Hoàng Trung Hải |
Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải phát biểu tại buổi làm việc với huyện Ba Vì sáng 23/2/2016: “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà bon chen, không an toàn”. Thiệt tình!
Nếu không có nguồn từ VNExpress với bài tường thuật kèm theo, thật khó
tin lời phát biểu trên đây là của một trong những lãnh đạo cao cấp của
đảng CSVN.
Phát biểu ngu ngơ, nói năng bừa bãi vốn là đặc điểm của các lãnh đạo
CSVN nhưng khi đóng vai trò mặt nổi phải biết tập uốn lưỡi bảy lần. Nếu
không tập được thì nên im lặng. Càng nói càng chứng tỏ lãnh đạo CS không
hề đọc sách, chưa hề đi xa, chỉ biết thừa hưởng gia tài cai trị theo
kiểu cha truyền con nối thời phong kiến.
Vì bản tin cho biết ông Hoàng Trung Hải “nhấn mạnh đến việc đảm bảo an ninh quốc phòng” chứ không chỉ nói về trộm cắp, rác rưới thôi nên tôi cũng nêu lên vài điểm về "an ninh quốc phòng".
Vậy theo ông Hoàng Trung Hải, Việt Nam cần làm gì để bảo vệ Hà Nội trước
xâm lăng quân sự của Trung Quốc, ngoài việc "thà sống nghèo"?
Ông hãy kể giùm một nước, đâu cũng được, nước nào cũng được, nằm giữa
hai thế lực thù địch mạnh nhất nhì thế giới mà lại nghèo khó nhưng vẫn
được sống trong “công bằng, yên bình”?
Nếu muốn “trừng phạt Việt Nam” hôm nay, Trung Quốc không cần phải xua
vài trăm ngàn quân đi bằng ngựa, lừa như thời 1979 mà chỉ đặt vài giàn
hỏa tiển từ bên kia biên giới bắn sang hay ngoài hạm đội bắn vô. Dĩ
nhiên để trấn an dư luận thế giới chúng cũng sẽ tuyên bố “trừng phạt có
giới hạn”. Đừng quên, Hà Nội chỉ cách biên giới Trung Việt phía Bắc 106
dặm hay 171 km. Một vài giờ thôi, Hà Nội đã tan nát rồi.
Hoàng Trung Hải nghĩ rằng khi đó Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nhật sẽ đến cứu
Việt Nam hay những củ khoai lang, nồi cơm trắng của Việt Nam nghèo nàn
như Hoàng Trung Hải khuyến khích đồng bào nên sống sẽ làm Tập Cận Bình
chột dạ xót thương?
Không ai xót thương hay cứu giúp Việt Nam nếu Việt Nam không biết tự xót
thương và cứu lấy chính mình. Mà muốn cứu mình trước hết phải có tự do,
dân chủ và giàu mạnh.
Không chỉ ông bà Việt Nam mà hầu hết các nhà nghiên cứu quân sự thế giới
cũng đều đồng ý “mạnh dùng sức yếu dùng chước”. Nhiều quốc gia nhỏ giữ
được nền độc lập vì họ biết dùng chước, dùng thế, dùng vị trí chiến lược
của quốc gia mình để mặc cả với các nước lớn như trường hợp Thụy Sĩ
trong Thế chiến Thứ hai hay Ai Cập trong xung đột Trung Đông. Một khi vị
trí chiến lược mất đi, quốc gia đó không còn giá trị đổi chác và trở
thành mồi tự do cho cả hai bên.
Một ví dụ khác. Trước Thế chiến Thứ nhất Áo là một quốc gia chiến lược
trong đế quốc Áo Hung nhưng trước Thế chiến Thứ hai vị trí đó của Áo
không còn nữa. Hitler chiếm Áo không tốn một viên đạn vì cả Anh, Pháp
đều xem đó là phần thực tế của trật tự mới tại Âu Châu. Anh và Pháp cố
gắng giữ Tiệp Khắc nhưng khi Hitler tiếp tục vẽ lại bản đồ Châu Âu, TT
Anh Neville Chamberlain và TT Pháp Édouard Daladier đành nhịn nhục cho
đến khi Hitler tấn công Ba Lan mở đầu thế chiến thứ hai.
Tập Cận Bình đang vẽ lại bản đồ Châu Á và Việt Nam đang nằm trên mũi bút chì của họ Tập.
Việt Nam từng là một quốc gia có vị trí chiến lược nhưng vị trí đó đang mất dần như David Brown viết trên báo Asia Sentinel “Mỹ dường như đang vẽ lại vòng an ninh chung quanh Nhật Bản, Hàn Quốc và có thể Singapore và Eo biển Malacca …”. Bên trong vòng đai an ninh đó không có Việt Nam.
Sau Thế chiến Thứ hai, Mỹ gần như chiếm độc quyền trên vùng Nam Thái
Bình Dương. Vị trí đó không còn nữa. Việc TT Barack Obama yêu cầu Tập
Cận Bình ngưng bành trướng Biển Đông chẳng khác gì TT Neville
Chamberlain yêu cầu Hitler lấy vùng Sudetenland đủ rồi đừng thôn tính
hết Tiệp Khắc. Tuy nhiên kế hoạch Châu Âu của Hitler không dừng lại ở
vùng Sudetenland và tương tự kế hoạch Á Châu của Tập Cận Bình không dừng
lại ở Hoàng Sa, Trường Sa.
Nếu Việt Nam tiếp tục bị cai trị bằng những người có cái đầu như Hoàng
Trung Hải và nếu các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, tiếp tục bị
tiêm thuốc mê “Thà sống nghèo nhưng công bằng, yên bình còn hơn giàu mà
bon chen, không an toàn”, rồi đất nước sẽ tan hoang và một ngôi sao nữa
gắn trên cờ Trung Quốc cũng không phải là điều ngoài tưởng tượng.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét