẫn bắt tôi về trụ sở để làm việc vì nói là tiền nhiều quá,” bà Miền
bức xúc.
Sau khi kiểm tra, tờ Dân Trí kể, khám xét trên người bà Miền không có
gì đáng nghi, tuy nhiên tổ công tác này vẫn một mực bắt bà Miền phải về
trụ sở để giải quyết. Khi về đến trụ sở UBND xã, mặc dù bà Miền đã
nhiều lần thanh minh về nguồn gốc và mục đích sử dụng số tiền nhưng tổ
công tác này vẫn không chấp nhận.
“Tôi đi vay tiền về chứ có làm gì vi phạm pháp luật đâu mà họ lại bắt
tôi và còn dọa sẽ bỏ tù. Sau một hồi họ lại xin tôi cho năm triệu để
bồi dưỡng, rồi xin thêm 10 triệu để biếu sếp. Tiền đi vay về nên tôi
không cho. Rồi họ nói sẽ bắt tôi đưa ra huyện, rồi cho tôi vào tù, lúc
đó họ dọa vậy tôi sợ lắm,” bà Miền thuật lại cuộc “mặc cả” với tổ công
tác vào thời điểm trên.
Dù
mới hơn 9 giờ sáng ngày Thứ Hai, 21, Tháng Mười Hai, 2015, đang trong
giờ
hành chính nhưng cán bộ xã Châu Hoàn đã ngồi uống rượu, trong đó có
cả công an
và lãnh đạo xã này. (Hình: Dân Trí)
Theo nguồn tin
trên, “cuộc mặc cả không thành công, tổ công tác này tiếp tục vu khống
chị Miền và gia đình đã làm việc phi pháp để có được số tiền trên. Sau
đó, những vị cán bộ công an lại lập một biên bản trong đó nội dung ghi
rõ chị Miền đã nhận đủ số tiền trên rồi ép chị này ký vào biên bản. Mặc
dù trên thực tế, trong tổng số tiền đã bị ‘lấy bớt’ đi hai cọc tiền với
giá trị 90 triệu đồng.”
Theo lời ông Vi Hải Đức, chồng bà Miền nói với nhà báo thì “Khi đó
cục tiền nguyên vẹn của tôi là 493 triệu đồng, họ chỉ trả 400 triệu, còn
lại thiếu của gia đình tôi hơn 90 triệu đồng nhưng họ vẫn ép vợ tôi ký
vào biên bản đã nhận đủ số tiền trên. Người cán bộ công an huyện tên
Giáp còn dặn là không được nói chuyện này với ai, nếu không sẽ bắt lên
công an huyện bỏ tù. Khi đó sợ quá nên vợ tôi đã ký vào biên bản,” anh
Vi Hải Đức - chồng chị Miền cho biết thêm.
Không những vậy, sau đó ít ngày, tờ Dân Trí kể tiếp, “Đêm ngày 18 Tháng Mười Hai, 2015, một số cán bộ công an xã và huyện tiếp tục điện thoại yêu cầu chị Miền lên trụ sở UBND xã Châu Hoàn để làm việc. Tại đây, chị Miền tiếp tục bị ‘ép’ viết một bản tường trình và một bản cam kết không được kiện cáo vụ việc. Đồng thời số tiền hơn 90 triệu đồng của gia đình chị Miền vẫn bị giữ lại với lý do bồi dưỡng cho tổ công tác và biếu sếp trên?”
Tờ Dân Trí đã cho phóng viên địa phương của mình tới xã Châu Hoàn, gặp ông chủ tịch xã cùng các thuộc cấp và công an xã ngồi nhậu trong giơ hành chính sáng ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai, 2015 để hỏi về vụ việc nêu trên, nhưng các ông này đều không xác nhận mình là ai và tránh né tiếp xúc với nhà báo.
Chiều 26 Tháng Mười Hai, phóng viên của báo Dân Trí đem sự việc trên trao đổi với một cán bộ xã Châu Hoàn, thì được ông này cho biết: “Sự việc vừa qua tôi cũng có biết. Hiện số tiền trên đã được phía công an xã, huyện (1 cán bộ công an huyện) đã trả lại cho gia đình anh anh Vi Hải Đức rồi. Tuy nhiên, việc làm nói trên của cán bộ công an xã và huyện là sai với quy định của pháp luật.” (TN)
Không những vậy, sau đó ít ngày, tờ Dân Trí kể tiếp, “Đêm ngày 18 Tháng Mười Hai, 2015, một số cán bộ công an xã và huyện tiếp tục điện thoại yêu cầu chị Miền lên trụ sở UBND xã Châu Hoàn để làm việc. Tại đây, chị Miền tiếp tục bị ‘ép’ viết một bản tường trình và một bản cam kết không được kiện cáo vụ việc. Đồng thời số tiền hơn 90 triệu đồng của gia đình chị Miền vẫn bị giữ lại với lý do bồi dưỡng cho tổ công tác và biếu sếp trên?”
Tờ Dân Trí đã cho phóng viên địa phương của mình tới xã Châu Hoàn, gặp ông chủ tịch xã cùng các thuộc cấp và công an xã ngồi nhậu trong giơ hành chính sáng ngày Thứ Hai, 21 Tháng Mười Hai, 2015 để hỏi về vụ việc nêu trên, nhưng các ông này đều không xác nhận mình là ai và tránh né tiếp xúc với nhà báo.
Chiều 26 Tháng Mười Hai, phóng viên của báo Dân Trí đem sự việc trên trao đổi với một cán bộ xã Châu Hoàn, thì được ông này cho biết: “Sự việc vừa qua tôi cũng có biết. Hiện số tiền trên đã được phía công an xã, huyện (1 cán bộ công an huyện) đã trả lại cho gia đình anh anh Vi Hải Đức rồi. Tuy nhiên, việc làm nói trên của cán bộ công an xã và huyện là sai với quy định của pháp luật.” (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét