NGUYỄN HƯNG QUỐC |
NGUYỄN HƯNG QUỐC
Kỳ đại hội đảng lần này chứa đựng khá nhiều bất ngờ, nhất là trong
việc bầu bán chiếc ghế tổng bí thư. Thoạt đầu Bộ Chính trị đề nghị một
mình Nguyễn Phú Trọng ở lại, tiếp tục
lãnh đạo đảng. Sau, đại hội đề cử Nguyễn Tấn Dũng và một số người khác
cùng ở lại. Theo quy định, mọi người đều tự xin rút.
Đại hội sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay phản đối lời đề nghị xin rút ấy. Giới quan sát Việt Nam và quốc tế hy vọng đa số đại biểu sẽ bác bỏ lời xin rút của Nguyễn Tấn Dũng để ông có thể tranh giành chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cuối cùng, đại hội lại đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút.
Con đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng, như thế, hoàn toàn chấm dứt.
Đại hội sẽ bỏ phiếu chấp nhận hay phản đối lời đề nghị xin rút ấy. Giới quan sát Việt Nam và quốc tế hy vọng đa số đại biểu sẽ bác bỏ lời xin rút của Nguyễn Tấn Dũng để ông có thể tranh giành chức tổng bí thư với Nguyễn Phú Trọng. Nhưng cuối cùng, đại hội lại đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút.
Con đường hoạn lộ của Nguyễn Tấn Dũng, như thế, hoàn toàn chấm dứt.
Qua việc bỏ phiếu đồng ý cho Nguyễn Tấn Dũng rút, chúng ta thấy ngay có
sự khác biệt sâu sắc giữa Ban Chấp hành Trung ương và dân chúng.
Theo cuộc thăm dò ý kiến của dân chúng trên trang web cũng như mạng xã
hội của Ban Việt ngữ đài VOA, 65% trong tổng số 2500 người trả lời cho
biết họ hy vọng chức tổng bí thư sẽ lọt vào tay Nguyễn Tấn Dũng trong
khi đó chỉ có 25% chọn Nguyễn Phú Trọng. Trong một cuộc thăm dò khác
trên facebook của đài VOA, số người ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng lên đến 74%.
Mức độ ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng cũng có thể được thấy ở một khía cạnh
khác: Theo sự xếp hạng của Alexa, trang website Nguyễn Tấn Dũng hiện
đứng hàng thứ 19 với hàng ngàn lượt người truy cập cùng lúc, trong khi
trang website Nguyễn Phú Trọng chỉ đứng hàng 8.538 chỉ với hàng chục
người truy cập trong cùng một thời điểm. Nói cách khác, số người quan
tâm đến Nguyễn Tấn Dũng nhiều hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng.
Điều đó
cũng có thể thấy rõ trên facebook: hầu hết những người quan tâm đến
chính trị Việt Nam đều mong ước Nguyễn Tấn Dũng sẽ được đề cử và giành
chức tổng bí thư. Tại sao? Người ta thường khen Nguyễn Tấn Dũng ở bốn
điểm chính:
Thứ nhất, khác với Nguyễn Phú Trọng vốn bị xem là bảo
thủ và giáo điều, Nguyễn Tấn Dũng được cho là thực tế, thực dụng và cấp
tiến, do đó, hứa hẹn là sẽ đi xa hơn trên con đường đổi mới không những
trong lãnh vực kinh tế mà còn cả trong lãnh vực văn hoá, xã hội và
chính trị.
Thứ hai, khác với Nguyễn Phú Trọng vốn bị xem là mềm
yếu trước những hành động xâm lấn và gây hấn ngang ngược của Trung Quốc,
Nguyễn Tấn Dũng được cho là có tinh thần dân tộc cao hơn và có thái độ
chống đối Trung Quốc quyết liệt hơn.
Thứ ba, khác với Nguyễn Phú
Trọng vốn bị xem là thân Trung Quốc, Nguyễn Tấn Dũng được xem là thân Mỹ
hơn, do đó, có hy vọng, một lúc nào đó, thay đổi một số chính sách để
dân chủ hoá đất nước.
Thứ tư, như là hệ luận của những điểm vừa
nêu, người ta xem Nguyễn Phú Trọng thuộc về quá khứ trong khi Nguyễn Tấn
Dũng thuộc về tương lai. Nguyễn Phú Trọng đã làm tổng bí thư năm năm;
trong năm năm ấy, ông hoàn toàn không có chính sách nào mới mẻ. Nguyễn
Tấn Dũng, với kinh nghiệm quản trị đất nước trong vai trò thủ tướng,
mang lại nhiều hy vọng thay đổi hơn.
Ở đây, có hai điều cần nói ngay:
Thứ nhất, những sự phân tích ở trên không có gì bảo đảm chính xác cả.
Những lời chê bai Nguyễn Phú Trọng thì đúng vì người ta có bằng chứng rõ
ràng qua năm năm làm tổng bí thư của ông. Nhưng với Nguyễn Tấn Dũng,
những lời khen ngợi chưa được thực tế chứng minh. Không có gì chắc ông
cởi mở hơn, cấp tiến hơn và dân chủ hơn. Hơn nữa, ngay cả khi ông có ít
nhiều những đặc điểm ấy, trong hệ thống cấu trúc quyền lực dựa trên tập
thể như ở Việt Nam, chưa chắc ông đã làm được những gì ông muốn.
Thứ hai, xin lưu ý là những lời khen ngợi Nguyễn Tấn Dũng hiện nay hoàn
toàn ngược lại với những lời chê trách ông cách đây hơn một năm. Nhớ,
khi Nguyễn Phú Trọng liên kết với Trương Tấn Sang đề nghị Ban Chấp hành
Trung ương đảng kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những sai phạm trong việc
quản lý kinh tế, đặc biệt với các tập đoàn quốc doanh như Vinashin và
Vinelines, mọi người đổ xô vào tấn công Nguyễn Tấn Dũng tơi tả. Chữ
“đồng chí X” với hàm ý miệt thị xuất hiện ê hề trên các trang mạng xã
hội. Lúc ấy người ta xem Nguyễn Tấn Dũng còn tệ hại hơn cả Nguyễn Phú
Trọng và Trương Tấn Sang.
Thật ra, trước đó nữa, Nguyễn Tấn Dũng
đã từng bị rất nhiều người tố cáo ít nhất là ba chuyện: Một là tham
nhũng hoặc bao che cho con cái, anh chị em bên mình cũng như vợ mình
tham nhũng để họ giàu có nhanh chóng một cách bất thường. Hai là ông sử
dụng quyền lực và quan hệ của mình dàn xếp cho con trai Nguyễn Thanh
Nghị (sinh năm 1976) vào Trung ương đảng (dự khuyết), sau đó lên làm Thứ
trưởng Bộ Xây dựng và mới đây, bí thư tỉnh uỷ Kiên Giang; sau đó, ông
còn đưa con trai út Nguyễn Minh Triết (sinh năm 1988) vào Tỉnh uỷ tỉnh
Bình Định. Ba là ông gắn liền với nhiều nhóm lợi ích để khuynh loát nền
kinh tế quốc gia khiến nợ công càng ngày càng chồng chất.
Một câu
hỏi không thể không đặt ra: Tại sao thái độ của dân chúng lại thay đổi
nhanh đến như vậy? Tại sao, trước, họ lên án gay gắt Nguyễn Tấn Dũng,
bây giờ, họ lại mong Nguyễn Tấn Dũng lên làm tổng bí thư?
Theo tôi, có ba lý do:
Thứ nhất, đó là tâm lý bó đũa chọn cột cờ. Người ta có thể không ngưỡng
mộ Nguyễn Tấn Dũng, có thể biết Nguyễn Tấn Dũng có nhiều khuyết điểm,
nhưng so với toàn bộ những người trong Bộ Chính trị hiện nay, nhất là so
với đương kim Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dù sao thì Nguyễn Tấn Dũng
cũng thuộc loại khá nhất, hoặc có khi chính xác hơn, đỡ tệ hại nhất.
Thứ hai, người ta bị mê hoặc vì một số lời tuyên bố chống Trung Quốc
của Nguyễn Tấn Dũng, nhất là lời phát biểu tại Philippines vào giữa năm
2014, khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào thềm lục địa Việt Nam:
"Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi
vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam
luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc
lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không
chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình,
hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó". Xin lưu ý là suốt thời gian ấy,
Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn im lặng. Ông không hề có một lời phản đối
Trung Quốc.
Thứ ba, qua việc ủng hộ Nguyễn Tấn Dũng dù dân chúng
thừa biết ông tham nhũng và có tham vọng cá nhân, chúng ta thấy rõ một
điều: Với dân chúng Việt Nam hiện nay, yếu tố quan trọng nhất ở một
người lãnh đạo là quyết tâm chống lại Trung Quốc. Người ta coi đó là ưu
tiên số một. Tham nhũng: người ta tạm chấp nhận được. Lợi dụng quyền
bính để mang lợi lộc lại cho gia đình: người ta tạm chấp nhận được. Chỉ
có một điều duy nhất người ta không thể chấp nhận: đó là thái độ quỵ luỵ
hèn yếu trước Trung Quốc.
Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận tâm lý và cách nhìn của quần chúng. Điều đó đúng hay không lại là một chuyện khác.
Ở đây, chúng ta chỉ ghi nhận tâm lý và cách nhìn của quần chúng. Điều đó đúng hay không lại là một chuyện khác.
NGUYỄN HƯNG QUỐC
0 nhận xét:
Đăng nhận xét