Vũ Minh Ngọc
Bộ Chính trị (BCT) Khoá XII có 19 người, tăng 3 người so với BCT Khoá XI. Đặc biệt có đến 6 tân ủy viên BCH TW khóa XII xuất thân từ ngành công an.
Cụ thể: 1. Trương Hòa Bình. Cục phó Cục An ninh văn hóa A25 năm 1991.
Tháng 6 năm 1997, ông Bình là phó giám đốc Công an Sài Gòn kiêm thủ
trưởng Cơ quan An ninh điều tra với quân hàm Thượng tá.
Năm
2000, ông được thăng quân hàm Đại tá. Năm 2005 ông giữ chức Phó Tổng cục
trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng, hàm Đại tá. Năm 2006, ông được
thăng hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an.
Chỉ một năm sau, năm 2007, ông được thăng quân hàm Trung tướng.
2. Phạm Minh Chính. Ông có hàm Trung tướng; nguyên Thứ trưởng kiêm Tổng
cục trưởng Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Công an. Phó trưởng Ban Tổ
chức Trung ương.
3. Tô Lâm. Thượng tướng. Thứ trưởng Bộ Công an.
4. Trần Đại Quang. Đại tướng. Bộ trưởng Bộ Công an.
5. Nguyễn Văn Nên. Trưởng Công an huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.
6. Nguyễn Hòa Bình. Thiếu tướng. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát,
kiêm nhiệm chức Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm tham nhũng.
Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao.
Đáng chú ý là BCT XII
có đến 10 người (tức hơn phân nửa) có bằng tiến sĩ (TS). Cụ thể: 1.
Nguyễn Phú Trọng, TS chuyên ngành Xây dựng Đảng. 2. Trần Đại Quang, TS
Luật. 3. Tô Lâm, TS chuyên ngành Khoa học An ninh. 4. Nguyễn Thiện Nhân,
TS ngành Điều khiển học. 5. Đinh Thế Huynh, TS Báo chí. 6. Phạm Minh
Chính, TS Luật. 7. Vương Đình Huệ, TS Kinh tế. 8. Nguyễn Văn Bình, TS
Khoa học Kinh tế. 9. Đinh La Thăng, TS Kinh tế. 10. Nguyễn Hòa Bình, TS
Luật.
Chẳng những số TS áp đảo, mà con số giáo sư (GS) và phó
giáo sư (PGS) trong BCT XII cũng rất “đáng nể”. Có đến 6 người mang hàm
GS/PGS: Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Minh
Chính, Vương Đình Huệ, và Tô Lâm.
BCT XII có đến 3/4 là người
miền Bắc. Khuynh hướng "công an trị" sẽ tiếp tục đối với người dân. Hơn
phân nửa có bằng TS, và trong số đó có 6 người mang hàm GS. Lãnh đạo
CSVN vốn xính bằng cấp.
Nói thêm ở đây, “bằng cấp” của đảng viên
không đồng nghĩa với trình độ học vấn. Chuyện mua bán bằng cấp đã quá
bình thường trong giới lãnh đạo CSVN. Nếu nghĩ rằng trình độ học vấn có
tương quan với phát triển kinh tế, thì có thể suy luận rằng Việt Nam là
nước rất phát triển.
Thực tế thì lâu nay Việt Nam là một nước
nghèo, vẫn “ăn xin” đồng vốn vay ODA của nước ngoài cho giấc mơ thiên
đường xã hội chủ nghĩa.
Vũ Minh Ngọc
0 nhận xét:
Đăng nhận xét