Ông Nguyễn Phú Trọng làm việc với Bộ tư lệnh lực lượng Cảnh sát cơ động ngày 2 tháng 01- 2016.(Ảnh: Trí Dũng) |
Lý Thái Hùng
Sau gần 3 năm chuẩn bị với những Hội nghị Trung ương đầy căng thẳng
do sự khuynh loát của hai phe: phe đảng đứng đầu là ông Nguyễn Phú
Trọng, và phe chính phủ đứng đầu là ông Nguyễn Tấn Dũng, Đại hội lần thứ
12 của đảng CSVN đã kết thúc sau 8 ngày nhóm họp từ ngày 20 đến 28
tháng 1 năm 2016 vừa qua.
Dấu ấn rõ nhất của Đại hội 12 này có mấy điểm đáng chú ý.
Thứ nhất là một tháng trước ngày đại hội khai mạc, ông Nguyễn
Phú Trọng đã đến thăm và chỉ thị cho Bộ tư lệnh lực lượng Cảnh sát cơ
động phải huy động hơn 5 ngàn cảnh sát bảo vệ an ninh cho Đại hội. Thành
phố Hà Nội cũng đã ra thông cáo giới hạn sự di chuyển trên 33 tuyến
đường phố trong 8 ngày. Cục an toàn thực phẩm phải cắt cử cán bộ đến túc
trực 24/24 tại các nhà hàng, nhà bếp phục vụ Đại hội để ngăn ngừa những
vụ ngộ độc có thể xảy ra. Những điều này cho thấy là Đại hội 12 đã diễn
ra trong một tình trạng bất ổn, lo âu về một cuộc đột biến chính trị
nào đó có thể xảy ra.
Thứ hai là tin tức về những thảo luận và sắp xếp nhân sự
thượng tầng đã được hai phe tung ra bên ngoài với nhiều dữ kiện thật giả
lẫn lộn, để tấn công nhau gay gắt ngay trước và trong Đại hội. Điều này
cho thấy là sự chia rẽ trên thượng tầng đã trở nên vô cùng nghiêm
trọng, đấu đá nhau không chút khoan nhượng. Chưa bao giờ mà vấn đề nhân
sự lại tạo chia rẽ, tranh giành “ghế” căng thẳng như vậy trong Đại hội
12, nhất là ghế Tổng Bí thư giữa đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
và Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng.
Thứ ba là một đại biểu, ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, đọc bài tham luận trong Đại hội, phê phán công khai
rằng: “Hệ thống chính trị hiện nay là rào cản, trở ngại cho sự phát
triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới chính trị phải đồng bộ
với đổi mới kinh tế, và là yêu cầu hết sức cấp bách... mà đảng cần chủ
động nghiêm khắc đánh giá lại chính mình.” Đây là một biệt lệ chưa từng
có, nói lên nguy cơ tụt hậu và phá sản của đất nước, đồng thời phản ảnh
khuynh hướng “không còn sợ hãi” khi nói ra sự thật của những đảng viên
còn lương tâm và ý thức.
Thứ tư là tin Cụ Rùa Hồ Gươm có trên 100 tuổi đã từ trần vào
chiều tối ngày 19 Tháng Giêng, một ngày trước khi diễn ra phiên trù bị
của Đại hội 12, dấy lên một làn sóng bàn tán về hiện tượng linh thiêng
này ứng với tương lai đen tối của đảng CSVN. Nhưng điểm đáng nói là qua
truyền thông mạng, những bàn tán nói trên cùng với các tin tức đấu đá
nội bộ được chuyển tải rộng rãi, không chỉ phá vỡ bưng bít thông tin mà
còn khiến cho lãnh đạo CSVN bối rối trước các tin đồn, buộc họ phải lên
tiếng hầu trấn an sự lùng bùng trong nội bộ đảng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị, một trong hai ủy viên trẻ nhất của Ban chấp hành Trung ương Khóa 12. |
Với sự rút lui của ông Nguyễn Tấn Dũng khỏi cuộc đua ghế Tổng Bí thư
vào phút chót, tuy có làm giảm bớt không khí căng thẳng của Đại hội,
nhưng lại báo hiệu một đợt sóng ngầm khác có thể xảy ra trong thời gian
tới.
Đó là khi ông Dũng rời ghế Thủ tướng quay về lại Kiên Giang, nơi mà
ông Dũng đã cho xúc tiến xây dựng đảo Phú Quốc thành một cơ đồ riêng
trong nhiều năm qua, với người con trai cả Nguyễn Thanh Nghị đang là Bí
thư Kiên Giang, và vừa được vào Trung ương đảng, chắc chắn sẽ tạo thành
thế đối đầu mới với phe nhóm ông Trọng.
Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng tuy có giữ được ghế Tổng Bí thư
thêm vài năm trước mặt, nhưng sẽ không còn có thể giữ đảng CSVN thành
một khối thống nhất như trước Đại hội 12. Vì thế, với những đấu đá gay
gắt hiện nay, cho thấy là lãnh đạo CSVN khó có thể thỏa hiệp như trong
quá khứ, đặc biệt trước một con đại bàng Trung Quốc đang chực chờ phân
thây đất nước Việt Nam để dễ dàng thực hiện tham vọng khống chế Biển
Đông.
Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 năm 2015. |
Trước những tình huống nói trên, hơn lúc nào hết chúng ta cần phải quan tâm một số điều:
Một, cần cảnh giác trước các loại thông tin được tung lên các
diễn đàn, để không bị rơi vào sự khuynh loát của các phe nhóm, cũng như
tránh rơi vào những đòn kích động giả của chính dư luận viên CSVN hầu
làm cho hàng ngũ đấu tranh rơi vào thế bị động.
Hai, cần nắm vững là không hề có khuynh hướng “bảo thủ, giáo
điều” hay “cởi mở, dân chủ” cũng như bám Trung hay thoát Trung thật sự
nào trong thượng tầng lãnh đạo CSVN, mà chỉ là thủ đoạn của các phe tung
ra, nhằm tạo hỏa mù trong dư luận để vừa gây áp lực đối phương, vừa tạo
ra những tranh luận giả tạo trên các diễn đàn, làm tản sức đấu tranh
chung.
Ba, cần hỗ trợ và giúp đỡ những đảng viên đảng CSVN đã can đảm
vượt qua sự sợ hãi dám đứng lên chỉ trích, phê phán những sai lầm của
lãnh đạo đảng. Khi có nhiều người đảng viên lên tiếng chống đảng sẽ giúp
cho hàng ngũ của lực lượng dân tộc lan tỏa, tạo thành những sức ép đáng
kể lên chế độ CSVN.
Bốn, góp phần đẩy mạnh thế liên kết giữa các lực lượng dân chủ
để sớm hình thành một lực đầu tàu hầu có thể điều hướng các nỗ lực đấu
tranh của bà con dân oan, công nhân, thanh niên sinh viên, trí thức và
các tổ chức đảng phái, xã hội dân sự đối đầu lại với đảng CSVN, hầu vận
động số đông vùng lên dứt điểm chế độ.
Sau cùng, sự kiện Cụ Rùa Hồ Gươm từ trần đúng vào dịp khai mạc đại
Đội 12 đã linh thiêng ứng nghiệm vào lúc chưa bao giờ có một đại hội rối
beng, đầy nghi kỵ và mâu thuẫn như lần này, cho chúng ta thêm một xác
tín là tương lai của đảng CSVN không còn bao lâu nữa trước sự dấn thân
và quyết tâm của toàn dân.
Lý Thái Hùng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét