Hai nhịp cầu Ghềnh, thành phố Biên Hòa, sập xuống sông Đồng Nai, sau khi bị sà lan đâm, kéo theo nhiều người đi xe máy xuống mé nước. (Hình: Báo Đồng Nai) |
Cầu
Gềnh tại thành phố Biên Hòa bị một chiếc sà lan tông sập hai nhịp xuống
sông, làm giao thông đường xe lửa và đường bộ Bắc Nam qua đây bị gián
đoạn sáng Chủ Nhật 20 Tháng Ba.
Chưa thấy có tin
tức nào nói có ai bị thiệt mạng nhưng ít nhất có một số người đã bị rớt
xuống sông khi chạy xe máy qua đây vào lúc xảy ra tai nạn. Một số thợ
lặn đã được điều động tới nơi để lặn tìm.
Truyền thông tại Việt Nam cho hay hàng trăm hành khách đi xe lửa Bắc
Nam đã phải xuống tại ga Biên Hòa, cách cầu Ghềnh khoảng 1.5 km để lên
các xe khách tới Sài Gòn. Đồng thời, hành khách từ Sài Gòn đi Hà Nội
cũng phải đi xe khách lên Biên Hòa mới có thể tiếp tục cuộc hành trình.
Tai nạn xảy ra khoảng 11 giờ 30 sáng Chủ Nhật khi chiếc tàu kéo sà
lan chở đầy cát từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đâm gãy một
móng cầu làm hai nhịp sập xuống nước. Tin tức sơ khởi nói rằng có bốn
chiếc xe máy chạy ngang khi cầu sập bị tuột xuống nước. Nhân chứng nói
có người tự bám vào thanh sắt leo lên. Hiện chưa xác định được các người
được cứu là người của sà lan hay nạn nhân chạy xe máy. Và cũng không
biết có ai bị mất tích dưới sông.
Hai tài công của chiếc sà lan đang bỏ trốn và “cơ quan chức năng” đã “khởi tố vụ án để điều tra.” Theo VnExpress, “nguyên nhân được xác định do người lái sà lan là tài công Nguyễn Văn Thưởng đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua cầu Ghềnh.”
Được khánh thành năm 1904 dưới thời Pháp thuộc, cầu Ghềnh dài hơn 223 m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Từ khi cầu Ghềnh được sử dụng, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).
Cây cầu hơn trăm tuổi này là một trong những di tích quan trọng gắn liền với di tích Cù Lao Phố, thuộc xã Hiệp Hòa, Biên Hòa.
Năm 2011, tại cầu Ghềnh xảy ra một tai nạn giao thông thảm khốc giữa xe lửa và nhiều xe hơi, làm chết hai người và 22 người bị thương. Sau đó, cây cầu này đã đóng không cho xe hơi chạy qua, chỉ còn là đường xe lửa và một phần cho xe hai bánh. Một cây cầu kiên cố đã được xây để thay thế. (TN)
Hai tài công của chiếc sà lan đang bỏ trốn và “cơ quan chức năng” đã “khởi tố vụ án để điều tra.” Theo VnExpress, “nguyên nhân được xác định do người lái sà lan là tài công Nguyễn Văn Thưởng đã vi phạm quy tắc giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông qua cầu Ghềnh.”
Được khánh thành năm 1904 dưới thời Pháp thuộc, cầu Ghềnh dài hơn 223 m, có kiểu kiến trúc Gothic trang nhã bằng thép rất kiên cố. Trên cây cầu, ngoài tuyến đường bộ, đường dành cho xe cơ giới còn có tuyến đường sắt Bắc-Nam.
Từ khi cầu Ghềnh được sử dụng, tuyến đường sắt đã được thông tuyến với các tuyến Sài Gòn - Biên Hòa (1904, dài 71 km), Sài Gòn - Xuân Lộc (1904, dài 81 km), Xuân Lộc - Gia Ray (1905, dài 18 km), Gia Ray - Mường Mán (1910, dài 77 km) và Sài Gòn - Nha Trang (1913, dài 408 km).
Cây cầu hơn trăm tuổi này là một trong những di tích quan trọng gắn liền với di tích Cù Lao Phố, thuộc xã Hiệp Hòa, Biên Hòa.
Năm 2011, tại cầu Ghềnh xảy ra một tai nạn giao thông thảm khốc giữa xe lửa và nhiều xe hơi, làm chết hai người và 22 người bị thương. Sau đó, cây cầu này đã đóng không cho xe hơi chạy qua, chỉ còn là đường xe lửa và một phần cho xe hai bánh. Một cây cầu kiên cố đã được xây để thay thế. (TN)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét