Nữ nghệ sĩ Mỹ Châu, cô đào đã ca nhiều bài tân cổ giao duyên của Viễn Châu. (Hình: Ngành Mai sưu tập) |
Ngành Mai
Từ
mấy thập niên nay soạn giả Viễn Châu được mệnh danh “ông vua bài ca tân
cổ giao duyên” và hầu như ai cũng nhìn nhận như vậy, do bởi ông là
người đã cho ra đời hằng trăm bài ca tân cổ giao duyên được vô dĩa hát
phổ biến cùng khắp.
Bài ca tân cổ giao
duyên nguyên thủy của nó là một bản nhạc nổi tiếng, được soạn giả viết
thêm lời ca vọng cổ vào. Cũng có nghĩa là cốt truyện nằm trong bản tân
nhạc, và phần vọng cổ thì dựa theo tình tiết câu chuyện của bản tân nhạc
để viết thêm vô, và theo một quy luật nhứt định, vì đó là yêu cầu của
hãng dĩa cho đi đúng với dĩa 45 tua của một mặt dĩa, tức một dĩa hát thu
được 2 bài.
Bài ca tân cổ giao duyên được rất nhiều người ưa chuộng, dù một phần
lớn người thưởng thức là giới yêu thích cổ nhạc. Khi xưa mỗi khi có một
bản tân nhạc nào đó ra đời, được nhiều thính giả đài phát thanh yêu cầu
là yếu tố chính để bản nhạc trở thành bài ca tân cổ giao duyên.
Thời hậu bán thập niên 1960, tức từ 1965 trở về sau, là thời kỳ mà các hãng dĩa hát lưu ý đến các bản nhạc hay, đồng thời liên hệ với tác giả thương lượng mua bản quyền để khai thác. Trong trường hợp này thì người nhạc sĩ sáng tác bản nhạc tự nhiên có tiền “từ trên trời rơi xuống”, kể như là trúng số nho nhỏ vậy.
Tiếp đến là soạn giả cải lương (thường là soạn giả Viễn Châu) được hãng dĩa “đặt hàng” để viết lời ca vọng cổ dựa theo tình tiết của bản nhạc. Qua các giai đoạn trên thì dĩa tân cổ giao duyên được phát hành phổ biến rộng rãi. Thời này đa số bản tân nhạc được thiên hạ ưa thích đã trở thành bài ca tân cổ giao duyên với người hát là ca sĩ đương thời đang nổi tiếng. Chẳng hạn như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Nga, Út Bạch Lan, Tấn Tài, Thành Ðược...
Bài tân cổ giao duyên ra đời đã làm phong phú thêm cho kho tàng âm nhạc. Ðối với nghệ sĩ sau thời gian ca hát, có những người mà làn hơi ca bị sa sút kém đi, ca không nổi 6 câu vọng cổ, hoặc có những nghệ sĩ không có được làn hơi phong phú thì bài tân cổ đã giúp họ cân bằng được những khiếm khuyết đó, và lấy lại được tình cảm của khán giả. Còn đối với những người sáng tác, bài tân cổ là một sự phá vỡ bế tắc khi họ cạn đề tài. Thậm chí còn giúp họ nổi tiếng nếu may mắn chọn được một bản nhạc hay, nổi tiếng đang được nhiều người mến chuộng.
Người ta cho rằng viết một bài tân cổ giao duyên dễ hơn nhiều so với viết một bài vọng cổ 6 câu, vì đề tài có sẵn trong bài tân nhạc, thậm chí có soạn giả còn đem hẳn lời nhạc lồng vào mấy câu vọng cổ.
Từ lâu nay trong làng cổ nhạc đã nghe nói nhiều về bài ca tân cổ giao duyên, nhưng lại rất hiếm người rõ biết từ ngữ trên xuất phát từ đâu và ai là người đầu tiên gọi bài vọng cổ pha tân nhạc là bài tân cổ giao duyên? Ðây là vấn đề mà rất nhiều người muốn biết, và có lẽ rất hiếm có được câu trả lời xác đáng.
Thật ra thì chữ “giao duyên” ở đây nghe cũng rất hay, trải qua thời gian khá dài gần nửa thế kỷ, mấy thế hệ rồi vẫn không có từ ngữ nào khác thay thế mà hay hơn, cho nên tới bây giờ người ta vẫn gọi là tân cổ giao duyên vậy.
Thời gian nhiều năm thỉnh thoảng vẫn có người hỏi tôi rằng cái từ ngữ “tân cổ giao duyên” do ai đặt ra mà nghe rất hay? Nhờ theo dõi hoạt động cổ nhạc nên tôi biết rõ từ ngữ “giao duyên” xuất hiện từ năm 1965, chứ 1964 trở về trước thì không có cái từ ngữ khá đẹp này.
Số là vào năm 1965 thời kỳ mà đài phát thanh quân đội, mỗi sáng từ 7 giờ có chương trình Gia Binh, dành cho gia đình binh sĩ. Xướng ngôn viên Ngọc Dung phụ trách chương trình, mỗi ngày đều cho phát thanh một bài vọng cổ có pha tân nhạc, và cô gọi là bài tân cổ giao duyên. Và cũng kể từ đó thì cái chữ “giao duyên” đi sau chữ tân cổ lan tràn sang các đài Ba Xuyên, đài Ban Mê Thuột và luôn cả đài phát thanh Sài Gòn và trở thành thông dụng luôn cho đến bây giờ.
Tóm lại xướng ngôn viên Ngọc Dung là người đầu tiên đã gọi tân cổ giao duyên, nhưng không biết có phải cô là người đã “phát minh” ra cái từ ngữ “giao duyên” cho đứng đàng sau chữ tân cổ, hay là ai đó mà cô không có nói.
Thời hậu bán thập niên 1960, tức từ 1965 trở về sau, là thời kỳ mà các hãng dĩa hát lưu ý đến các bản nhạc hay, đồng thời liên hệ với tác giả thương lượng mua bản quyền để khai thác. Trong trường hợp này thì người nhạc sĩ sáng tác bản nhạc tự nhiên có tiền “từ trên trời rơi xuống”, kể như là trúng số nho nhỏ vậy.
Tiếp đến là soạn giả cải lương (thường là soạn giả Viễn Châu) được hãng dĩa “đặt hàng” để viết lời ca vọng cổ dựa theo tình tiết của bản nhạc. Qua các giai đoạn trên thì dĩa tân cổ giao duyên được phát hành phổ biến rộng rãi. Thời này đa số bản tân nhạc được thiên hạ ưa thích đã trở thành bài ca tân cổ giao duyên với người hát là ca sĩ đương thời đang nổi tiếng. Chẳng hạn như Lệ Thủy, Mỹ Châu, Thanh Nga, Út Bạch Lan, Tấn Tài, Thành Ðược...
Bài tân cổ giao duyên ra đời đã làm phong phú thêm cho kho tàng âm nhạc. Ðối với nghệ sĩ sau thời gian ca hát, có những người mà làn hơi ca bị sa sút kém đi, ca không nổi 6 câu vọng cổ, hoặc có những nghệ sĩ không có được làn hơi phong phú thì bài tân cổ đã giúp họ cân bằng được những khiếm khuyết đó, và lấy lại được tình cảm của khán giả. Còn đối với những người sáng tác, bài tân cổ là một sự phá vỡ bế tắc khi họ cạn đề tài. Thậm chí còn giúp họ nổi tiếng nếu may mắn chọn được một bản nhạc hay, nổi tiếng đang được nhiều người mến chuộng.
Người ta cho rằng viết một bài tân cổ giao duyên dễ hơn nhiều so với viết một bài vọng cổ 6 câu, vì đề tài có sẵn trong bài tân nhạc, thậm chí có soạn giả còn đem hẳn lời nhạc lồng vào mấy câu vọng cổ.
Từ lâu nay trong làng cổ nhạc đã nghe nói nhiều về bài ca tân cổ giao duyên, nhưng lại rất hiếm người rõ biết từ ngữ trên xuất phát từ đâu và ai là người đầu tiên gọi bài vọng cổ pha tân nhạc là bài tân cổ giao duyên? Ðây là vấn đề mà rất nhiều người muốn biết, và có lẽ rất hiếm có được câu trả lời xác đáng.
Thật ra thì chữ “giao duyên” ở đây nghe cũng rất hay, trải qua thời gian khá dài gần nửa thế kỷ, mấy thế hệ rồi vẫn không có từ ngữ nào khác thay thế mà hay hơn, cho nên tới bây giờ người ta vẫn gọi là tân cổ giao duyên vậy.
Thời gian nhiều năm thỉnh thoảng vẫn có người hỏi tôi rằng cái từ ngữ “tân cổ giao duyên” do ai đặt ra mà nghe rất hay? Nhờ theo dõi hoạt động cổ nhạc nên tôi biết rõ từ ngữ “giao duyên” xuất hiện từ năm 1965, chứ 1964 trở về trước thì không có cái từ ngữ khá đẹp này.
Số là vào năm 1965 thời kỳ mà đài phát thanh quân đội, mỗi sáng từ 7 giờ có chương trình Gia Binh, dành cho gia đình binh sĩ. Xướng ngôn viên Ngọc Dung phụ trách chương trình, mỗi ngày đều cho phát thanh một bài vọng cổ có pha tân nhạc, và cô gọi là bài tân cổ giao duyên. Và cũng kể từ đó thì cái chữ “giao duyên” đi sau chữ tân cổ lan tràn sang các đài Ba Xuyên, đài Ban Mê Thuột và luôn cả đài phát thanh Sài Gòn và trở thành thông dụng luôn cho đến bây giờ.
Tóm lại xướng ngôn viên Ngọc Dung là người đầu tiên đã gọi tân cổ giao duyên, nhưng không biết có phải cô là người đã “phát minh” ra cái từ ngữ “giao duyên” cho đứng đàng sau chữ tân cổ, hay là ai đó mà cô không có nói.
Ngành Mai
0 nhận xét:
Đăng nhận xét