Xe máy Honda được lắp ráp tại Việt Nam chuẩn bị giao cho khách hàng. (Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images) |
Giới
đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam kêu rằng môi trường đầu tư sản xuất tại
Việt Nam đang xấu đi do tăng tính rủi ro, theo báo cáo của tổ chức xúc
tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).
Bản báo cáo công
bố sáng 23 tháng 2, 2016 của JETRO về cuộc khảo sát hồi cuối năm 2015
đưa đến kết luận có thể làm nản lòng giới tư bản Nhật Bản muốn đầu tư
sản xuất tại Việt Nam vào thời điểm nhiều doanh nghiệp Nhật muốn bỏ
Trung Quốc chạy sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo tường thuật của tờ Người Lao Động, trong 5 hạng mục hàng đầu
chung của toàn khu vực về “rủi ro trong môi trường đầu tư” của toàn khu
vực thì Việt Nam đã tăng 4 điểm ở hạng mục so với năm 2014, cho thấy môi
trường đầu tư đang xấu đi.
Bản khảo sát cho hay, hơn 60% các doanh nghiệp Nhật chỉ ra vấn đề
“rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch”
khiến Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 về độ rủi ro trong 15 quốc gia được
tiến hành khảo sát tại Châu Á và Châu Đại Dương. Bên cạnh đó, hơn một
nửa số doanh nghiệp nhận định vấn đề rủi ro là “chi phí nhân công tăng
cao,” “thủ tục hành chính phức tạp,” “chính sách, thủ tục thuế phức
tạp,” chính quyền địa phương vận dụng chính sách không rõ ràng, tờ Người
Lao Động tường thuật.
“Như vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi, hầu như chưa có cải thiện nào cả. Dù chúng tôi biết chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư song trên thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản chưa cảm nhận được điều này,” ông Atsusuke Kawada, trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, phát biểu tại buổi họp báo được tờ Người Lao Động thuật lời.
Theo nguồn tin trên, liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỉ lệ cao khi có gần 80% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về “lương cho nhân viên sở tại tăng,” và 65% doanh nghiệp trả lời “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại.” Vấn đề nội địa hóa của Việt Nam (chỉ đạt khoảng 32.1%, giảm 1.1% điểm so với năm trước) cũng thấp nhất so với Trung Quốc (65%), Thái Lan (56%), Indonesia (41%), Malaysia (36%).
Trong một bản tin khác của tờ Dân Trí hôm Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN Nguyễn Văn Giàu cho biết, ông đọc trên báo thấy người Nhật sang Việt Nam đầu tư “bức xúc” và sợ nhất là “chi phí gầm bàn.” Ông này được thuật lời: “Chúng ta đang phấn đấu ‘Asean 4,’ luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn.”
Trong một bản tin khác cùng ngày 24 tháng 2, 2016 , Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN Nguyễn Văn Hiện kêu rằng: “Các nước phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm toán, còn ở Việt Nam ngược lại.”
Cuối tháng trước, tổ chức minh bạch Quốc Tế đưa ra bảng xếp hạng cho thấy điểm số của Việt Nam tiếp tục là 31/100 điểm, đứng thứ 112/168 trên bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu, tức vẫn tồi tệ như bao năm qua.
TN-Người Việt
“Như vậy, các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi, hầu như chưa có cải thiện nào cả. Dù chúng tôi biết chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư song trên thực tế, các doanh nghiệp Nhật Bản chưa cảm nhận được điều này,” ông Atsusuke Kawada, trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, phát biểu tại buổi họp báo được tờ Người Lao Động thuật lời.
Theo nguồn tin trên, liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỉ lệ cao khi có gần 80% doanh nghiệp đưa ra vấn đề về “lương cho nhân viên sở tại tăng,” và 65% doanh nghiệp trả lời “khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại.” Vấn đề nội địa hóa của Việt Nam (chỉ đạt khoảng 32.1%, giảm 1.1% điểm so với năm trước) cũng thấp nhất so với Trung Quốc (65%), Thái Lan (56%), Indonesia (41%), Malaysia (36%).
Trong một bản tin khác của tờ Dân Trí hôm Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016, Chủ Nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN Nguyễn Văn Giàu cho biết, ông đọc trên báo thấy người Nhật sang Việt Nam đầu tư “bức xúc” và sợ nhất là “chi phí gầm bàn.” Ông này được thuật lời: “Chúng ta đang phấn đấu ‘Asean 4,’ luật pháp minh bạch nhưng vẫn mất đầu tư không chính thức như vậy làm mất hình ảnh rất lớn.”
Trong một bản tin khác cùng ngày 24 tháng 2, 2016 , Chủ Nhiệm Ủy Ban Tư Pháp của Quốc Hội CSVN Nguyễn Văn Hiện kêu rằng: “Các nước phát hiện tham nhũng qua thanh tra, kiểm toán, còn ở Việt Nam ngược lại.”
Cuối tháng trước, tổ chức minh bạch Quốc Tế đưa ra bảng xếp hạng cho thấy điểm số của Việt Nam tiếp tục là 31/100 điểm, đứng thứ 112/168 trên bảng xếp hạng tham nhũng toàn cầu, tức vẫn tồi tệ như bao năm qua.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét