Bốn hộ tống hạm của Hải Quân Trung Quốc đi kèm hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong chuyến hải hành đầu tiên của hàng không mẫu hạm này. (Hình: Tân Hoa Xã) |
Biển Ðông sẽ trở thành “ao nhà” của Trung Quốc vào năm 2030 nếu Hoa Kỳ thiếu các nỗ lực cần thiết để ngăn chặn điều này.
Ðó là cảnh báo của Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế (CSIS).
Cảnh báo vừa kể được CSIS nêu trong một báo cáo về “Chiến lược Châu
Á-Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ. Quốc Hội Hoa Kỳ từng yêu cầu Bộ Quốc
Phòng Hoa Kỳ phải có một nghiên cứu độc lập về chiến lược của Hoa Kỳ ở
khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và CSIS được chọn để thực hiện yêu cầu
đó.
Trong báo cáo,
CSIS nhận định, tương quan về lực lượng quân sự tại Châu Á đang nghiêng
về phía Trung Quốc. Việc Trung Quốc cưỡng chiếm nhiều thực thể tại biển
Ðông, bồi đắp nhiều bãi đá thành đảo nhân tạo và xây dựng để biến chuỗi
đảo nhân tạo đó thành chuỗi căn cứ quân sự đang giúp Trung Quốc tiến dần
đến mục tiêu độc chiếm biển Ðông, thậm chí là Trung Quốc có thể khống
chế cả biển Hoa Ðông.
Theo CSIS, khi Trung Quốc hoàn tất việc phát triển hàng không mẫu hạm
(hiện đã có một, năm ngoái bắt đầu đóng chiếc đầu tiên và có thể sẽ
đóng thêm nhiều chiếc khác), Trung Quốc có thể tung hoành trong khu vực.
Những hàng không mẫu hạm sẽ là phương tiện giúp Trung Quốc uy hiếp các
quốc gia trong khu vực, kể cả những quốc gia đang có tranh chấp chủ
quyền với Trung Quốc trên biển.
Lúc đó, Trung Quốc có thể dễ dàng thay đổi luật chơi mà không cần
phải thực hiện những hành vi đe dọa trực tiếp bởi với sự hỗ trợ của
Trung Quốc, lực lượng quân sự của Trung Quốc có thể hiện diện tại bất kỳ
nơi nào.
CSIS dẫn Bạch Thư Quốc Phòng của Trung Quốc để lưu ý, ngoài việc phát triển hàng không mẫu hạm, Trung Quốc còn dốc sức để mở rộng khả năng hoạt động của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sắp tới khả năng hoạt động của quân đội Trung Quốc có thể vươn dài từ Nhật đến Philippines ở Thái Bình Dương và vói đến cả Ấn Ðộ Dương.
CSIS cho rằng, tuy đã quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á-Thái Binh Dương nhưng kế hoạch này chưa rõ rang và có thể vì thế mà Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện đủ các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu.
CSIS khuyến cáo, ngoài việc phải quan tâm nhiều hơn đến kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á-Thái Binh Dương, Hoa Kỳ phải sớm thực hiện việc phân bổ lực lượng tại Châu Á, và gia tăng các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch này. Hoa Kỳ cần phải củng cố, mở rộng sự hiện diện quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương. Ðồng thời phải giúp đỡ các đồng minh và đối tác trong khu vực nâng cao năng lực quốc phòng của họ.
Giống như CSIS, nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng làm việc cho nhiều cơ quan nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã từng liên tục cảnh báo, các đề nghị, khuyến cáo, phản đối chung chung của cộng đồng quốc tế về những hành động của Trung Quốc tại biển Ðông sẽ không thể ngăn Trung Quốc tuần tự tiến hành kế hoạch độc chiếm toàn bộ biển Ðông.
Chuỗi căn cứ quân sự với đầy đủ quân cảng, phi trường, kho tiếp liệu, công sự trú phòng mà trung Quốc đang hối hả xây dựng trên chuỗi đảo nhân tạo sẽ hậu thuẫn cho tham vọng thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Ðông của Trung Quốc, kế đó sẽ giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền tại biển Ðông. (G.Ð)
Theo Người Việt
CSIS dẫn Bạch Thư Quốc Phòng của Trung Quốc để lưu ý, ngoài việc phát triển hàng không mẫu hạm, Trung Quốc còn dốc sức để mở rộng khả năng hoạt động của quân đội Trung Quốc bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Sắp tới khả năng hoạt động của quân đội Trung Quốc có thể vươn dài từ Nhật đến Philippines ở Thái Bình Dương và vói đến cả Ấn Ðộ Dương.
CSIS cho rằng, tuy đã quyết định chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á-Thái Binh Dương nhưng kế hoạch này chưa rõ rang và có thể vì thế mà Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện đủ các biện pháp cần thiết để đạt mục tiêu.
CSIS khuyến cáo, ngoài việc phải quan tâm nhiều hơn đến kế hoạch chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực Châu Á-Thái Binh Dương, Hoa Kỳ phải sớm thực hiện việc phân bổ lực lượng tại Châu Á, và gia tăng các nguồn lực cho việc thực hiện kế hoạch này. Hoa Kỳ cần phải củng cố, mở rộng sự hiện diện quân sự tại Châu Á-Thái Bình Dương. Ðồng thời phải giúp đỡ các đồng minh và đối tác trong khu vực nâng cao năng lực quốc phòng của họ.
Giống như CSIS, nhiều chuyên gia an ninh-quốc phòng làm việc cho nhiều cơ quan nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã từng liên tục cảnh báo, các đề nghị, khuyến cáo, phản đối chung chung của cộng đồng quốc tế về những hành động của Trung Quốc tại biển Ðông sẽ không thể ngăn Trung Quốc tuần tự tiến hành kế hoạch độc chiếm toàn bộ biển Ðông.
Chuỗi căn cứ quân sự với đầy đủ quân cảng, phi trường, kho tiếp liệu, công sự trú phòng mà trung Quốc đang hối hả xây dựng trên chuỗi đảo nhân tạo sẽ hậu thuẫn cho tham vọng thiết lập vùng nhận dạng phòng không tại biển Ðông của Trung Quốc, kế đó sẽ giúp Trung Quốc xác lập chủ quyền tại biển Ðông. (G.Ð)
Theo Người Việt
0 nhận xét:
Đăng nhận xét